Định hƣớng phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Thành Đô

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên Trường Đại học Thành Đô (Trang 84)

10. Cấu trúc của luận văn

3.1. Định hƣớng phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Thành Đô

Để thực hiện mục tiêu phấn đấu đƣa trƣờng Đại học Thành Đô trong thời gian ngắn nhất đạt trình độ tiên tiến trong nƣớc và khu vực, Nhà trƣờng cần có kế hoạch tổng thể phát triển ĐNGV nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo của xã hội. Điều này đƣợc thể hiện qua các quan điểm chỉ đạo sau đây:

Lực lƣợng giảng viên hiện tại của Nhà trƣờng đang đáp ứng tƣơng đối đầy đủ chất lƣợng và quy mô đào tạo sẽ trở thành thiếu hụt trong thời gian từ 5 đến 10 năm tới do nhiều giảng viên sẽ đến tuổi nghỉ chế độ. Kế hoạch bổ sung lực lƣợng cần có sớm để đảm bảo tính kế thừa và phát triển vì thực tế cho thấy một sinh viên mới tốt nghiệp muốn trở thành giảng viên đại học chuẩn cần có thời gian từ 3 đến 5 năm đƣợc liên tục bồi dƣỡng.

Quy mô đào tạo là căn cứ cơ bản để xác định yêu cầu về ĐNGV của trƣờng, Theo đề án thành lập Trƣờng, quy mô đào tạo ổn định của Nhà trƣờng là 14.000 sinh viên vào năm 2015.

Từ dự báo về quy mô sinh viên; theo Công văn số 1325/BGDĐT- KHTC; theo Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010 đã nêu yêu cầu về ĐNGV các cơ sở GDĐH; Trƣờng đã dự báo về ĐNGV đến năm 2015 phải đạt đƣợc một số tiêu chí cơ bản nhƣ sau:

Số lƣợng GV theo quy đổi: 700 GV. Trong đó: - Tiến sỹ: 45 ngƣời;

- Thạc sỹ: 470 ngƣời.

Tổng số GV thực tế mà Nhà trƣờng cần có là: 515 ngƣời.

Căn cứ vào bảng 2.1 có thể thấy rằng Nhà trƣờng cần có lộ trình thích hợp để có thể đảm bảo đủ số lƣợng GV theo yêu cầu.

Để thực hiện đƣợc các quan điểm chỉ đạo trên Nhà trƣờng cần xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển ĐNGV bao gồm:

- Đảm bảo chất lƣợng tuyển chọn theo các tiêu chí: Có học vị thạc sĩ hoặc các cử nhân thủ khoa xuất sắc của các ngành có nhu cầu. Đối với các ngành mới thành lập hoặc có khó khăn về nguồn tuyển dụng, Hiệu trƣởng có thể sẽ xem xét và quyết định việc tuyển các đối tƣợng có yêu cầu thấp hơn.

- Phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo và thực trạng ĐNGV để xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể, quy hoạch tạo nguồn

- Quy hoạch phát triển ĐNGV có sự kế tiếp hợp lý, đáp ứng đƣợc cả nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài.

- Xác định tiêu chí đồng bộ và cơ cấu hợp lý cho các loại GV ở từng Khoa và trong toàn Trƣờng nhằm đảm bảo tỷ lệ giữa tuyển vào, số nghỉ hƣu và số đƣợc cử đi đào tạo, chuyển công tác, thôi việc…

- Quy trình tuyển, đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng GV đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất và đạt hiệu quả.

Trình độ chuyên môn

Khi thực hiện đề án “Đổi mới toàn diện hệ thống GD - ĐT” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu Nhà trƣờng cần có kế hoạch tuyển dụng, bồi dƣỡng kịp thời đội ngũ giảng viên từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu mới ngay từ thời điểm này.

Cơ cấu đội ngũ giảng viên

Với một số môn đặc biệt ở một số chuyên ngành có ít GV đảm nhiệm sẽ trở nên nổi cộm nếu Nhà trƣờng không có phƣơng án tuyển dụng bổ sung hợp lý ngay từ bây giờ. Đây thực sự là bài toán khó giải khi nguồn GV tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại đang gặp khó khăn.

Cơ chế chính sách

Với cơ chế chính sách hiện tại đối với ĐNGV, Nhà trƣờng không dễ tuyển đƣợc những GV giỏi, GV trẻ, thậm chí có những GV đƣợc cử đi đào tạo, cũng sẽ không về Trƣờng sau khi tốt nghiệp. Hơn nữa, chất lƣợng chung của ĐNGV Nhà trƣờng sẽ bị ảnh hƣởng bởi những GV lâu năm tuy có kinh

nghiệm giảng dạy nhƣng không đƣợc cập nhật về trình độ, ngại học, ngại đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, và dần trở lên kém năng động trƣớc sinh viên.

Chế độ chính sách và thù lao xứng đáng đang là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy ĐNGV tích cực, sáng tạo nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Hiện tại, thu nhập của GV còn chƣa cao. Điều này làm cho việc một số GV giỏi, có trình độ cao chuyển công tác đến những nơi có chế độ đãi ngộ cao hơn.

Trình độ đào tạo

Để đảm bảo tính liên thông trong đào tạo, đáp ứng yêu cầu đa dạng của một xã hội học tập, khai thác tối đa điều kiện cơ sở vật chất và ĐNGV, Nhà trƣờng áp dụng mô hình đào tạo đa cấp, bao gồm: Cao đẳng nghề, Cao đẳng chính quy và Đại học chính quy, tiến tới sẽ đào tạo Đại học nghề. Ƣu tiên đào tạo ở trình độ đại học và chuẩn bị các điều kiện vật chất để đến sau năm 2013 có thể tuyển sinh đào tạo sau đại học.

Ngành nghề đào tạo

Để tăng quy mô đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, cùng với việc củng cố phát triển các ngành nghề hiện có, Nhà trƣờng tiếp tục mở thêm các ngành nghề đào tạo mới thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, nghiệp vụ.

Mục tiêu đào tạo

Ngƣời học đƣợc đào tạo theo hƣớng nghề nghiệp ứng dụng. Sau khi tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng, thái độ đáp ứng yêu cầu xã hội và thị trƣờng lao động trong từng giai đoạn.

Nội dung, chƣơng trình, giáo trình đào tạo

Nội dung, chƣơng trình, giáo trình đào tạo là nền tảng hết sức quan trọng để phát triển và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Trƣờng có chủ trƣơng bám sát chƣơng trình khung đã đƣợc Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành, đồng thời tham khảo các chƣơng trình đào tạo của các trƣờng thuộc khối công nghệ, các trƣờng đại học khác trong và ngoài nƣớc để bổ sung, cập nhật những kiến

thức mới, môn học mới nhằm hoàn thiện chƣơng trình đào tạo hiện có, cũng nhƣ xây dựng mới khi mở mã ngành.

Khảo thí và kiểm định chất lƣợng giáo dục

Nhiệm vụ khảo thí trong giáo dục, đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng. Thực hiện tốt nhiệm vụ khảo thí sẽ lành mạnh hoá môi trƣờng giáo dục đào tạo, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lƣợng trong đào tạo. Vì vậy, nhiệm vụ khảo thí phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, trên diện rộng, ở tất cả các khâu từ việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, tổ chức thi, chấm thi.

Hoạt động Nghiên cứu khoa học

Định hƣớng chính của hoạt động NCKH là phát huy, sử dụng hết hiệu quả tiềm lực khoa học và công nghệ của Nhà trƣờng. Kết quả đem lại là:

- Gắn nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng; NCKH với đào tạo - Đẩy mạnh hợp tác NCKH, triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ - Đẩy mạnh hội nhập, hợp tác trong và ngoài nƣớc để NCKH và chuyển giao công nghệ.

Khẳng định GV là vấn đề tiên quyết để tồn tại, phát triển và hoàn thành đƣợc mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trƣờng Thành Đô quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên đủ về số lƣợng, có chất lƣợng, tâm huyết, yêu nghề để tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng cho xã hội.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên Trường Đại học Thành Đô (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)