Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dứa Việt Nam sang Nga đến năm 2015 tại Vegetexco (Trang 62)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỨA CỦA VIỆT NAM SANG NGA

2.4.3 Nguyên nhân

2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan

Một là, kinh tế thế giới và khu vực có nhiều động thái tắch cực, tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình xuất khẩu dứa

Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế và sự hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa giao thương buôn bán của hầu hết các quốc gia trên thế giới đã đem lại nhiều cơ hội mới trong việc tìm kiếm, xâm nhập và mở rộng thị trường của họ. Sự kiện Việt Nam chắnh thức gia nhập WTO đã giúp Việt Nam dễ dàng nâng cao mối quan hệ thương mại với nhiều quốc gia từ đó thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh qua các năm. Liên bang Nga cũng đang nỗ lực để được kết nạp làm thành viên của tổ chức kinh tế lớn nhất này. Khi

hai quốc gia đã cùng trở thành thành viên chắnh thức của WTO sẽ giúp các doanh nghiệp của cả hai bên có được ưu đãi về thuế, phi thuế khi xuất khẩu sang thị trường lẫn nhau. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh khốc liệt hơn khi có nhiều nước cùng tranh giành thị trường đầy tiềm năng như Nga.

Khi nền kinh tế thế giới trở nên phẳng, những thay đổi dù là nhỏ nhất ở quốc gia này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới quốc gia kia. Cuộc khủng hoảng tài chắnh năm 2008 đã minh chứng điều này. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Hoa Kỳ, sau lan rộng, gây ảnh hưởng tới thị trường tài chắnh của Nhật Bản, EU và ảnh hưởng tới đời sống người dân toàn thế giới. Nền kinh tế của nhiều nước sụt giảm buộc chắnh phủ và người dân phải thắt chặt chi tiêu. Chắnh điều này gây ra những khó khăn trong xuất khẩu cho các nước. Sự biến động liên tục gây khó khăn cho các chuyên gia trong công tác dự đoán và phân tắch các xu hướng tiếp theo của nền kinh tế.

Hai là, do điều kiện trồng và khai thác dứa hàng năm

Hiện nay tại Việt Nam chỉ có hai giống dứa được trồng chủ yếu là dứa Cayen và dứa Queen trong đó giống dứa Cayen được trồng nhiều ở các vùng trung du miền Bắc còn giống dứa Queen dễ phát triển ở một số vùng núi phắa Bắc. Dứa Cayen thường được thu hoạch vào tháng 1, tháng 5, tháng 7 và tháng 12 trong khi dứa Queen được thu hoạch vào hai vụ là tháng 3 và tháng 12. Với dứa Queen tháng 3 là tháng thu hoạch chắnh, sản phẩm chắn đều, có độ ngọt vừa phải, thơm. Mặc dù chỉ thu hoạch hai vụ nhưng Queen có năng suất cao hơn so với Cayen. Thông thường, người dân trồng dứa không theo quy hoạch của nhà nước mà trồng tự phát. Các công ty chế biến rau quả thường thu mua với giá cao từ 5000 tới 7000VNĐ/ kg nhưng các công ty Trung Quốc đặt mua dứa trước hai tới ba tháng với mức giá thấp 4200/kg nên

vào mùa thu hoạch các công ty chế biến rau quả không thể tìm mua được nguyên liệu dẫn tới tình trạng đi thu gom dứa ở nhiều nơi cho đủ số lượng đầu vào. Trong thời gian sắp tới, Viện nghiên cứu giống cây trồng Việt Nam sẽ thắ nghiệm giống dứa MD2 cho thu hoạch sớm hơn so với giống Cayen từ 2 tới 3 tuần, ngọt hơn, thơm hơn so với giống Queen. Hy vọng trong tương lai, giống MD2 có thể bổ sung cho nguyên liệu cho các công ty chế biến rau quả.

Ba là, do các chắnh sách liên quan tới xuất khẩu của Việt Nam thiếu

nhất quán, thiếu đồng bộ, không có đầy đủ văn bản hướng dẫn cụ thể cho từng nhóm mặt hàng khác nhau. Hệ thống pháp luật quá cồng kềnh, rườm rà gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang các thị trường khác. Tình trạng vừa thiếu, vừa thừa văn bản thường xuyên xảy ra tại Việt Nam. Có những lĩnh vực các văn bản chắnh phủ ban hành quá nhiều, chồng chéo, có khi không thống nhất với nhau. Có trường hợp các văn bản mới ban hành đã không thể sử dụng vì có một điều trái với quy định đã được nêu trong văn bản ban hành trước đó. Nhưng trong một số lĩnh vực các văn bản không đầy đủ, gây ra sự hiểu lầm, hiểu sai, khó thực hiện theo đường lối đã đề ra. Một số văn bản quy phạm pháp luật và luật lại không phù hợp với thực tiễn trong nước, chưa phản ánh những nguyện vọng, yêu cầu của các doanh nghiệp. Các chắnh sách thuế, chắnh sách xúc tiến thương mại lại không được chắnh phủ ưu tiên phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu được biết. Thủ tục hành chắnh xin quota xuất khẩu, các thủ tục thanh toán, vay vốn sản xuất mất quá nhiều thời gian làm ảnh hưởng tới thời cơ xuất khẩu của các doanh nghiệp. Chiến lược xây dựng vùng trồng dứa cho năng suất cao, quy mô lớn vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa đi vào thực hiện.

Bốn là, các chắnh sách hỗ trợ, xúc tiến thương mại của Chắnh phủ chưa thực sự hiệu quả.

chất, nguyên vật liệu đầu vào, chi phắ đào tạo nhân công, Nhà nước còn phải cùng với các doanh nghiệp xuất khẩu tìm kiếm, mở rộng thị trường, nghiên cứu, phân tắch thị hiếu của khách hàng để từ đó tăng cường kim ngạch xuất khẩu cho các công ty đó. Nhưng cho tới nay, Nhà nước vẫn chưa thực hiện tốt tất cả các nhiệm vụ đã đề ra. Trong những năm qua, Nhà nước chú trọng phát triển ngành xuất khẩu thuỷ sản dệt mayẦ còn ngành xuất khẩu rau quả chưa được quan tâm đúng mức. Cơ chế hỗ trợ vốn chưa thông thoáng, các doanh nghiệp khi muốn vay vốn ưu đãi lãi suất thấp thường phải chứng minh khả năng hiệu quả sản xuất. Quá trình thẩm định đối với các doanh nghiệp ngành thuỷ sản thường nhanh chóng trong khi đối với các doanh nghiệp chế biến rau quả thường mất thời gian 3 tuần tới 1 tháng. Không có nhiều dự án đầu tư trực tiếp vào các ngành rau quả nên vốn để cải thiện cơ sở hạ tầng gần như phải tự do các doanh nghiệp bỏ ra. Những chiến lược phát triển vùng chuyên canh các loại trái cây chưa đem lại kết quả cao, các doanh nghiệp vẫn phải chịu chung cảnh khan hiếm nguyên liệu.

Về chắnh sách xúc tiến thương mại. Có nhiều hình thức xúc tiến nhà nước có thể thực hiện như thông qua đại sứ quán, tham tán của Việt Nam tại Nga hoặc dựa vào mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới để quảng bá hình ảnh Việt Nam. Nhưng các cơ quan đại diện cho Việt Nam ở nước ngoài với lực lượng mỏng, trình độ và khả năng đánh giá cơ hội kinh tế chưa cao. Chắnh phủ đã mở nhiều hội chợ, triển lãm, hội thảo mởi bạn hàng các nước tới cho các doanh nghiệp tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm cũng như tìm ra phương pháp tiếp cận thị trường quốc gia khác một cách tối ưu nhất. Nhưng do kinh phắ có hạn, những hội chợ, triển lãm này thường được tổ chức với quy mô nhỏ, khách mời không phải là bạn hàng lớn. Ngoài ra, Việt Nam và Nga có mối quan hệ lâu dài nhưng chưa từng ký kết Hiệp định thương mại tự do nên các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường

này vẫn gặp phải một số rào cản.

2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do thiếu thương hiệu

Theo đánh giá của Hiệp hội rau quả Việt Nam số doanh nghiệp chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế chiếm tới 93% - con số quá lớn đối với một nước xuất khẩu rau quả lớn như Việt Nam. Tổng công ty rau quả Việt Nam cũng là mộ trong những doanh nghiệp đó. Do không tham gia vào các hiệp hội kinh doanh, hiệp hội doanh nghiệp xuất khẩu và đặc biệt là không có kênh phân phối độc lập của công ty tại thị trường Nga nên phần lớn mặt hàng dứa xuất khẩu đều núp sau thương hiệu của nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan.

Thứ hai, do chưa xây dựng được vùng chuyên canh trồng dứa cung cấp

đủ cho qua trình sản xuất.

Với nguồn vốn có hạn trong khi chi phắ thuê đất, thuê nhân công, mua giống, phân bón, công chăm sóc lâu đã khiến dự định xây dựng vùng chuyên canh trồng dứa của riêng công ty khó thực hiện. Nhưng điều này lại tạo ra một vòng luẩn quẩn, không có vùng chuyên canh, không đủ dứa đưa vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu, không thu được nhiều lợi nhuận và như vậy không có vốn để xây dựng vùng chuyên canh. Nếu công ty có thể kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư thì có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn này.

Thứ ba, do cơ sở máy móc thiết bị lạc hậu.

Tổng công ty được thành lập lại vào năm 2003 trên cơ sở sáp nhập 2 tổng công ty lớn là Tổng công ty Rau quả Việt Nam (thành lập năm 1954) và Tổng công ty Xuất, nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến (thành lập năm 1954) do đó máy móc đã được sử dụng nhiều năm, khấu hao hết giá trị nhưng hiện nay do không thể thay thế đồng bộ tất cả máy móc trong công ty nên những máy móc này vẫn được sử dụng. Chắnh vì vậy sản phẩm sản xuất

ra chất lượng không cao, không thể chinh phục khách hàng khó tắnh. Các phương tiện bảo quản không được cải tiến thường xuyên. Vắ dụ đối với dứa đông lạnh, kho bảo quản lạnh cần cho xuống mức -5 độ C nhưng hiện nay, kho bảo quản lạnh của công ty chỉ cho phép nhiệt độ ở mức 0 độ C. Phương tiện vận tải chưa được trang bị kho bảo quản lạnh nên với dứa thu mua ở xa trong thời tiết mùa hè dễ bị hỏng.

Thứ tư, trình độ của đội ngũ cán bộ còn yếu kém

Có sự chênh lệch lớn về trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cũng như các kỹ năng làm việc khác giữa nhân viên trong công ty. Những cán bộ công tác lâu năm có kinh nghiệm về thị trường, về nghiệp vụ, nhưng lại không thể đáp ứng về trình độ ngoại ngữ. Lớp cán bộ trẻ tuy có trình độ ngoại ngữ, khả năng nắm bắt nhanh nhạy với thị trường nhưng lại chưa có kinh nghiệm, nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu kém, mắc nhiều thiếu sót. Những nhân viên marketing còn yếu trong khâu phân tắch, nắm bắt, tiếp thị hàng hoá cho khách hàng. Phòng quảng cáo thực hiện công tác thiết kế những mẫu mã mới nhất chưa thực sự hiệu quả. Cán bộ thị trường chưa tìm tòi, nghiên cứu để đa dạng hoá sản phẩm của công ty. Một bộ phận cán bộ tư duy kém trong công tác xuất khẩu, kém năng động trong tìm kiếm mở rộng thị trường ở nước ngoài.

Công ty chưa có những chương trình, khoá đào tạo, tư vấn nâng cao nghiệp vụ trong và ngoài công ty cho cán bộ công nhân viên cũng như chưa có chiến lược thu hút nhân tài và bồi dưỡng lớp cán bộ trẻ kế cận.

Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến cho kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam chưa tương xứng với quy mô của công ty. Trước mắt công ty cần phải phát triển một cách toàn diện, tìm ra những giải pháp phù hợp nhất với tình hình của công ty.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dứa Việt Nam sang Nga đến năm 2015 tại Vegetexco (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w