Về chủng loại xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dứa Việt Nam sang Nga đến năm 2015 tại Vegetexco (Trang 35 - 43)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỨA CỦA VIỆT NAM SANG NGA

2.2.2.Về chủng loại xuất khẩu

Để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước nói riêng và người tiêu dùng tại các nước khác trên thế giới nói riêng trong đó có Nga, trong những năm vừa qua Tổng công ty rau quả Việt Nam đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, đa dạng hoá các mặt hàng. Chỉ tắnh riêng với mặt hàng dứa xuất khẩu, hiện nay Tổng công ty đã có 4 loại mặt hàng chắnh là dứa cô đặc, dứa đóng hộp, dứa đông lạnh và nước dứa ép đóng lon. Trong tương lai, Tổng công ty kỳ vọng có thể xuất khẩu mặt hàng dứa tươi, dứa sấy khô để mở rộng thị trường và tăng giá trị xuất khẩu cho công ty.

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dứa của Vegetexco sang Nga giai đoạn 2006-2010 Mặt hàng 2006 2007 2008 2009 2010 Lượng (tấn) GT

(USD) Lượng GT Lượng GT Lượng GT Lượng GT

Dứa hộp 1,200 614,633 1,358.6 1,130,082 616.5 604,526.4 270.9 212,224.7 822.7 663,167.6 Dứa đông lạnh 96.8 90,858 296.2 276,181 252.5 348,025 95.85 107,915.7 77.2 82,544.8 Tổng 1296.8 705491 1654.8 1406263 869 952551.4 366.75 320140,4 899.9 745712.4

Theo số liệu thống kê, Tổng công ty rau quả Việt Nam trong giai đoạn 2006 Ờ 2010 chỉ xuất khẩu hai mặt hàng dứa chủ yếu là dứa hộp các loại và dứa đông lạnh. Công ty đã xuất khẩu hơn 2 tấn nước dứa đóng lon sang Nga vào năm 2000 có tổng giá trị đạt 856USD nhưng sau đó, mặt hàng này không được thị trường Nga ưa chuộng vì giá thành sản phẩm (428USD/tấn) quá cao so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan chỉ có 350USD/tấn. Hơn nữa thời gian này, Tổng công ty đang gặp khó khăn về tài chắnh, không thể đầu tư nhiều vốn vào cải tiến công nghệ, thay đổi mẫu mã hấp dẫn khách hàng. Điều này cũng xảy ra tương tự với dứa cô đặc chỉ xuất khẩu sang Nga năm 2002, 2003, những năm sau đó, công ty không xuất khẩu mặt hàng này nữa. Tuy nhiên khác với nước dứa tự nhiên, dứa cô đặc xuất khẩu được ắt là vì chủ yếu người tiêu dùng có nhu cầu cao với loại dứa có mức độ khô 40,50% trong khi sản phẩm của công ty mới chỉ có mức độ khô 30%. Điều này làm giảm thị phần xuất khẩu dứa cô đặc của công ty tại Nga.

Dứa hộp và dứa đông lạnh dao động qua các năm với biên độ lớn. Vắ dụ, mặt hàng dứa đông lạnh,nếu năm 2006, xuất khẩu được 96,8 tấn, tổng giá trị là 90,8 nghìn USD thì năm sau đã tăng lên 296,2 tấn tương đương 276,1 nghìn USD. Năm 2008 tuy có giảm đi 44 tấn nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng 71 nghìn USD. Vậy mà sang năm 2009, khối lượng xuất khẩu đã giảm từ 252,5 tấn xuống còn 95,85 tấn Ờ chỉ bằng 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Dứa hộp là mặt hàng đem lại cho Tổng công ty giá trị lớn nhất khi xuất khẩu sang Nga. 5 năm gần đây, chỉ có năm 2009, giá trị xuất khẩu dứa hộp thấp hơn mức 500 nghìn USD, 4 năm còn lại công ty đều đạt trên 600 nghìn USD trong đó cao nhất là năm 2007, 1,1 triệu USD.

Để làm rõ mức độ đóng góp của các mặt hàng trong cơ cấu xuất khẩu dứa của công ty, chúng ta có thể xem xét một số sản phẩm chắnh ngay sau đây.

2.2.2.2 Một số sản phẩm chắnh

Dứa cô đặc

Dứa cô đặc là một trong những sản phẩm chắnh của công nghệ đồ hộp rau quả, được coi là bán thành phẩm vì nó được dùng để chế biến các loại đồ hộp khác như đồ hộp xốt các loại, nước xốt của đồ thịt hộp hay làm nguyên liệu nấu nướng. Dứa cô đặc được chế biến bằng cách lấy dứa tươi, gọt vỏ, bỏ mắt, nghiền nhỏ và cô đặc theo những tỷ lệ khác nhau.

Có nhiều sản phẩm dứa cô đặc khác nhau nhưng các loại này được phân chia theo mức độ khô của sản phẩm như:

_ Pure dứa có độ khô 12, 15, 20% _ Dứa cô đặc loại độ khô 30, 35, 40% _ Dứa cô đặc loại có độ khô 50 Ờ 70%

Trong đó loại dứa cô đặc có độ khô 30% được Tổng công ty rau quả Việt Nam chế biến nhiều nhất và đây cũng là một trong những sản phẩm chủ lực của công ty khi xuất khẩu vào thị trường Nga.

Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty, dứa cô đặc đứng thứ hai sau dứa đóng hộp. Sản phẩm dứa cô đặc mới được đưa vào sản xuất trong công ty, giá thành khá cao, người tiêu dùng khá khó tắnh trong lựa chọn mặt hàng này nhưng có một thực tế tại Tổng công ty rau quả Việt Na, loại sản phẩm này có được khá nhiều đơn đặt hàng từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Biểu đồ 2.2: Sản lượng dứa cô đặc xuất khẩu của Vegetexco giai đoạn 2005-2010 (tấn)

Nguồn : Vegetexco Việt Nam

Sản lượng dứa cô đặc xuất khẩu lớn nhất của công ty năm 2005 lớn nhất trong tất cả các năm đạt 3545 tấn thu về 3727007,13 USD, chiếm 39,5% tổng sản lượng dứa và 51% tổng giá trị dứa xuất khẩu. Có sự chênh lệch lớn giữa sản lượng và giá trị trong cơ cấu xất khẩu của công ty là do dứa cô đặc được sản xuất phức tạp hơn so với những sản phẩm dứa khẩu khác nên giá thành cao, trung bình giá xuất khẩu trên 1000USD/tấn. Năm 2006, 2007 dứa cô đặc có kim ngạch 1,68 và 1,95 triệu USD. Năm 2009 mặc dù sản lượng xuất khẩu chỉ có 2217 tấn trong khi giá thành lên gần 1500USD/tấn nên giá trị xuất khẩu tương đương với năm 2005. Năm 2010 là năm dứa cô đặc xuất khẩu thấp nhất 1276 tấn nhưng đây cũng là năm giá thành cao nhất nên kim ngạch xuất khẩu cong cao hơn cả năm 2006,2007, 2008.

Thị trường chủ yếu của mặt hàng này là các nước Châu Âu và Hoa Kỳ trong đó lớn nhất là bạn hàng Thuỵ Sĩ, thứ hai là Hà Lan, thứ ba là Hoa Kỳ - đây đều là những quốc gia có thị hiếu tiêu dùng của người dân ưa thắch dùng các sản phẩm cô đặc và có đời sống khá cao nên nhu cầu mặt hàng này cũng rất cao.

Trong những năm qua Nga có nền kinh tế tương đối ổn định, đời sống người dân được nâng cao rõ rệt. Bữa ăn hàng ngày của người Nga rất thắch

dùng bánh mỳ cùng các loại nước sốt làm từ hoa quả như sốt cà chua, sốt dứa nhưng do kênh phân phối tại Nga chưa phát triển cũng như hoạt động quảng cáo cho sản phẩm này của công ty chưa được chú trọng nên trong những năm qua dứa cô đặc chưa thể xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường này. Với sản phẩm có giá trị cao như vậy, trong thời gian tới công ty cần tìm biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn nữa mặt hàng này.

Dứa đông lạnh

Tổng công ty rau quả Việt Nam sản xuất dứa đông lạnh bao gồm 4 loại chắnh là dứa cắt khúc, dứa rẻ quạt, dứa khoanh, dứa quân cờ trong đó dứa cắt khúc được tiêu thụ nhiều nhất tại các quốc gia nhập khẩu dứa và cũng chiếm 36% sản lượng dứa đông lạnh xuất khẩu của Tổng công ty.

Những thị trường chắnh nhập khẩu dứa đông lạnh của công ty có Ba Lan, Bỉ, Hà Lan, Nga, ĐứcẦ trong đó chiếm thị phần lớn nhất là Bỉ với 20% tổng giá trị xuất khẩu dứa đông lạnh của công ty giai đoạn 2006 Ờ 2009, Ba lan chiếm 17,3% đứng thứ hai và Nga chiếm 15,2% đứng thứ ba.

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu dứa đông lạnh giai đoạn 2006 - 2010

(Đơn vị: USD)

Nguồn : Vegetexco Việt Nam

Trong thời kỳ này, giá trị xuất khẩu dứa đông lạnh sang Nga không chỉ chiếm 15,2% tổng lượng dứa xuất khẩu của công ty mà còn bằng 2,7% tổng giá trị dứa xuất khẩu.

Chỉ tắnh riêng trong năm 2010, sản lượng dứa đông lạnh xuất khẩu sang Nga có giá trị 82544,81 USD tương đương với 77,21 tấn, chiếm 11,59% so với tổng 712031,44 USD dứa đông lạnh xuất khẩu. Mặc dù so với những năm trước số lượng xuất khẩu có giảm nhưng giá cả xuất khẩu tăng nên giá trị xuất khẩu giảm không đáng kể. Và điều quan trọng là với khối lượng xuất khẩu như vậy, chứng tỏ dứa Việt Nam đã dần khẳng định chỗ đứng của mình.

Dứa đóng hộp các loại

Dứa đóng hộp được chế biến từ quả ngâm trong nước đường, quy trình giống với quy trình sản xuất vải, nhãn, dừa hay chôm chôm đóng hộp bằng cách ép hay khuếch tán lấy dịch bào. Nguyên liệu chủ yếu sản xuất ra dứa đóng hộp các loại là loại dứa quả lớn, có độ chắn vừa phải, vì nếu có độ chắn thấp, sản phẩm làm ra có màu vàng nhạt, hương vị kém hấp dẫn và tốn nhiều đường bổ sung trong quá trình sản xuất. Hiện nay, tổng công ty rau quả Việt Nam đã cho ra đời các sản phẩm như dứa đóng hộp cắt khoanh, dứa đóng hộp thái miếng nhỏ và dứa rẻ quạt. Do các sản phẩm dứa đóng hộp có thể lưu giữ lại mùi thơm và hương vị của các loại quả một cách gần nhất cũng như bảo quản được lâu hơn bất cứ loại sản phẩm nào khác nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Sản xuất dứa đóng hộp xuất khẩu cũng rất phù hợp với điều kiện của công ty. Dứa đông lạnh không giữ được hương vị của nguyên liệu ban đầu, xuất khẩu dứa tươi thì công tác bảo quản, vận chuyển đều gặp khó khăn chắnh vì vậy, sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đóng hộp là hướng đi đúng đắn khi công ty muốn tiếp cận thị trường Nga.

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu dứa đóng hộp sang Nga giai đoạn 2005 - 2010

Năm Trị giá % tổng dứa hộp xuất khẩu % tổng sản phẩm dứa xuất khẩu 2005 1372273,89 50 18,7 2006 614632,94 30,5 12,4 2007 1130881,6 39,7 19,8 2008 604526,4 16,9 8,7 2009 212224,7 19,9 4,2 2010 633167,6 49 14,8

Nguồn : Vegetexco Việt Nam

Nhìn vào bảng trên, có thể rút ra kết luận, dứa đóng hộp của Tổng công ty rau quả Việt Nam chiếm một tỷ lệ khá cao trong cơ cấu xuất khẩu dứa của công ty thời gian qua. Khối lượng dứa hộp xuất khẩu sang Nga cũng cao hơn nhiều so với các thị trường khác. Năm 2005, công ty xuất khẩu 2346 tấn dứa đóng hộp sang Nga tương đương với 1,3 triệu USD. Đây cũng là năm dứa đóng hộp xuất khẩu sang Nga chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng khối lượng dứa hộp xuất khẩu. Nếu xét về tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu, Chiếm thấp nhất trong tổng xuất khẩu dứa hộp là năm 2008 chỉ có 16,9%, cũng trong năm này lần đầu tiên, dứa hộp xuất khẩu sang Nga trong tổng giá trị dứa xuất khẩu chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 10%. Nếu xét về trị giá xuất khẩu, năm 2009 là năm ngoại tệ thu được từ xuất khẩu dứa hộp sang Nga thấp nhất chỉ đạt 212 nghìn USD, chiếm 4,2% tổng dứa xuất khẩu của công ty. Bước sang năm 2010 đã có nhiều khởi sắc trong công tác thúc đẩy xuất khẩu khi mặt hàng này đạt 633 nghìn USD quy ra 822,7 tấn.

Tất cả những phân tắch trên đã cho thấy, Tổng công ty rau quả Việt Nam đã từng bước đa dạng hoá sản phẩm, khai thác những ưu thế, hạn chế nhược điểm của mình để không ngừng tìm tòi nghiên cứu những sản phẩm mới có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, thu về ngoại tệ lớn cho công ty

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dứa Việt Nam sang Nga đến năm 2015 tại Vegetexco (Trang 35 - 43)