Kim ngạch xuất khẩu dứa của công ty trong giai đoạn 2005-

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dứa Việt Nam sang Nga đến năm 2015 tại Vegetexco (Trang 30 - 35)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỨA CỦA VIỆT NAM SANG NGA

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu dứa của công ty trong giai đoạn 2005-

Trong những năm qua, công ty đã không ngừng phát triển, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu mặt hàng dứa, mở rộng thị trường, tìm kiếm nguồn cung dồi dào, thay đổi mẫu mã, chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy kim ngạch xuất khẩu dứa của tổng công ty rau quả Việt Nam tăng mạnh.

Đây là thời kỳ có khá nhiều biến động về kinh tế, chắnh trị của Nga cũng như của Việt Nam đã tác động mạnh mẽ lên kim ngạch xuất khẩu dứa của Tổng công ty.

Vào thời kỳ 1987 Ờ 1990 là thời kỳ kinh tế nông nghiệp nông thôn được chú trọng phát triển. Tuy nhiên hầu hết các cây nông nghiệp lâu năm đã đi vào giai đoạn cuối của chu kỳ sống cùng với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, mang nặng bệnh thành tắch, xem nhẹ tắnh hiệu quả khiến người nông dân không còn gắn bó với đồng ruộng, công nhân tại các đồn điền, trang trại cũng bỏ mặc cây cối. Đây là nguyên nhân khiến nguồn cung mặt hàng dứa cho công ty giảm xuống, xuất khẩu dứa khó khăn. Tới năm 1991, đánh dấu sự tan rã của Liên bang Xô viết cũ, thị trường Nga Ờ thị trường xuất khẩu dứa lớn nhất của công ty lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chắnh trị. Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình sản xuất của công ty. Nếu trong thời kỳ trước, dứa được trồng ở hầu hết các nông trường, trang trại thì năm dứa sản xuất ra không có khả năng tiêu thụ bị dư thưà, ứ đọng buộc các nông trường, trang trại phải giảm diện tắch trồng trọt và sản lượng. Những vùng cung cấp dứa cho công ty rơi vào hoàn cảnh lao đao. Trước tình hình đó, Chắnh phủ triển khai chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giao đất cho người dân. Người dân sau khi có đất đã bỏ cây dứa, chuyển sang trồng mắa, sắn khiến nguồn cung dứa đã thấp nay còn thấp hơn. Chắnh vì vậy, sản lượng xuất khẩu dứa của công ty ngày càng giảm. Hơn nữa giai đoạn này Việt Nam đang bị cấm vận, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá gần như bị hạn chế với các nước bên ngoài kể cả với Nga. Nguyên nhân thứ ba là Việt Nam đang phải giải quyết vấn đề an ninh lương thực của quốc gia và đẩy mạnh xuất khẩu gạo, chưa có điều kiện phát triển xuất khẩu rau quả.

Từ năm 1995 tới trước năm 2000, trên cả nước thắ điểm thêm nhiều loại dứa mới cho năng suất cao, có những cải tiến hơn trong công tác sản xuất và

mở rộng thị trường xuất khẩu. Cùng lúc đó, công ty đã bắt đầu đa dạng hoá nguồn cung dứa xuất khẩu. Do vậy bắt đầu từ đây, số lượng dứa và trị giá dứa xuất khẩu của công ty ngày càng tăng ở các thị trường trên thế giới đặc biệt là thị trường Nga.

2.2.1.2 Giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu dứa sang Nga giai đoạn 2000 Ờ 2010

Năm Sản lượng (tấn) Trị giá (USD)

2000 1.096,337 551.096,650 2001 1.430,550 661.543,530 2002 3.405,341 1.695.918,720 2003 2.535,313 1.314.200,620 2004 5.972,070 3.660.840,760 2005 2.462,623 1.475.725,690 2006 1.296,953 705.490,944 2007 1.654,820 1.406.262,600 2008 869,051 952.551,400 2009 366,755 320.140,420 2010 899,952 745.712,410

Nguồn: Nguồn : Vegetexco Việt Nam

Năm 2000, lần đầu tiên sản lượng dứa xuất khẩu của công ty đạt trên 1000 tấn, với trị giá 551.096,65 USD tức là giá trung bình là 502,6USD/ tấn. Từ năm 2001 trở đi sản lượng dứa xuất khẩu không ngừng tăng cho tới năm 2005. Năm 2001, kim ngạch dứa xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam cao hớn so với năm 2000 là 430,55 tấn tương đương với 110.446,88 USD. Sang tới năm 2002, sản lượng dứa xuất khẩu đã gấp 3 lần năm 2000 và gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước khi đạt con số 3405 tấn chiếm 36,11% tổng sản lượng dứa xuất khẩu của công ty năm đó. Tuy nhiên sang

năm 2003, sản lượng dứa sụt giảm một chút so với năm 2002 nhưng vẫn cao hơn cách đó 2 năm. Những năm này kim ngạch của công ty không cao vì người dân chủ yếu trồng các giống dứa cho năng suất thấp như giống dứa Queen và giống Victory khiến nguồn cung bị hạn chế, đẩy giá xuất khẩu lên quá cao.

Năm 2004 đã đánh dấu là năm Tổng công ty xuất khẩu dứa nhiều nhất từ trước cho tới nay khi kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị 3,66 triệu USD bằng một nửa tổng giá trị xuất khẩu dứa cùng năm. Có một số nguyên nhân lý giải vấn đề này. Thứ nhất do năm 2004 dứa trong nước được mùa, giá nguyên liệu đầu vào giảm, nguồn cung xuất khẩu tăng. Thứ hai là do nền kinh tế Nga từ khi Tổng thống Putin lên nắm quyền có nhiều khởi sắc, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá của người dân tăng cao đặc biệt là nhu cầu về rau quả.

Tuy nhiên, giai đoạn từ 2005 tới 2010, số lượng và kim ngạch dứa xuất khẩu của công ty đã giảm mạnh.

Biểu đồ 2.1: Sản lượng dứa xuất khẩu của tổng công ty rau quả Việt Nam giai đoạn 2005 Ờ 2010 (tấn)

Nguồn : Vegetexco Việt Nam

Nhìn vào đồ thị trên có thể thấy sản lượng dứa xuất khẩu của công ty dao động thất thường, cao nhất năm 2005 với sản lượng xuất khẩu là 2463 tấn, thu về 1,4 triệu USD. Năm 2006 khối lượng và giá trị xuất khẩu đều giảm nhưng năm 2007, tăng gần gấp đôi năm 2006 bởi lẽ năm này, Việt Nam chắnh thức gia nhập tổ chức WTO, mở rộng mối quan hệ thương mại hợp tác với nhiều nước trên thế giới, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trong đó có sản phẩm dứa. Năm 2009 là năm có giá trị xuất khẩu thấp nhất với 367 tấn đạt 320 nghìn USD. Cuộc khủng hoảng tài chắnh năm 2008 diễn ra tại Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Nga. Cuộc khủng hoảng làm nền kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng, tuy không quá trầm trọng nhưng cũng khiến thu nhập của người dân giảm sút, nhu cầu tiêu dùng, nhập khẩu hàng hoá từ bên ngoài cũng hạ thấp so với những năm trước đó. Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, công ty còn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài như các doanh nghiệp của Ba Lan, của Thái Lan. Mặc dù vậy, năm 2010 khi nền kinh tế các nước có dấu hiệu phục hồi, sản lượng và trị giá dứa xuất khẩu của công ty cũng có những khởi sắc khi trị giá đạt 745712USD/năm.

liệu đầu vào, hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho công ty cùng với sự hợp tác của chắnh quyền địa phương các tỉnh trồng dứa và nỗ lực của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dứa Việt Nam sang Nga đến năm 2015 tại Vegetexco (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w