THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỨA CỦA VIỆT NAM SANG NGA
2.2.4. Về hình thức xuất khẩu
Để tối đa hoá lợi nhuận của mình, hiện nay, Tổng công ty rau quả Việt Nam đã áp dụng nhiều hình thức xuất khẩu như xuất khẩu trực tiếp, buôn bán đối lưu, giao dịch tại hội chợ quốc tế và xuất khẩu theo Nghị định thư.
2.2.4.1. Xuất khẩu trực tiếp
Hiện nay các mặt hàng dứa xuất khẩu chủ yếu thông qua hình thức này là chắnh, chiếm tới 70% số lượng mặt hàng. Theo hình thức xuất khẩu trực tiếp, công ty sẽ tự thu gom nguyên liệu đầu vào, sản xuất chế biến và liên hệ với bạn hàng thông qua các phương thức tiếp cận khác nhau. Sau đó hai bên tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng thoả thuận các điều kiện mua bán và thực hiện giao hàng, giao tiền khi các điều kiện đã được thoả mãn. Mặc dù phần lớn mặt hàng dứa được xuất khẩu theo hình thức này nhưng cho tới nay, công ty vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu tìm kiếm, chào hàng. Chủ yếu Tổng công ty tận dụng các mối quen biết từ bạn hàng quốc tế và một số doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với công ty và thông qua đại sứ quán của Việt Nam tại Nga để tìm kiếm các doanh nghiệp muốn nhập khẩu dứa sau đó gửi bảng báo giá, thư chào hàng cho đối tác. Bên cạnh đó, công ty cũng giới thiệu các sản phẩm dứa xuất khẩu qua phương tiện thông tin đại chúng như báo tạp chắ hoặc qua trang web của công ty một cách đầy đủ nhất về giá cả, chủng loại sản phẩm.
2.2.4.2. Xuất khẩu uỷ thác
Công ty thay mặt các nhà sản xuất, tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu và hưởng một khoản hoa hồng nhất tắnh theo giá trị hợp đồng đó. Hiện nay hình thức này hàng năm mang về cho công ty một khoản lợi nhuận tương đối, chiếm 20% tổng lợi nhuận xuất khẩu. Mặc dù hình thức này
có lợi thế là giúp công ty không cần trực tiếp tham gia sản xuất đồng thời có thể mở rộng tìm kiếm đối tác nước ngoài cũng như nhà cung cấp nguyên liệu cho công ty khi muốn mở rộng thị trường. Tuy nhiên, nếu nhà sản xuất không thể cung ứng đầy đủ lượng hàng như đã quy định, uy tắn của công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
2.2.4.3. Buôn bán đối lưu
Hình thức buôn bán đối lưu là hình thức kết hợp giữa xuất khẩu và nhập khẩu, chủ yếu theo phương thức hàng đổi hàng và mua lại. Đôi khi trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty buộc phải chấp nhận thanh toán bằng cách nhập khẩu hảng hoá từ đối tác nước ngoài, nhưng trong buôn bán đối lưu của công ty phương thức mua lại được sử dụng nhiều hơn cả. Mua lại là hình thức mua bán mà một bên giao dây chuyền, thiết bị máy móc nhằm nhận lại các sản phẩm từ chắnh các máy móc công nghệ đó.
2.2.4.4. Xuất khẩu theo Nghị định
Đây là hình thức mà công ty xuất khẩu theo sự chỉ định của nhà nước với số lượng lớn và chất lượng đảm bảo. Hơn nữa công tác thanh toán được đảm bảo vì Nhà nước là chủ thể thực hiện nhưng xuất khẩu theo hình thức này không đảm bảo tắnh thường xuyên vì chỉ khi Nhà nước giao chỉ tiêu thì công ty mới có thể sản xuất và thực hiện.
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào từng đối tác và hoàn cảnh mà công ty còn thực hiện một số hình thức xuất khẩu khác nhưng không thường xuyên và ắt đem lại lợi nhuận cho công ty.