THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỨA CỦA VIỆT NAM SANG NGA
2.4.2 Những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác xuất khẩu mặt hàng dứa các loại của Tổng công ty rau quả Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế về các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, hiệu quả xuất khẩu và các nghiệp vụ xuất khẩu khác.
2.4.2.1 Hoạt động xúc tiến chưa thực sự hiệu quả
Thứ nhất, thiếu thông tin xuất khẩu.
Hiện nay công ty đang rất thiếu thông tin về thị trường. Trước khi xuất khẩu bất kỳ hàng hoá nào vào một thị trường nước ngoài, Tổng công ty đều thực hiện công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng, dung lượng thị trường, tốc độ tăng trưởng của thị trường, cách thức tiếp cận và phân phối hàng hoá sao cho đạt lợi ắch cao nhất. Không chỉ cần thông tin về thị trường mà công ty còn cần những thông tin về các chắnh sách thuế, ưu đãi, hàng rào phi thuế quan mà các nước nhập khẩu đang áp dụng cho sản phẩm xuất khẩu. Những thông tin này có thể tìm được dễ dàng trên Internet nhưng nguồn tin thường không chắnh xác, thậm chắ trái chiều gây không ắt khó khăn cho công ty.
Bên cạnh đó, hệ thống thu thập thông tin, phân tắch, dự báo về một thị trường của công ty vẫn còn ở quy mô nhỏ hẹp, thiếu tắnh đồng bộ nên sản phẩm xuất khẩu không nhiều, giá trị chưa cao, chưa nhiều đối tác biết tới thương hiệu và các mặt hàng của công ty. Hơn nữa công ty cũng chưa cơ quan đại diện để thu thập thông tin tại thị trường Nga. Mặc dù biết rằng thiếu thông tin đồng nghĩa với hoạt động xuất khẩu bị hạn chế nhưng do chi phắ để xây dựng một hệ thống thu thập thông tin quá lớn nên không thể thực hiện trong một sớm một chiều được.
Thứ hai, công tác quảng cáo, khuếch trương thương hiệu trên thị
trường quốc tế của công ty chưa được đầu tư đúng mức.
đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo hệ thống của Liên bang Nga chưa thực sự thu hút sự chú ý của người tiêu tại thị trường này. Theo một cuộc thống kê nhỏ được thực hiện tại Nga năm 2008 đã chỉ ra hơn 30% người tiêu dùng Nga ưa thắch những sản phẩm thực phẩm của Thái Lan do có bao bì, mẫu mã khá đẹp mắt. Vegetexco không thường xuyên đổi mới bao bì sản phẩm cũng như không mấy quan tâm tới việc thiết kế những mẫu mã mới phù hợp theo từng thị trường.
Phương thức quảng cáo công ty sử dụng cũng không đem lại kết quả như mong muốn vì chủ yếu công ty giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước chứ chưa có hình thức quảng cáo tại thị trường xuất khẩu. Nếu tại thị trường Hoa Kỳ, Vegetexco Việt Nam đã từng xuất hiện trên tạp chắ Business Directory nhưng tại thị trường Nga, công ty chưa giới thiệu, quảng cáo sản phẩm của mình trên bất kỳ một tạp chắ hay trang web nào. Mặt hàng dứa của công ty cũng được tham gia các triển lãm, hội chợ rau quả trong khu vực nhưng cũng không mấy hiệu quả vì trước hội chợ chúng ta chưa có hoạt động giới thiệu sản phẩm một cách rầm rộ với quy mô lớn.
Hơn nữa, mặc dù giá thành khá cao so với nhiều nước xuất khẩu dứa vào Nga nhưng công ty gần như không thực hiện chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc bán với giá ưu đãi cho những bạn hàng có quan hệ hợp tác thương mại lâu năm.
Những phương thức quảng cáo trên mới chỉ tận dụng tối đa mối quan hệ thương mại đã được thiết lập trước đó giữa công ty và bạn hàng tại Nga chứ chưa xây dựng chiến lược quảng cáo riêng.
Thứ ba, các kênh phân phối hàng hoá còn đơn giản.
chu trình sản xuất. Kênh phân phối có vai trò trung gian giữa nhà xuất khẩu và người tiêu dùng trên thị trường. Nếu kênh phân phối có hiệu quả, người tiêu dùng sẽ biết đến thương hiệu của công ty và ngược lại, nếu kênh phân phối không hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn tới uy tắn của công ty. Theo tình hình hiện nay, công ty chỉ là hãng buôn xuất khẩu, chưa xây dựng hệ thống phân phối ở nước ngoài nên dứa xuất khẩu của công ty thường phải qua một kênh phân phối như các chợ bán lẻ, siêu thị hoặc các công ty bán lẻ mới tới tay người tiêu dùng. Khi đó, mặt hàng sẽ được biết dưới tên nhà phân phối. Nếu chỉ xem xét sơ qua thấy rằng thông qua kênh phân phối nước ngoài có lợi cho công ty vì giảm chi phắ xây dựng hệ thống nhưng nếu nhìn nhận sâu xa, nếu có các văn phòng đại diện của công ty thực hiện chức năng phân phối, chúng ta có thể định giá cả trên thị trường, giới khuếch trường thương hiệu ngày càng rộng hơn, từ đó lợi nhuận thu về cao hơn, nhanh chóng bù đắp chi phắ ban đầu.
2.4.2.2 Hiệu quả xuất khẩu chưa cao
Chất lượng sản phẩm xuất khẩu còn thấp
Mặc dù không ngừng cải tiến kỹ thuật, sư dụng máy móc công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất nhưng chất lượng dứa xuất khẩu của công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung vẫn còn ở mức độ sơ chế, không qua chế biến sâu. Vì số lượng sản phẩm xuất khẩu thường rất lớn trong khi dứa chỉ có thể thu hoạch vào một số tháng trong năm nên nguyên liệu thường khan hiếm nên khi có nhu cầu xuất khẩu cao, công ty thường phải mua theo hình thức thu gom nên dứa không đồng đều về chất lượng và hương vị. Do đó người tiêu dùng không ưa thắch.
láng giềng hữu nghị lâu đời, hai bên đã cùng nhau ký nhiều Biên bản ghi nhớ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhiều hiệp định quan trọng thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư giữa hai quốc gia. Mặt hàng nông sản, rau quả là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Nga. Tuy nhiên, do có sự cạnh tranh gay gắt của các công ty chế biến xuất khẩu rau quả trong và ngoài nước đặc biệt là doanh nghiệp của Thái La, Philipin, Indonexia trong cuộc chiến dành thị phần tại Nga nên các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Tổng công ty rau quả Việt Nam thường xuyên bị lép vế khi xuất khẩu dứa các loại. Chúng ta cũng chưa tận dụng triệt để những ưu đãi về thuế và các điều kiện mà chắnh phủ Nga dành cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia kinh doanh tại thị trường này. Cho tới nay, kim ngạch xuất khẩu dứa của Việt Nam sang Liên bang Nga các năm chỉ chiếm khoảng 5% tổng giá trị dứa nhập khẩu của Nga trong đó Tổng công ty rau quả Việt Nam cũng chỉ chiếm 20 tới 25%.
Cơ cấu xuất khẩu đơn giản
Lúc đầu, Tổng công ty rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga bốn loại sản phẩm chủ yếu là dứa cô đặc, dứa đông lạnh, dưa đóng hộp và nước dứa tự nhiên nhưng chỉ trong vòng 3 năm từ 2001 tới 2003 số mặt hàng dứa xuất khẩu sang Nga của công ty rút xuống chỉ còn hai loại là dứa đông lạnh và dứa đóng hộp. Nguyên nhân của thực trạng này là do nước dứa xuất khẩu và dứa cô đặc không hợp khẩu vị của người tiêu dùng Nga cùng với sự khan hiếm nguyên liệu đầu vào sản xuất. Do công tác bảo quản, vận chuyển của công ty còn nhiều hạn chế nên dứa tươi tự nhiên. Tuy nhiên sản phẩm này chủ yếu là sản phẩm thô, sơ chế còn tỷ trọng sản phẩm chế biến thấp. Trong tương lai, công ty có dự định mở rộng các loại sản phẩm, sản xuất chế biến các món ăn làm từ dứa hương vị Việt nam và hương vị Nga phù hợp
với thị hiếu, khẩu vị của cả hai nước.
Khả năng cạnh tranh thấp
Xuất khẩu vào thị trường Nga công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn khi vấp sự cạnh tranh khá mạnh mẽ từ phắa nhiều nhà xuất khẩu rau quả trên thế giới đặc biệt là Thái Lan, Ba Lan. Thái Lan là quốc gia rất có uy tắn và thương hiệu về các loại sản phẩm rau quả xuất khẩu, mẫu mã bao bì hấp dẫn, chất lượng cao, đồng đều, giá cả phải chăng, phù hợp với mọi đối tượng tiêu dùng. Hơn nữa Thái Lan có kinh nghiệm trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm và phương thức xâm nhập thị trường một cách linh hoạt. Ba Lan cách Nga không xa nên thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu. Cùng với Nga, Ba Lan nhập khẩu một lượng lớn dứa của Việt Nam chủ yếu là dứa tươi, dứa đông lạnh. Những sản phẩm này sẽ được chế biến lại, thay đổi nhãn mác sản phẩm và xuất khẩu sang Nga. Sẵn có uy tắn trên thị trường Nga, sản phẩm dứa của Ba Lan dễ dàng chiếm lĩnh phần lớn thị phần tại đây. Chắnh vì vậy dứa xuất khẩu của Vegetexo xâm nhập vào thị trường Nga đã khó, muốn vươn lên trở thành doanh nghiệp hàng đầu xuất khẩu dứa càng khó hơn.