Đặc điểm của thị trường dứa của Nga

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dứa Việt Nam sang Nga đến năm 2015 tại Vegetexco (Trang 28 - 29)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỨA CỦA VIỆT NAM SANG NGA

2.1.2. Đặc điểm của thị trường dứa của Nga

2.1.2.1. Đặc điểm về thị trường và phân phối dứa của Nga

Với số dân 142 triệu người, thu nhập quốc dân bình quân đạt 6879USD/người/năm. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức lương thực thế giới FAO, mỗi năm Nga chỉ sản xuất được 20000 tấn dứa các loại so với nhu cầu hơn 170.000 tấn/năm thì Nga phải nhập tới hơn 150000 tấn dứa từ các quốc gia trên thế giới.

Các quốc gia xuất khẩu dứa chủ yếu vào Nga bao gồm Thái Lan, Ba Lan, Philipin. Trong đó Ba Lan là nước có kim ngạch xuất khẩu dứa vào Nga lớn nhất, đứng thứ hai là Thái Lan, tiếp theo sau là Việt Nam, Philipin.

Bảng 2.1 : Kim ngạch xuất khẩu dứa sang Nga của một số quốc gia năm 2010

(Đơn vị: USD)

Quốc gia Ba Lan Thái Lan Việt Nam Philipin

Giá trị 5256987,89 4208640 2982849,64 2743869,22

Nguồn : FAO

Về phân phối dứa tại thị trường Nga, các doanh nghiệp Ba Lan và Thái Lan đã có cơ quan đại diện tại Nga nên sản phẩm được phân phối trực tiếp từ các cơ quan đại diện này. Còn Việt Nam và Philipin cũng như nhiều quốc gia khác không có trụ sở, chi nhánh trên thị trường Nga thì chủ yếu phân phối sản phẩm thông qua các kênh bán lr như chợ đầu mối hay siêu thị. Tuy nhiên khi phân phối theo hình thức này, sản phẩm dứa xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải núp dưới thương hiệu khác để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Người Nga đặc biệt ưa thắch các loại rau quả trong đó có trái dứa. Từ năm 2000 cho tới nay nhu cầu tiêu thụ dứa của người dân Nga đã tăng không ngừng. Nếu trước đây, nhu cầu của người dân chỉ có 0.98kg/người/năm năm 2000 lên 1,2kg/người /năm năm 2008.

Trong tất cả các loại dứa, dứa cô đặc 30% và dứa đông lạnh có nhu cầu cao nhất. Điều này xuất phát từ khẩu vị ăn uống của người Nga. Trong bữa ăn hàng ngày người Nga chủ yếu sử dụng bánh mỳ kèm sốt hoa quả trong đó sốt dứa được ưa chuộng hơn cả. Dứa đông lạnh có thể bảo quản trong thời gian dài mà không sợ bị mất đi hương vị ban đầu của dứa. Mặt hàng dứa hộp các loại và nước dứa tự nhiên có sự thay đổi lớn về nhu cầu của thị trường Nga. Nếu quy ra dứa tươi, những năm cuối thập niên 90, người Nga có nhu cầu trung bình khoảng 1,8kg/người/năm nhưng sang năm 2007, con số này chỉ còn có 0,8kg/người/năm. Nước dứa tự nhiên ban đầu có nhu cầu 1,4kg/người/năm sau giảm xuống còn 0,6kg/người/năm. Như vậy ta có thể thấy, thị hiếu về dứa của người tiêu dùng đã dần thay đổi. Theo các chuyên gia dự đoán, những năm tới nhu cầu về dứa hộp và dứa đông lạnh có xu hướng giảm, thay vào đó, nhu cầu dứa tươi sẽ tăng mạnh đột biến.

Không chỉ quan tâm tới chất lượng, hương vị của sản phẩm, người dân Nga cũng khá khó tắnh khi cân nhắc, lựa chọn những mặt hàng có mẫu mã, bao bì thay đổi thường xuyên. Nếu chất lượng không thay đổi nhưng bao bì có sự cải tiến sẽ thu hút được người tiêu dùng hơn.

Như vậy có thể kết luận được rằng thị trường Nga không hề khó xâm nhập nhưng các doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể từ việc nghiên cứu thị trường cho tới việc tìm hiểu thị hiếu người dân để có bước đi đúng đắn nhất, nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty mình.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dứa Việt Nam sang Nga đến năm 2015 tại Vegetexco (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w