Về chất lượng và giá cả

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dứa Việt Nam sang Nga đến năm 2015 tại Vegetexco (Trang 43 - 48)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỨA CỦA VIỆT NAM SANG NGA

2.2.3. Về chất lượng và giá cả

2.2.3.1. Chất lượng hàng hoá

Bất kỳ công ty nào trước khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài đều phải kiểm tra xem mặt hàng đó đã đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn trong nước, tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của nước nhập khẩu hay chưa. Đặc biệt là mặt hàng thực phẩm rau quả có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người tiêu dùng. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng và luôn làm khách hàng hài lòng là mục tiêu hàng đầu của Tổng công ty Rau quả, nông sản. Vì vậy, Tổng công ty liên tục cố gắng thực hiện mục tiêu này bằng việc cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá cả hấp dẫn và duy trì dịch vụ hỗ trợ khách hàng ở mức cao nhất.

Trong nhiều năm liền các sản phẩm dứa của công ty nói riêng và các sản phẩm rau quả khác nói chung đều được người tiêu dùng bầu chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Các mặt hàng dứa xuất khẩu của công ty đều đáp ứng những tiêu chuẩn Việt Nam như: TCVN 5002-89 ban hành ngày 27/12/1989 áp dụng đối với dứa tươi; TCVN 187:1994 áp dụng cho sản phẩm dứa hộp các loại; TCVN 1549:1994 áp dụng cho sản phẩm nước dứa tự nhiên. Tuy nhiên những tiêu chuẩn này được ban hành từ rất lâu nên có phần lạc hậu hơn nữa các tiêu chuẩn này chủ yếu phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam nên nếu chỉ dựa vào những chỉ tiêu này thì không thể xuất khẩu dứa sang nhiều nước trên thế giới.

Theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các sản phẩm của công ty muốn được nhập khẩu vào các thị trường khác cần tuân thủ những hệ thống tiêu chuẩn đủ sức thuyết phục các quốc gia khác về chất lượng sản phẩm của mình. Sau nhiều năm nỗ lực, Tổng công ty rau quả Việt Nam đã xây dựng, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng ISO9001:2000 và hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP. Không chỉ có Tổng công ty mà tất cả công ty con trực thuộc Tổng công ty như Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I ;

Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang; Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Tân Bình; Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Nông sản & thực phẩm Sài gòn cũng đều xây dựng hệ thống đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm HACCP.

Tuy nhiên cũng như Việt Nam, Liên bang Nga cũng xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật riêng phù hợp nhất với người tiêu dùng của nước mình mà khi mặt hàng dứa của Việt Nam xuất khẩu sang cũng phải đáp ứng những tiêu chuẩn đó. Hệ thống GOST Ờ hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Nga được áp dụng đối với tất cả các hàng hoá, sản phẩm khi nhập khẩu vào thị trường này, giấy chứng nhận giám định cho từng lô hàng có giá trị trong khoảng từ 1 tới 3 năm. Tuy nhiên do được ban hành từ năm 1993, hệ thống tiêu chuẩn này có những điểm lạc hậu không còn phù hợp với các yêu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, vào năm 2003, Chắnh phủ đã ban hành Luật liên bang về điều chỉnh kỹ thuật nhằm soạn thảo ban hành và thực hiện các yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm, quy trình sản xuất, khai thác, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ và tiêu hủy hàng hóa, công việc hoặc dịch vụ; đánh giá sự phù hợp của hàng hóa dịch vụ với các tiêu chuẩn được ban hành. Mặt hàng dứa của Vegetexco được xuất khẩu và tiêu thụ ở thị trường Nga vì đã đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; có giấy kết luận về vệ sinh phòng dịch và an toàn thực phẩm SanPin 2.3.2.1078-01.

Bên cạnh đó, mặt hàng dứa của công ty đạt tiêu chuẩn GOST R 51074 Ờ 2003 về bao bì nhãn mác đối với hàng rau quả với các yêu cầu chắnh là trên bao bì ghi rõ tên hàng, nhãn hiệu hàng hóa, nơi sản xuất, tên nguời chịu trách nhiệm đối với hàng hóa (khi có khiếu kiện, sửa chữa, bảo hành), nêu rõ tiêu chuẩn mà hàng hóa đó phải đạt, các thông tin về tắnh chất tiêu dùng chung chủ yếu của hàng hóa, các quy định và điều kiện cần thiết để sử dụng hàng hóa có hiệu quả và an toàn, thời gian và điều kiện bảo hành nếu hàng hóa được đảm bảo, thời hạn sử dụng cũng như các khuyến cáo về hậu quả xảy ra

gây ra các hậu quả nghiêm trọng với cuộc sống, sức khỏe và tài sản của người mua hàng, hoặc không phù hợp với ý nghĩa sử dụng hàng hóa đó, giá cả và cách sử dụng hàng hóa.

Nhờ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc tế và Liên bang Nga nên Tổng công ty rau quả Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này.

2.2.3.2. Chắnh sách giá cả

Bên cạnh chất lượng tốt, một loại sản phẩm muốn được tiêu thụ nhiều ở thị trường nước ngoài cần có một mức giá hợp lý. Nắm bắt được điều này, công ty đã xây dựng chắnh sách giá cả tuỳ từng mặt hàng cụ thể phụ thuộc vào chi phắ và thị trường.

Giá xuất khẩu của sản phẩm được tắnh theo công thức:

Giá xuất = Giá đầu vào + chi phắ chế biến + thuế + lợi nhuận

Có thể lấy một vắ dụ về cách tắnh giá xuất khẩu của công ty như sau: _ Giá thu mua dứa trung bình của công ty là 7000VND/kg tương đương với 0,33USD/kg,

=>tắnh theo đơn vị tấn, một tấn dứa nguyên liệu có chi phắ 330USD/tấn. _ Chi phắ chế biến (với sản phẩm có giá trị cao nhất là dứa cô đặc): trung bình 400USD/tấn

_ Chi phắ các loại thuế: 182,5USD/tấn.

Như vậy tổng chi phắ sản xuất sản phẩm dứa cô đặc = 330 + 400 + 182,5 = 912,5USD/ tấn trong khi sản phẩm này của công ty bán với giá trung bình trên 1000USD/tấn. Vậy lợi nhuận mà công ty thu về là 87,5USD/tấn.

Tuy nhiên, giá cả thay đổi tuỳ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như nhu cầu trên thị trường, nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào và chi phắ chế biến cũng như tỷ suất thuế mà nhà nước áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Khi nhu cầu trên thị trường giảm, xảy ra hiện tượng dư cung khiến giá giảm và ngược lại. Nếu nguồn cung đầu vào khá dồi dào, giá nguyên liệu giảm

khiến cho giá xuất khẩu có thể tăng hoặc giữ nguyên không thay đổi nhưng giúp cho lợi nhuận của công ty tăng. Bên cạnh đó, chi phắ chế biến và tỷ suất thuế mà nhà nước áp dụng cho các doanh nghiệp tăng khiến tổng chi phắ sản xuất sản phẩm tăng, mà muốn giữ được lợi nhuận không đổi buộc công ty phải tăng giá xuất khẩu.

Nhưng tất cả những tắnh toán trên đây đều chỉ là lý thuyết còn thực tế vấn đề phức tạp hơn rất nhiều. Khi xuất khẩu các sản phẩm dứa sang thị trường Nga, công ty đã đặt ra các mức giá khác nhau nhưng hầu hết đều cao hơn so với mức giá trung bình của các đối thủ cạnh tranh từ Thái Lan, Ba Lan hay Indonexia.

Biểu đồ 2.4: Giá xuất khẩu dứa hộp và dứa đông lạnh của công ty từ năm 2005 tới 2010

( đơn vị: USD/tấn)

Nguồn : Vegetexco Việt Nam

Phân tắch số liệu trên, giá cả xuất khẩu dứa của công ty dao động tương đối mạnh, biên độ giữa hai loại sản phẩm này khá lớn, chỉ có năm 2007 là giá của sản phẩm dứa hộp và dứa đông lạnh gần nhau khi giá dứa hộp là

101USD/tấn. Giá hai loại sản phẩm này chênh nhau lớn nhất vào năm 2006 đạt giá trị 426USD/tấn. Trong vòng 6 năm này giá dứa đông lạnh cao nhất là 1378USD/tấn năm 2008, thấp nhất năm 2005 chỉ có 885USD/tấn. Năm 2008 cũng là năm giá dứa hộp đạt kỷ lục khi lên tới 981USD/tấn. Có sự chênh lệch giá cả giữa hai loại sản phẩm này là do quá trình chế biến khác nhau và nhu cầu của người dân Nga ưa thắch dứa đông lạnh nhiều hơn so với dứa hộp. Tuy nhiên do năm 2008 giá cả tăng quá cao khiến cho người dân Nga dần hạn chế sản phẩm dứa của công ty dẫn tới sản lượng xuất khẩu năm 2009 giảm đáng kể. Sang năm 2010, do có những thay đổi trong chắnh sách giá, giảm 57USD/tấn dứa đông lạnh xuất khẩu từ 1126USD/tấn năm 2009 xuống còn 1069USD/tấn năm 2010 đã thu hút người tiêu dùng hơn nhất là trong lúc nền kinh tế thế giới vừa mới có dấu hiệu hồi phục sau cuộc khủng hoảng năm 2008.

Tuy có những thay đổi để phù hợp với yêu cầu thị trường hơn nhưng sản phẩm của công ty vẫn khó có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các đối thủ khác do giá thành cao hơn rất nhiều so với họ.

Bảng 2.5: Bảng giá trung bình các quốc gia xuất khẩu sang Liên bang Nga

Quốc gia Giá trung bình (USD) Tỷ lệ (%)

Philipin 580 100

Indonexia 590 102

Thái Lan 640 110

Ba Lan 700 121

Việt Nam 850 147

Nguồn : Vegetexco Việt Nam

Với mức giá trung bình xuất khẩu dứa của Việt Nam quá cao nhý vậy, buộc công ty phải có chắnh sách hỗ trợ cho bạn hàng lâu nãm và thực tế là hiện nay công ty đã thực hiện tốt điều này. Mặc dù công ty xuất khẩu theo giá FOB nhưng với bạn hàng có uy tắn và quan hệ hợp tác lâu dài, công ty là chủ thể đứng ra thuê tầu vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá và hỗ trợ các dịch

vụ thanh toán. Nhờ những ưu đãi trên các đối tác muốn thực hiện quan hệ thương mại với công ty hơn là một số công ty nước ngoài khác.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dứa Việt Nam sang Nga đến năm 2015 tại Vegetexco (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w