ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỨA VIỆT NAM SANG NGA
3.3.5. Nhóm giải pháp về nhân lực
Ớ Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên
Đây là nguồn lực lớn nhất cũng như đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của công ty, từ đội ngũ công nhân thực hiện sản xuất nguyên
liệu, thu mua đóng gói, làm việc trong các dây chuyền thiết bị, cho đến các cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực văn phòng...tất cả làm thành một bộ máy hoạt động, đảm bảo cho sự phát triển của Tổng công ty. Nhiệm vụ của Tổng công ty hiện nay là không ngừng xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện nay, khuyến khắch học tập và phát triển, liên tục bồi bổ các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho từng bộ phận.
Thường xuyên mở các khóa đào tạo ngắn hạn về các lĩnh vực chuyên sâu của Tổng công ty như nghiên cứu giống cây trồng, chế biến, quản lý sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, giới thiệu và phân phối sản phẩm.
Liên tục bổ sung đội ngũ nhân viên bằng việc tạo điều kiên cho các nhóm sinh viên thực tập, nghiên cứu, tuyển chọn những sinh viên khá giỏi, bổ sung vào đội ngũ công ty. Tạo một môi trường năng động, phong cách làm việc chuyên nghiệp, chế độ lương hợp lý nhằm thu hút những nhân tài từ các công ty khác.
Trong thời đại kinh tế hội nhập hiện nay, với sự thay đổi và phát triển hàng ngày của kinh tế khu vực và thế giới, có thể nói việc đào tạo nguồn nhân lực trở thành một nhiệm vụ vô cùng quan trọng để nắm bắt, cập nhật được những sự thay đổi đó. Tổng công ty phải thường xuyên đề cử các cán bộ có năng lực cao, đi thực tế cũng như xem xét kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, tiếp thu những khoa học công nghệ hiện đại.
ỚChế độ lương thưởng hợp lý
Phòng tổ chức nhân sự cùng với ban lãnh đạo công ty nghiên cứu và xây dựng một chế độ lương thưởng hợp lý, theo cơ chế thị trường, làm theo năng lực, hưởng theo năng lực. Tránh tình trạng lãng phắ nguồn nhân lực.
Có các chắnh sách khen thưởng đối với các cá nhân, phòng ban hoạt động xuất sắc, có nhiều đóng góp cho Tổng công ty.
ỚHoàn thiện chế độ trợ cấp và bảo hộ lao động
Đây là một vấn đề rất quan trọng trong việc quản lý đội ngũ nhân lực, ngoài xây dựng một chế độ tiền lương hợp lý thì chế độ trợ cấp và bảo hộ là một nhu cầu thiết yếu của người nhân viên, giúp họ an tâm làm việc và cống hiến hết mình cho Tổng công ty.
Những chắnh sách này phải tuân thủ theo những quy định của Nhà nước, bảo hộ lao động phải được giám sát chặt chẽ...Ngoài ra Tổng công ty có thể đề xuất thêm những chế độ quan tâm đến người lao động khi ốm đau, bệnh tật hay gặp chuyện không may...cho đến việc quan tâm đến đời sống hàng ngày như phân đất, cấp nhà.
ỚHoàn thiện bộ máy quản lý
Hoàn thiện đội ngũ cán bộ chủ chốt của Tổng công ty, các đơn vị thành viên, các phòng ban trên cơ sở tiêu chuẩn: Người lãnh đạo có năng lực, phẩm chất, dám nghĩ dám làm.Xây dựng một bộ máy quản lý có hiệu quả, có trình độ chuyên môn và quản lý cao. Liên tục xây dựng những chương trình huấn luyện, đào tạo cán bộ quản lý, tìm và chọn lọc những cán bộ quản lý có tiềm năng, khả năng lãnh đạo tốt
Khuyến khắch khả năng phát triển chuyên môn, có chắnh sách ưu đãi với những cán bộ có nhu cầu học chuyên sâu, học lên cao.
Bồi dưỡng kỹ năng quản lý cũng như đạo đức quản lý trong kinh doanh.
KẾT LUẬN
Thị trường Nga là một thị trường truyền thống và đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu dứa nước ta hiện nay. Để xuất khẩu thành công và đẩy mạnh xuất khẩu dứa sang thị trường này cần các giải pháp đồng bộ từ phắa nhà nước cũng như bản thân doanh nghiệp.
Hoạt động xuất khẩu dứa Việt Nam sang thị trường Nga có những thuận lợi lớn vì đây là thị trường truyền thống và là thị trường mà nội tiêu chiếm đến 99 % lượng dứa là lấy từ nhập khẩu.Trong tương lai gần đến 2015 những cơ hội và thách thức mở ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu dứa Việt Nam đòi hỏi hoạt động xuất khẩu dứa vào thị trường Nga cần phải được thúc đẩy hơn nữa. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng nông sản với thị trường này còn gặp nhiều khó khăn, do những khó khăn tồn tại cố hữu, hay những khó khăn mới nảy sinh do tình hình mới. Với những chắnh sách bảo hộ nông nghiệp và các hàng rào phi quan thuế, Nga khiến cho các nước muốn xuất khẩu hàng nông sản phải nỗ lực rất lớn mới có thể làm hài lòng khách hàng giàu tiềm năng này.
Chương 1 đã trình bày chi tiết về sự ra đời cũng như cơ cấu hoạt động của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam, các giai đoạn phát triển, bộ máy hành chắnh cũng như chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Đồng thời, chương I còn nêu ra kinh nghiệm của một số công ty trong và ngoài nước trong lĩnh vực xuất khẩu dứa sang Nga như : công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I, công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang, công ty cổ phần thực phẩm và nước giải khát Dona Newtower và kinh nghiệm của một số doanh nghiệp Thái Lan từ đó rút ra bài học kinh nghiệm mà Tổng công ty có thể tham khảo.
trong thời gian vừa qua của Tổng công ty, khái quát về thị trường Nga, đặc điểm thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, các quy định của Nga đối với mặt hàng dứa nhập khẩu. Chương này nêu lên tình hình xuất khẩu dứa của Tổng công ty sang Nga trong thời gian qua phân theo các lĩnh vực như kim ngạch xuất khẩu, chủng loại, hình thức xuất khẩu, chất lượng giá cả và phân tắch một số chỉ tiêu về hiệu quả xuất khẩu dứa của Tổng công ty. Từ đó đánh giá hoạt động xuất khẩu dứa, điểm mạnh, điểm yếu cũng như tìm ra nguyên nhân cho các vấn đề trên.
Chương 3 nêu lên dự báo tình hình xuất khẩu dứa Việt Nam sang Nga đến năm 2015, đồng thời nêu ra một số định hướng phát triển và cạnh tranh của Tổng công ty. Dựa vào những phân tắch và đánh giá của hai chương trên, chương 3 đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu này theo các nhóm giải pháp : nhóm giải pháp về chất lượng sản phẩm, nhóm giải pháp về giá cả, nhóm giải pháp về thị trường, nhóm giải pháp về công nghệ kỹ thuật, nhóm giải pháp về nhân lực.