43
2.1.3.1. Đánh giá chung.
Mạng lưới giáo dục rộng khắp phân bố đều trên địa bàn huyện Lập Thạch, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Hệ thống trường lớp phần lớn được đầu tư xây dựng kiên cố, cao tầng (hiện đã có 12 trường THCS được công nhận trường chuẩn Quốc gia). Ngoài ra với sự quan tâm đầu tư thích đáng của tất cả các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện nên chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học ngày càng được nâng lên. Nổi bật về truyền thống hiếu học của huyện có xã Sơn Đông (làng Quan Tử). Sơn Đông là một mảnh đất văn hiến và giàu truyền thống có tên trong danh sách 20 làng khoa bảng của cả nước, là quê hương của Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn và 13 vị tiến sĩ các triều phong kiến.
2.1.3.2. Về quy mô
Năm học 2007 - 2008 huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc có 21 trường THCS với 231 lớp và 6699 HS. Đến năm học 2012 - 2013 có 212 lớp với 6103 HS.
Bảng 2.1: So sánh quy mô HS và GV THCS giai đoạn từ năm học 2007 - 2008 đến năm học 2012- 2013
Năm học Số lớp Số HS Số GV Tỉ lệ GV/lớp Số HS/lớp
2007 - 2008 231 7215 416 1,8 31,2
2012 -2013 214 6434 445 2,07 30,06
Chỉ số phát triển Giảm 7,4% Giảm 11% Tăng 6,97% Tăng 16% Giảm 3.7%
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Lập Thạch từ 2008 – 2013)
Bảng so sánh quy mô GDTH năm 2008 - 2013 cho thấy trong 5 năm, bậc THCS có quy mô thay đổi mạnh. Trong đó số lớp giảm 7,4%, số HS giảm 11%, trong khi đó số GV lại tăng 6,97%. Điều này cho thấy ngày càng có điều kiện tốt hơn cho việc GV quan tâm đến HS, giảm bớt được gánh nặng về đầu tư xây dựng phòng học, có điều kiện để địa phương tập trung kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho GD bậc THCS.
44
2.1.3.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và Giáo viên THCS
* Đội ngũ Cán bộ quản lý:
Bảng 2.2: Thống kê CBQL các trường THCS huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc
Chức vụ quản lý trong trƣờng Tổ ng số Nữ % Trình độ chuyên môn Thâm niên QL (năm) Đã qua NV QLGD Độ tuổi Trên ĐH ĐH CĐ < 5 > 5 25 - 40 40 - 50 > 50 Hiệu trưởng 21 SL 3 21 21 18 14 2 5 % 14 100 100 86 67 10 24 P. Hiệu trưởng 22 SL 6 3 19 12 10 18 13 5 4 % 27 14 86 55 45 81 59 23 18 Tổng 43 SL 10 3 40 12 31 36 27 7 9 % 23 93 28 72 84 63 16 21
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Lập Thạch từ 2008 – 2013)
Đội ngũ cán bộ quản lý nữ chiếm 23%, nam 77%. Tuổi đời của số cán bộ quản lý hầu hết ở độ tuổi từ 25 đến 40, tuổi trung bình là 40, độ tuổi đang chín muồi kinh nghiệp, có sức khỏe, có nhiệt huyết để hoàn thành nhiệm vụ quản lý.
Đội ngũ cán bộ quản lý đều là những người trưởng thành từ chuyên môn, có trình độ chuyên môn vững vàng (100% có trình độ trên chuẩn). Có 84% cán bộ quản lý đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động sáng tạo trong công tác quản lý, công tác chuyên môn. Có 31 cán bộ quản lý có thâm niên trên 5 năm chiếm tỉ lệ 72%. Tỉ lệ tương đối cao đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quản lý so với cán bộ trẻ mới được bổ nhiệm, năng động nhiệt tình và linh hoạt có tác dụng bổ sung hợp lý tạo cho ban giám hiệu hoạt động có hiệu quả cao.
45 * Đội ngũ GV: Bảng 2.3: Thống kê GV THCS huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc Năm học T.số Nữ % Trình độ chuyên môn Số năm công tác (năm) Độ tuổi Chưa chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn < 5 > 5 25 - 40 40 - 50 > 50 2007 - 2008 416 169 SL 13 210 193 76 340 293 112 11 % 3 51 46 18 82 70 27 3 2012 - 2013 445 283 SL 142 303 97 348 341 94 10 % 32 68 22 78 77 21 2
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Lập Thạch từ 2008 – 2013)
Có thể nói rằng đội ngũ GV ở các trường sau 5 năm đã dần đảm bảo về số lượng, tỉ lệ GV/lớp từ 1,8 đã tăng lên 2,07GV/lớp đảm bảo đủ theo chuẩn. Trình độ giáo viên đã được nâng lên rõ rệt, tỉ lệ GV có trình độ trên chuẩn tăng từ 46 % lên 68%, đến năm học 2013-2014 đã không còn giáo viên chưa đạt chuẩn Số GV có thâm niên nghề nghiệp từ 5 năm trở lên luôn giữ khoảng 70%, số này có kinh nghiệm và phương pháp giáo dục tốt, đây là lực lượng quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ GD của nhà trường, số GV trẻ (22%) tuy chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng thích ứng nhanh với điều kiện và yêu cầu công tác, dễ dàng tiếp cận với phương pháp mới trong dạy học, có lợi thế trong các hoạt động tập thể. Để nâng cao chất lượng GD toàn diện, mỗi nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, liên tục cho đội ngũ GV, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi GV phát huy thế mạnh, sở trường của mình đồng thời hạn chế những mặt yếu, mặt hạn chế.
46
Hiện tại có 12 trường trong huyện đạt chuẩn quốc gia (57%) có đủ các điều kiện phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Các trường còn lại chưa có phòng đọc riêng, phòng chức năng còn thiếu, sân chơi bãi tập hoặc nhà đa năng còn thiếu dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác tổ chức các hoạt động tập thể nói chung. Bên cạnh đó các trang thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu, hơn nữa chất lượng lại kém, thường chỉ sử dụng được một hoặc hai năm đã hỏng, điều này cũng gây nhiều khó khăn cho việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao trình độ cho GV.
Tóm lại, trong 5 năm từ 2008 đến 2013 GD THCS Lập Thạch đã có những bước phát triển nhất định, dần dần đáp ứng kịp nhu cầu học tập cũng như yêu cầu mới của xã hội đối với GD.
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng THCS Lập Thạch - Vĩnh Phúc
2.2.1. Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2.2.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, P.Hiệu trưởng)
Để đánh giá về vai trò của việc tổ chức thực hiện chương trình HĐNGLL, chúng tôi đã khảo sát điều tra ở 10 trường THCS Lập Thạch, mẫu phiếu 5 – Phụ lục. Kết quả như sau:
Bảng 2.4: Nhận thức của cán bộ quản lý, tổng đội và giáo viên về vai trò của tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS STT Đối tƣợng Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Không quan trọng SL % SL % SL % SL % 1 HT 4 40.0 6 60.0 0 0.0 0 0.0 2 P.HT 13 61,9 6 28,5 3 14,28 0 0.0 3 TPT Đội 0 0.0 7 70.0 3 30.0 0 0.0 4 GVCN 0 0.0 137 63.0 80 37.0 0 0.0 Tổng 6 2,4 156 62.9 86 34.9 0 0.0
47
Bảng số liệu khảo sát cho thấy nhận thức của các nhà quản lý, GV phụ
trách Đoàn, Đội, và GVCN về HĐGDNGLL ở 2 mức rất quan trọng và quan
trọng, qua đó mức quan trọng chiếm tỷ lệ cao hơn. Tuy nhiên vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ trong số các CBQL là PHT (14, 28%), TPT đội (30%) và GVCN (37%) đánh giá ở mức độ bình thường.
Để tìm hiểu nhận thức của CBQL về HĐGDNGLL chúng tôi đã đưa ra các câu hỏi cho về tác dụng, yêu cầu của HĐGDNGLL và thu được kết quả sau đây:
Bảng 2.5 - Nhận thức về tác dụng và yêu cầu của HĐGDNGLL
Tác dụng và yêu cầu cần đạt khi tổ chức HĐGDNGLL Tác dụng Rất ít tác dụng Ít tác dụng Không có tác dụng SL % SL % SL %
Mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức
cho học sinh 21 100%
Phát hiện năng khiếu của học sinh 18 85,7 3 14.28
Tạo sự hứng thú cho các em 21 100%
Tạo sự gắn kết với tập thể 21 100%
Phát triển nhân cách học sinh 21 100%
Nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực
hành 21 100%
Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS 21 100%
Chỉ để giải trí 4 19,04 17 80,95
Các nhà quản lý đã nhận thấy rõ tầm quan trọng và yêu cầu của HĐGDNGLL. Nó không chỉ tác động tới học tập mà còn tác động tới nhiều mặt của quá trình giáo dục.
Khi được hỏi cần phải tiến hành những HĐGDNGLL nào ở trường thầy/cô thầy/cô đã tiến hành những hoạt động này ra sao thì hầu hết cán bộ
48
quản lý và GV đều trả lời là cần và rất cần ngoại khoá cho tất cả các môn học, ngoại khoá theo chủ điểm, đi tham quan, đi thực tế, những cuộc thi có tính tổng hợp, nói chuyện chuyên đề, xem và biểu diễn văn nghệ..., mức độ tiến hành là thường xuyên và thỉnh thoảng.
Bảng 2.6.Ý kiến về mức độ cần thiết phải tổ chức HĐGDNGLL
HĐGDNGLL Rất cần Cần Không cần
SL % SL % SL %
Ngoại khoá cho tất cả các môn học 109 83,2 22 16,79
Ngoại khoá theo chủ điểm 98 74,8 33 25,19
Tham quan đi thực tế 30 22,9 88 67,17 13 9,9
Các cuộc thi có tính tổng hợp 26 19,8 105 80,15
Nói chuyện chuyên đề 41 31,29 80 61,06 10 7,63
Xem và biểu diễn văn nghệ 34 25,95 97 74,05
Tóm lại, cán bộ quản lí nhà trường nhận thức rất rõ ràng về tầm quan trọng của HĐGDNGLL, các yêu cầu cần đạt khi tổ chức hoạt động này, kể cả những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của giáo viên. Tuy nhiên, nhận thức, thực tiễn và kết quả của HĐGDNGLL không phải luôn luôn tỉ lệ thuận với nhau.
2.2.1.2. Nhận thức của học sinh về HĐGDNGLL
(Tiến hành khảo sát 720 học sinh của 10 trường THCS)
Có 4 mức độ nhận thức:
- Rất quan trọng, ký hiệu (RQT) - Tương đối quan trọng (TĐQT)
49
Bảng 2.7: Nhận thức của HS về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL
Nội dung Mức độ nhận thức RQT QT TĐQT KQT SL % SL % SL % SL % HĐGDNGLL có tác dụng mở rộng củng cố nâng cao kiến thức 660 91,7 54 7,5 6 0,8 0 0 HĐGDNGLL có tác dụng
phát triển năng lực sở trường 630 8,5 60 8,3 30 4,2 0 0
HĐGDNGLL có tác dụng
tạo gắn kết với tập thể 654 90.8 45 6.3 21 2.9 0 0
Hình thức tham quan 225 31.3 360 50 145 18.8 0 0
Hình thức xem biểu diễn văn
nghệ 240 33.3 450 62.5 30 4.2 0 0
Hình thức tổ ngoại khoá bộ
môn 105 14.6 405 56.3 210 29.2 0 0
Hình thức các cuộc thi kiến
thức 174 24.2 408 56.7 138 19.1 0 0
Kết quả khảo sát trên phản ánh thực trạng hiện nay rằng: Tham quan các di tích, danh thắng phù hợp với tính hiếu động của tuổi trẻ, các em được thay đổi không khí, có những phút giây thư giãn, thoải mái. Xem và biểu diễn văn nghệ cũng là dịp để các em được trổ tài, được thể hiện trước tập thể, được thưởng thức cái hay của nghệ thuật diễn xuất, cái hay của ca từ, giai điệu... So với tham quan và biểu diễn văn nghệ thì tổ ngoại khoá bộ môn lại có số lượng học sinh tham gia ít hơn. Hình thức này phản ánh đúng hiện trạng hiện nay, đòi hỏi học sinh khi tham gia phải có một năng lực và trình độ kiến thức nhất định, phải có sở trường về một môn học nào đó. Đối với HS ở vùng
50
nông thôn thuần tuý, trình độ chung còn thua so với thị xã, thành phố nên khi nhận thức, hiểu biết về các môn học chưa tốt, tâm lý ngại học là điều không
tránh khỏi. Hứng thú của các em dồn sang cho thăm quan, thưởng thức văn
nghệ là một điều thường tình.
Khi hỏi các em ở tổ ngoại khoá về những điều kiện từ nhà trường, giáo viên, học sinh để tổ chức thành công, các em trả lời chủ yếu là ba yếu tố:
- Nhà trường có địa điểm (95%)
- Giáo viên có kiến thức sâu rộng (100%)
- Học sinh có lòng ham học hỏi biết cách nắm bắt kiến thức (90%)
Khi tham quan thực tế và tổ chức các chương trình văn nghệ GV phải có kỹ năng tổ chức, học sinh phải có sở thích.
Ở bất kỳ hình thức HĐGDNGLL nào thì sự hứng thú của HS là điều quyết định hiệu quả. Nếu HS tham gia một cách gượng ép thì kết quả sẽ khó đạt được như ý muốn và thậm chí có HS còn tỏ ra chống đối. Bởi thế người phụ trách phải tôn trọng sở thích của các em, định hướng các em tới những hoạt động bổ ích.
Tóm lại, kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về HĐGDNGLL của CBQL GV và HS các nhà trường THCS huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc, có thể cho phép khẳng định rằng HĐGDNGLL đã được nhận thức đúng đắn trong các nhà trường, được xem như là một trong những hình thức tổ chức dạy học mang lại kết quả tốt. Nếu người Hiệu trưởng biết tổ chức và quản lý tốt hoạt động này thì chắc chắn sẽ cải thiện được đáng kể thực trạng dạy học như hiện nay. Người học sinh không đóng vai trò thụ động trong tiếp thu kiến thức nữa. Trí tuệ của các em cũng như niềm yêu thích học tập sẽ phát triển tốt hơn, toàn diện hơn.
GV cũng như CBQL đều đánh giá cao tầm quan trọng của chuyên môn đối với việc tổ chức HĐGDNGLL. Trong các yếu tố và điều kiện để tổ chức tốt HĐGDNGLL họ đều đề cao yếu tố số 1 là chuyên môn của giáo viên. Điều này là hoàn toàn phù hợp và cần thiết vì HĐGDNGLL cần có sự hiểu
51
biết rộng và cụ thể về lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL, là một kĩ năng hết sức quan trọng quyết định sự thành công và ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của học sinh lại chỉ được đánh giá ở vị trí số 5. Điều này cần phải được xem xét nghiêm túc.
2.2.2. Kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
Bảng 2.8 :Đánh giá của CBQL và GV về chất lượng và kết quả HĐGDNGLL cho HS THCS
Nội dung kiểm tra đánh giá
Mức độ thực hiện
RT T BT CT
SL % SL % SL % SL %
Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL thông qua hồ sơ, sổ sách.
22 16,79 102 77,86 7 5,3
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch HDGDNGLL thông qua dự các tiết sinh hoạt lớp, tiết chào cờ, hoạt động tự chọn có báo trước hoặc đột xuất.
16 12,21 103 78,62 12 9,16
Kiểm tra kết quả HĐGDNGLL thông qua kết quả rèn luyện của HS, thông qua kết quả thi đua của trường, của cấp trên.
104 79,38 25 19,08 2 1,52
Kiểm tra việc phối hợp với các
lực lượng giáo dục 9 6,87 102 77,86 10 7,63
Kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho các hoạt động.
52
Tỉ lệ đánh giá ở mức độ thực hiện tốt còn thấp (26%.). Thực hiện tốt các nội dung đánh giá là những trường có bề dày thành tích trong công tác Đội. Việc kiểm tra của BGH về các nội dung của HĐGDNGLL còn hạn chế biểu hiện ở mức bình thường (77,86%) và chưa tốt (5,3%) còn cao. Các HĐGDNGLL còn lặp đi lặp lại, hình thức đơn điệu dẫn đến HS nhàm chán, không hứng thú. Vì thế mà các em không có ý thức tự giác và động lực trong việc tham gia và tổ chức hoạt động. Nếu Hiệu trưởng kiểm tra sát sao hơn và rút kinh nghiệm thường xuyên thì sẽ có kế hoạch để điều chỉnh kịp thời.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS Lập Thạch - Vĩnh Phúc trƣởng các trƣờng THCS Lập Thạch - Vĩnh Phúc
2.3.1. Lập kế hoạch HĐGDNGLL
Trong điều kiện các nhà trường không có GV được đào tạo chính quy về môn học, thiếu cơ sở vật chất và kinh phí, việc tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình HĐGDNGLL gặp rất nhiều khó khăn.
Trên địa bàn huyện Lập Thạch, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức chương trình HĐGDNGLL có sự thống nhất tương đối cao. Để tìm hiểu