78
Quản lý HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động trên lớp, là con đường thực hiện mục tiêu GD. HĐGDNGLL được tổ chức trong nhà trường, ngoài nhà trường, nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan, chủ quan như: Mục tiêu, nội dung, chương trình, đội ngũ tổ chức, chủ thế hoạt động, các lực lượng GD và cả các điều kiện để tổ chức HĐGDNGLL. Do đó khi xây dựng các biện pháp quản lý HĐGDNGLL phải tuân theo các nguyên tắc. HĐGDNGLL phải gắn bó hữu cơ với hoạt động dạy học gắn với kiến thức đồng tâm ở từng cấp học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục cấp học. Có sự thống nhất cao giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động để tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
3.1.2.2. Nguyên tắc hệ thống
Một hệ thống là một tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố liên quan với nhau. Mỗi biến động của một yếu tố nào đó đều tác động lên những yếu tố khác và đồng thời cũng tác động lên toàn hệ thống.
Chương trình HĐGDNGLL bao gồm các yếu tố có liên quan với nhau như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện thực hiện và đánh giá kết quả. Các yếu tố này có mối quan hệ chằng chịt với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, cái nọ làm tiền đề cho cái kia và ngược lại, kết quả của yếu tố này là điều kiện cho sự phát triển của yếu tố kia thêm một bước mới.
Nguyên tắc hệ thống đòi hỏi nhà quản lý, GV phải thực hiện các yêu cầu:
Trong quá trình tổ chức hoạt động, cần xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng yếu tố tác động đến tiến trình giáo dục, cũng như biết đặt hoạt động trong những điều kiện xã hội cụ thể.
Luôn biết tạo ra động lực cho HS, luôn nhìn nhận và đánh giá được bản chất và xu hướng phát triển của đối tượng giáo dục.
3.1.2.3. Nguyên tắc thực tiễn
Các biện pháp đề ra cần phải dựa trên cơ sở thực tiễn ( nhân lực, CSVC, kinh phí,…) của nhà trường để đáp ứng và đảm bảo thực hiện được
79
mục tiêu giáo dục. Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo việc nắm bắt thông tin một cách chính xác, nhanh chóng, cụ thể, tránh xa vời viển vông đồng thời phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay.