Công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho HĐGDNGLL là một yếu tố quan trọng vì vậy chúng tôi tìm hiểu câu hỏi số 8 (mẫu phiếu số 1) và câu hỏi số 8 (mẫu phiếu số 2) phần phụ lục với đối tượng là 30 GVCN và 240 HS THCS. Kết quả như sau:
Bảng 2.18. Thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ HĐGDNGLL của Hiệu trưởng
Số TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Chƣa tốt SL % SL % SL % 1
Việc sử dụng các thiết bị, sân chơi, bãi tập
phục vụ cho các hoạt động 60 22,2 125 46,3 85 31,5
2
Việc sử dụng các trang thiết bị phục vụ
cho các hoạt động 65 24,1 128 47,4 77 28,5
3
Việc đầu tư bổ sung các trang thiết bị phục
vụ cho hoạt động 65 24,1 128 47,4 77 28,5
4
Kinh phí dành cho tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức HĐGDNGLL cho giáo viên tại nhà trường
0 0,0 0 0,0 270 100
5 Kinh phí dành cho việc bồi dưỡng năng lực
công tác Đoàn, HĐGDNGLL cho cán bộ lớp 0 0,0 15 5,6 255 94,4
6
Huy động các nguồn kinh phí từ các tổ
66
Kết quả điều tra cho thấy HĐGDNGLL hầu như không được đầu tư trang thiết bị cũng như các khoản kinh phí, chưa huy động được nguồn kinh phí từ các tổ chức, đoàn thể dành riêng cho hoạt động này. Thực tế trong mấy năm gần đây, các trường đều tăng cường mua sắm trang thiết bị chung cho nhà trường, tuy nhiên chưa quan tâm thoả đáng về kinh phí để bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho HĐGDNGLL như máy tăng âm, micơrô, bảng biểu, đàn… phục vụ biểu diễn văn nghệ, trang phục, đóng kịch; việc dành kinh phí để tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL, động viên GV, HS khi tham gia các lớp học đó.
Qua đây chúng ta cũng thấy có một điểm chung cho cả hai phần đánh giá đó là mức độ được đánh giá chủ yếu là khá.
Tóm lại, chúng ta thấy rằng biện pháp quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Lập Thạch mới chỉ đạt ở mức độ khá. Hiện trạng này có tác động không nhỏ đến hiệu quả của HĐGDNGLL trong vai trò GD toàn diện cho HS ở trường THCS huyện Lập Thạch. Để khắc phục vấn đề này Hiệu trưởng các trường THCS cần nâng cao hiệu quả của các biện pháp quản lý đồng thời phải có thêm những biện pháp quản lý có hiệu quả.
2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS Lập Thạch, Vĩnh Phúc
Tìm hiểu thực tế, dựa trên kết quả điều tra, trao đổi với các cán bộ quản lý, GV và ý kiến đánh giá của hai cán bộ PGD về biện pháp quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng một số các trường THCS huyện Lập Thạch với số phiếu là 40. Chúng tôi thu được kết quả sau:
67
Bảng 2.19. Tổng hợp ý kiến đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng các trường THCS
Số TT Các yếu tố Ảnh hƣởng nhiều Ít ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng SL % SL % SL % Yếu tố chủ quan
1 Nhận thức của Hiệu trưởng về vai
trò của HĐGDNGLL 39 97.5 1 2.5 0 0
2 Năng lực quản lý đội ngũ tham gia
tổ chức HĐGDNGLL 38 95.0 2 5.0 0 0
3
Tính tích cực hoạt động của Hiệu trưởng trong công tác quản lý HĐGDNGLL 34 85.0 6 15.0 0 0 Yếu tố khách quan 1 Cơ sở vật chất và kinh phí 36 90.0 4 10.0 0 0 2 Năng lực tổ chức HĐGDNGLL của GVCN, TPT Đội 35 72.9 5 12.5 0 0 3 Ý thức trách nhiệm của GVCN, TPT Đội 38 95.0 2 5.0 0 0
4 Hiểu biết về HĐGDNGLL của các
lực lượng GD 37 92.5 3 7.5 0 0
* Nguyên nhân chủ quan
- Hiệu trưởng các nhà trường được đề bạt, lựa chọn từ những GV có chuyên môn vững, có kinh nghiệm giảng dạy và tâm huyết với nghề, nhưng chưa được đào tạo cơ bản về quản lý, chưa được bồi dưỡng thường xuyên về
68
công tác quản lý. Trong quá trình thực hiện công tác quản lý, các Hiệu trưởng chủ yếu tự học, tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn, dựa theo kinh nghiệm là chính, hầu hết còn thiếu cơ sở khoa học quản lý. Công tác kế hoạch hóa mặc dù đã tuân thủ đúng các bước, tuy nhiên các Hiệu trưởng chưa vận dụng hết trí tuệ tập thể, kế hoạch vì vậy còn mang tính chủ quan của cá nhân, chưa cụ thể chi tiết, tính hiệu quả của công tác quản lý chưa cao.
- Các Hiệu trưởng đã nhận thức được tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong nhiệm vụ GD toàn diện nhân cách cho học sinh nhưng do khó khăn về thời gian, điều kiện CSVC, kinh phí do đó mà họ chưa tích cực trong việc chỉ đạo HĐGDNGLL thường xuyên, nội dung phong phú, hình thức đa dạng (85.0%). Trong cơ chế quản lý GD hiện nay, thủ trưởng các đơn vị chịu sự lãnh đạo về chuyên môn của ngành dọc và sự lãnh đạo về mặt chính quyền của địa phương theo lãnh thổ, nên nhiều công việc chồng chép trùng nhau, gây lãng phí thời gian và công sức, hơn nữa còn mất thời gian cho các công việc hành chính, cho nhiều cuộc họp có nội dung liªn quan đến GD. Việc hạn chế về thời gian dành cho công tác chuyên môn ở nhà tường dẫn tới không sát sao, kịp thời năm tình hình về đội ngũ GV và thực tiễn hoạt động chuyên môn nói chung và các HĐGDNGLL nói riêng để rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời. Mặt khác, trong nhận thức của nhiều Hiệu trưởng về vai trò, tác dụng, sự cần thiết của các HĐGDNGLL mới chỉ đa số ở mức độ quan trọng, chưa thực sự thấy được vai trò của HĐGDNGLL đối với nhiệm vụ GV toàn diện cho HS. Điều đó đã dấn đến việc tổ chức các HĐGDNGLL ở các nhà trường chưa đạt yêu cầu, đa phần còn mang tính hình thức, chiếu lệ nên hiệu quả chưa cao.
* Nguyên nhân khách quan
Trong đội ngũ GV có thể chia thành hai nhóm
Nhóm thứ nhất - chiếm ưu thế - do nhận thức của họ về vai trò, tác dụng của HĐGDNGLL còn nhiều hạn chế. Những GV này cho rằng HĐGDNGLL chỉ làm cho họ mất thêm thời gian và công sức nhưng lại
69
chẳng có hiệu quả gì trong việc nâng cao chất lượng GD. Vì thế, hầu hết họ chỉ làm một cách chiếu lệ, mang tính chất đối phó mà không hề quan tâm đến chất lượng của các HĐGDNGLL.
Nhóm thứ hai, là những GV ý thức được rất rõ sự cần thiết, tác dụng tích cực của HĐGDNGLL. Tuy nhiên, những GV này còn thể hiện thiếu sự quyết tâm trong triển khai hhoạt động. Ngoài ra trong thực tiễn nhiều HĐGDNGLL không chỉ cần ở người GV thời gian, công sức mà còn cần phải có cả điều kiện khác (như kinh phí, sự giúp đỡ, ủng hộ của BGH. của đồng nghiệp...) phục vụ cho các hoạt động. Mặt khác, bản thân GV còn có rất nhiều việc phải làm, ở nhà trường, trong gia đình, do đó sự sẵn sàng cho HĐGDNGLL chưa cao. Đa số các nhà trường trong địa bàn huyện Lập Thạch chưa đánh giá đúng mức vai trò của HĐGDNGLL, thủ trưởng các đơn vị chưa xem đó là một tiêu chí đánh giá năng lực của GV. Vì vậy, những GV này dù nhận thức rõ tác dụng của hoạt động GDNGLL nhưng vẫn chưa thực sự có động cơ thực hiện những họat động này.
Mặt khác như chúng ta đã biết, đối với HĐGDNGLL năng lực đội ngũ tổ chức HĐGDNGLL đóng vai trò rất quan trọng, nhất là người TPT Đội. Trong khi đó ở nhiều nhà trường năng lực của họ còn nhiều hạn chế, điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các HĐGDNGLL.
- Trong các HĐGDNGLL HS đóng vai trò vô cùng quan trọng, là chủ thể của hoạt động, có ý nghĩa quyết định tới sự thành công hay thất bại của các hoạt động ấy. Tuy nhiên, đa phần HS của các trường THCS trên địa bàn huyện Lập Thạch sống ở nông thôn. Các em ít được tiếp xúc với các hoạt động giao lưu tập thể. Vì vậy, hầu hết các em HS ở đây nhút nhát, kỹ năng giao tiếp của các em còn nhiều hạn chế, điều này gây trở ngại không nhỏ trong quá trình tổ chức các HĐGDNGLL.
- Cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho HĐGDNGLL ở hầu hết các nhà trường trên địa bàn huyện Lập Thạch chưa đáp ứng được yêu
70
cầu trong kịch bản của các HĐGDNGLL. Đặc biệt là kinh phí cho các HĐGDNGLL còn rất eo hẹp, nhiều khi muốn tổ chức HĐGDNGLL thật chu đáo nhưng đội ngũ tổ chức không biết huy động nguồn kinh phí. Mặt khác, trong nhận thức của các lực lượng ngoài nhà trường về các HĐGDNGLL còn nhiều hạn chế, rất nhiều người cho rằng đối với HS kiến thức văn hóa mới là điều quan trọng, làm sao đạt được điểm tổng kết thật cao, làm sao để đạt được danh hiệu HS giỏi; đó mới là điều cần thiết nên làm. HĐGDNGLL là một hoạt động còn rất mới mẻ, nhiều HĐGDNGLL chưa thật sự có hiệu quả khiến cho nhiều người chưa thấy được tác dụng cũng như sự cần thiết của các HĐGDNGLL.
Về mặt định hướng, Ban chỉ đạo HĐGDNGLL cần thiết phải đẩy mạnh công tác GD tư tưởng chính trị, đạo đức của HS. Tổ chức cho HS HĐGDNGLL một cách tự giác, tích cực, tự quản, sáng tạo và cần khai thác các lực lượng ngoài nhà trường để xây dựng, tổ chức các hoạt động. Đồng thời cần chú ý các hoạt động để nhằm GD HS tham gia, tổ chức tốt các ngày truyền thống trong năm học, các chủ điểm GD hàng tháng.
Về phối hợp với các lực lượng GD, hiện nay, các nhà trường trên địa bàn huyện đã tranh thủ được sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương và các tổ chức quần chúng vào các HĐGDNGLL của HS. Mặc dù còn chưa được nhiều và chưa thường xuyên nhưng đã phần nào góp phần ngày càng nâng cao chất lượng các HĐGDNGLL để GD toàn diện HS. Đã phối hợp với các ban, ngành của địa phương để tuyên truyền, cổ động góp phần nâng cao CLGD toàn diện trong nhà trường. Nhà trường cũng đã phối hợp tốt với hội cha mẹ HS trong việc tham gia tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL trong hai năm học vừa qua.
Tóm lại, tất cả các nguyên nhân đều có ảnh hưởng đến việc quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan từ phía
71
các Hiệu trưởng, trong đó nguyên nhân chủ yếu là: Tính tích cực hoạt động của Hiệu trưởng trong công tác quản lý HĐGDNGLL.
72
Tiểu kết chƣơng 2
Qua nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở 10 trường THCS trên địa bàn huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc, chúng tôi rút ra được những kết quả như sau :
Đội ngũ CBQL, GV đã nhận thức đúng về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của HĐGDNGLL, BGH các trường đã có kế hoạch tổ chức một số hoạt động giáo dục tập thể tại trường, lớp.
HĐGDNGLL bắt buộc ở các trường THCS trong toàn Huyện đều tổ chức theo sự chỉ đạo của Phòng giáo dục, đã có tác dụng hình thành phát triển nhân cách của HS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS trong Huyện.
Việc tổ chức các hoạt động không bắt buộc ở các trường là khác nhau, các trường chủ động thực hiện theo mục đích giáo dục, theo kế hoạch riêng phù hợp với đặc điểm từng trường.
Các HĐGDNGLL mới dừng lại ở mức có tổ chức, điều kiện thực hiện các hoạt động còn hạn chế, hoạt động với quy mô lớn không được tổ chức thường xuyên do hạn hẹp về kinh phí. Lực lượng tổ chức các hoạt động với quy mô rộng vẫn chủ yếu là GV, HS tham gia tổ chức hoạt động còn ít.
Một số trường chưa chý ý thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, đa số tổ chức theo hình thức mít tinh nên ít phát huy được tính chủ động, sáng tạo của HS. Nhiều HS chưa tích cực tham gia hoạt động, thờ ơ hoặc tham gia đối phó.
HĐGDNGLL ở các trường THCS của Huyện Lập Thạch thực sự vẫn chưa được chú trọng đồng đều, các hoạt động chưa đi vào nền nếp và được đông đảo các lực lượng giáo dục xác định là trọng tâm của nhà trường do đó chưa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Vì vậy cần có những biện pháp quản lý HĐGDNGLL một cách hợp lý và khoa học để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên
73
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Những căn cứ và nguyên tắc để đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDNGLL GDNGLL
3.1.1. Căn cứ khoa học
3.1.1.1. Cơ sở lí luận
Cơ sở giáo dục học
- Mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam chỉ có thể được thực hiện thông qua các hoạt động đa dạng, trong đó HĐGDNGLL đóng vai trò quan trọng.
- Hoạt động HĐGDNGLL có nhiều hình thức. Càng đa dạng hóa các hình thức HĐGDNGLL, tác dụng giáo dục càng cao.
- Một trong những điều kiện để tổ chức tốt HĐGDNGLL là giáo viên giỏi chuyên môn, có kĩ năng tổ chức hoạt động này. Theo Xu- khom- lin- xki: Người giáo viên tốt phải là người biết yêu trẻ, biết giao tiếp với trẻ, nắm vững chuyên môn giảng dạy, nắm vững các khoa học có liên quan đến các môn học trong nhà trường, vận dụng linh hoạt lý luận dạy học, lý luận giao tiếp, tâm lý học... trong thực tiễn công tác của mình, đồng thời phải thành thạo kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó.
Cơ sở tâm lý học:
- HĐGDNGLL muốn thành công phải được tổ chức dựa trên hứng thú của học sinh. Người giáo viên và nhà quản lí phải hiểu đặc thù của tâm lí lứa tuổi, động viên các em tham gia và tham gia một cách có hiệu quả hoạt động này để phát triển ở các em kiến thức - kỹ năng - thái độ với môn học mà các em yêu thích.
74
- Học sinh hứng thú tham gia HĐGDNGLL nếu các hoạt động này mang lại cho các em nhiều điều mới mẻ. Thường xuyên tạo sự mới mẻ trong các hình thức tổ chức HĐGDNGLL để thu hút các em tham gia, tạo sự yêu thích, tránh cảm giác nhàm chán và tạo cơ hội để các em được khám phá và thể hiện mình.
Cơ sở quản lý giáo duc
Thế kỷ XXI là thế kỷ của trí tuệ, của trí thức, sáng tạo khoa học và công nghệ, sẽ tác động mạnh mẽ đến nhân loại "Chiến lược GD - ĐT là một bộ phận rất quan trọng trong chiến lược vì con người. Con người có trí thức là tài nguyên quan trọng nhất của mọi nền sản xuất. Cải thiện tố chất nguồn nhân lực là điều kiện chính để tăng trưởng kinh tế"
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã khẳng định "Phải tiếp tục đổi mới phương pháp GD đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của HS"
Định hướng trên đây đã được cụ thể hóa trong mục 2, điều 28 Luật GD
"Phương pháp GD phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS" [24, tr. 8].
Do đó các biện pháp đưa ra phải đáp ứng yêu cầu đổi mới của GD THCS, của phương pháp quản lý HĐGDNGLL nhằm tạo ra sản phẩm con người, những con người có trình độ cao, biết cách tự học, có hoài bão, có