Đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 95)

động giáo dục ngoài giờ lên lớp

a. Mục đích của biện pháp

Tăng tính hấp dẫn của HĐGDNGLL, tạo ra sự hứng thú đối với HS; nhờ đó thu hút được đông đảo HS tham gia, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Chủ đề, hình thức tổ chức hoạt động luôn luôn đổi mới, đa dạng hoá các loại hình hoạt động là yếu tố quan trọng để thu hút HS tích cực và yêu các hoạt động. Sự mới lạ bao giờ cũng hấp dẫn đối với HS, khiến cho các em say mê khác phá. Nếu các hoạt động mà nội dung đơn điệu, hình thức lặp lại, không phong phú HS sẽ nhàm chán. Vậy hoạt động phải bao gồm cả: Hoạt động học tập, hoạt động văn hoá thể thao, hoạt động vui chơi giải trí. Các hoạt động này có thể tiến hành dưới các hình thức: Hội diễn văn nghệ, câu lạc

87

bộ học tập, các cuộc thi sân chơi trí tuệ,OLIMPIC hoc sinh THCS, hội Khoẻ Phù Đổng, tham quan học tập kinh nghiệm, tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương, có thể lồng ghép một dạng hoạt động chủ đạo với ứng dụng công nghệ thông tin khi tổ chức các hoạt động chẳng hạn:

- Đối với tổ chức HĐNGLL căn cứ vào phân phối chương trình, các nhóm chuyên môn lên kế hoạch ngoại khoá bộ môn hàng tháng, tuỳ theo tính chất từng môn có hình thức sinh hoạt khác nhau và có sự kết hợp đoàn thể thực hiện.

- Với việc tổ chức các hoạt động văn thể mỹ và phong trào Đoàn, Đội Đoàn, Đội triển khai chủ đề năm học, chủ điểm sinh hoạt tháng theo chỉ đạo của huyện, tình hình của địa phương, phối hợp tổ chức các cuộc thi rèn luyện nhân cách, lối sống, đạo đức thông qua hoạt động.

- Những chuyến về nguồn sẽ giúp HS ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, hiểu thêm về cuộc chiến đấu gian khổ của cha ông.

- Để rèn cho các em những đức tính quý báu như tinh thần nhân ái, ý thức cộng đồng, lòng yêu cuộc sống, yêu cái đẹp nhà trường cần tổ chức những hoạt động sau: giao lưu với cựu chiến binh, những chuyến công tác giao lưu xã hội như thăm trường nuôi dạy trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật…

- GD tinh thần tương thân, tương ái “Lá lành đùm lá rách”: qua các hoạt động thăm hỏi chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình neo đơn, thăm nghĩa trang liệt sĩ, qua các hoạt động từ thiện…

- Các ngày lễ lớn kỷ niệm trong năm cần tiến hành nghiêm túc và long trọng. + Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Tổ chức theo hình thức mít tinh kỷ niệm ngày lễ truyền thống của ngành; tuyên dương khen thưởng GV có những thành tích, các tập thể lớp và cá nhân HS có thành tích trong học tập và HĐGDNGLL, giao lưu với HS cũ về kỷ niệm, trao đổi phương pháp học tập.

+ Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2: Tổ chức văn nghệ chủ đề mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới; tổ chức văn nghệ

88

thi hát các làn điệu dân ca, thi các trò chơi dân gian trong lễ hội truyền thống dân tộc ở địa phương.

+ Ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3: Có thể tổ chức hội trại, trong hội trại tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao; hội thi HS thanh lịch, các trò chơi dân gian, vẽ tranh chủ đề vì một môi trường thân thiện.

+ GD tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc qua các ca khúc cách mạng: Trước giờ tập trung chào cờ đầu tuần thứ hai, đoàn trường nên mở những ca khúc cách mạng, các bài ca tiền chiến qua hệ thống loa truyền thanh của trường; Đoàn và Đội tổ chức thi hát tập thể các bài hát truyền thống, những bài hát ca ngợi quê hương để HS cảm nhận một cách sâu sắc từ đó tự rèn luyện sống theo lý tưởng cách mạng cao cả đó, lòng yêu nước.

+ Trong năm học nên tổ chức diễn đàn với các chủ đề: Kể các gương đội viên xuất sắc, doanh nhân và tri thức; thanh niên với vấn đề lập thân lập nghiệp; cảm nghĩ của bạn về câu hát: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.

- Đưa các trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy dây, đá cầu vào giờ ra chơi và các loại hình hoạt động nghệ thuật dân gian như múa ô, múa quạt, vào nhà trường thông qua các buổi hoạt động ngoại khoá, các buổi giao lưu văn nghệ với mục đích nhằm duy trì và bảo tồn những giá trị văn hoá của địa phương, GD HS lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương mình.

- Để cải tiến giờ chào cờ vẫn được coi là giờ bắt buộc, HS thụ động ngồi nghe nhàm chán thành một giờ HS cảm thấy thích thú, tích cực chủ động tham gia HĐGD, biến giờ tập trung chào cờ hàng tuần bầu khi khí căng thẳng thành một giờ sinh hoạt đầu tuần vui tươi, một sân chơi trí tuệ, bổ ích khởi sắc cho một tuần học mới bắt đầu thì phải thay đổi một số nội dung và hình thức của buổi chào cờ như: Việc tổng kết, phê bình khen chê có thể thông qua

89

bảng tin và giao cho GVCN lớp nhắc nhở GD, dành thời gian để sinh hoạt các nội dung mà các em quan tâm và yêu thích.

Hoạt động này giúp các em thêm tự tin, hăng hái phát triển và say mê tìm tỏi phát hiện những câu chuyện về tấm gương… và những tấm gương học tập chăm ngoan của bạn bè. Qua các hoạt động hưởng ứng phong trào này HS sẽ có thêm một sân chơi lành mạnh bổ ích

Các hoạt động khác khi đưa vào tiết chào cờ tuỳ theo chủ đề có thể lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức sao cho phù hợp. Chẳng hạn thi hát ca khúc cách mạng, các khúc truyền thống đan xen một số tuần trong tháng hoạt động. Nếu tháng đó trùng với ngày kỷ niệm lớn đưa hoạt động gắn ngày kỷ niệm.

Mục đích của việc đưa những hoạt động và hình thức tổ chức trong giờ chào cờ như vậy sẽ có tác dụng khích lệ phong trào thi đua các hoạt động của nhà trường và khuyến khích thi đua giữa tập thể lớp; có tác dụng trong việc đánh giá công tác chủ nhiệm; qua kết quả thi đua các lớp chủ nhiệm, GVCN có thể đánh giá, soi xét mặt mạnh, mặt yếu của bản thân về công tác chủ nhiệm trong việc GDHS.

Trong quá trình GD việc đẩy mạnh các HĐGDNGLL, bản thân HS được tôi luyện và sẽ trưởng thành qua phong trào hoạt động thực tiễn, lĩnh hội kiến thức văn hoá xã hội nâng cao chất lượng GD toàn diện.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Các trường nên có kế hoạch dài hạn (5 năm) tương ứng với thời hạn của một cấp học để có kế hoạch trang bị ổn định và chắc chắn cơ sở vật chất trong kế hoạch hoạt động năm học có mục kinh phí dành cho các hoạt động

Đẩy mạnh công tác hướng về cộng đồng:

- Thực hiện công tác cùng tuyên truyền về An toàn giao thông thông qua hoạt động mít tinh, cổ động tháng an toàn giao thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện công tác giữ gìn vệ sinh cảnh quan, tuyên truyền với mọi người về giữ gìn vệ sinh chung như: 5 phút nhặt rác, bỏ rác đúng quy định, chăm sóc cây cảnh, công trình măng non…

90

- Công tác hỗ trợ ủng hộ các bạn nghèo, các bạn ở vùng sâu, vùng xa với phong trào tương thân, tương ái : Hỗ trợ Bạn nghèo đủ các điều kiện đến lớp, Tết vì bạn nghèo, ủng hộ trường vùng khó.

- Nhà trường cần thông qua kế hoạch với các nguồn lực khác nhau để huy động tiềm lực từ các nhà quản lý, chuyên môn, doanh nhân, nghệ sĩ… hỗ trợ tổ chức các hoạt động theo kế hoạch nhà trường và phát huy ý tưởng mới.

- Huy động cha mẹ HS, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể hỗ trợ về kinh phí để nhà trường có điều kiện tổ chức thực hiện hoạt động có hiệu quả. Khi tiến hành hoạt động phải thiết kế các chương trình hành động một cách chu đáo, có nội dung thiết thực gắn với nhiệm vụ học tập mang tính giáo dục cho học sinh. Nếu làm qua loa đại khái, nghiêng về thành tích thôi thì không những mất thời gian, công sức mà còn mất niềm tin và khó thân thiện.

- Kết hợp hài hòa trong việc thực hiện các phong trào thi đua:

- Ngoài việc quy định bắt buộc về thực hiện chương trình thì các nội dung HĐGDNGNGLL được đánh giá qua các đợt thi đua trong năm học của nhà trường.

- Hàng tháng, nhà trường tuyên dương học sinh xuất sắc trong tháng , mỗi lớp 01 học sinh có thành tích cao trong hoạt động xây dựng tập thể lớp, do tập thể HS trong lớp bình chọn.

- Thực hiện tốt phong trào thực hiện “Tiết học tốt” “ngày học tốt”… trong học sinh và giáo viên.

- Mỗi lớp có bản tự đăng ký xây dựng lớp học, trường học thân thiện, học sinh tích cực phù hợp với tình hình của lớp, được tập thể HS bàn bạc, thống nhất đăng ký từ đầu năm.

- Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai rộng rãi trong CB-GV-NV, HS và cha mẹ HS.

91

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 95)