của các biện pháp được đề xuất
* Mục đích:
Chúng tôi tiến hành thăm dò tính khả thi của các biện pháp tổ chức HĐGDNGLL nhằm mục đích:
- Thăm dò tính khả thi của biện pháp
- Hoàn thiện các biện pháp trước khi thử nghiệm.
* Đối tượng thăm dò:
Chúng tôi tiến hành thăm dò các đối tượng: 10 Hiệu trưởng, 11 P.Hiệu trưởng, 10 tổng đội, 100 GV của 10 trường THCS huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc.
3.4.2. Kết quả thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất được đề xuất
Tiến hành xin ý kiến các cán bộ quản lý GD các trường THCS về các biện pháp quản lý tổ chức thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL, về tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp quản lý tổ chức thực hiện chương trình HĐGDNGLL, chúng tôi sử dụng mẫu phiếu số 3 (Thực hiện khảo sát 10 Hiệu trưởng và 11 Phó Hiệu trưởng, 11 Tổng phụ trách đội, 100 Giáo viên) và thu được kết quả sau đây:
95
Bảng 3.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về HĐGDNGLL STT Biện pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %
1 Nâng cao nhận thức cho các
lực lượng GD 45 34.35 83 63.35 3 2.29
2 Xây dựng và phát triển đội
ngũ tổ chức HĐGDNGLL 45 34.35 80 61.06 6 4.58
3
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện cho HĐGDNGLL
51 38,93 76 58.01 4 3,05
4
Đa dạng hoá các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức HĐGDNGLL
41 31.29 85 64,88 5 3,81
5
Phối hợp các lực lượng giáo dục tổ chức các HĐGDNGLL có hiệu quả
60 45,80 65 49,61 6 4,58
Năm biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ cần thiết cao. Cán bộ quản lý và 100 GV được hỏi cho ý kiến rằng tính cần thiết nhất là biện pháp Phối hợp các lực lượng giáo dục tổ chức các HĐGDNGLL (rất cần thiết: chiếm 45,80%; cần thiết: 49,61%), tính cần thiết thứ hai đa số cùng đồng nhất quan điểm là biện pháp Đa dạng hoá các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức HĐGDNGLL (rất cần thiết: 31.29 %; cần thiết: 64,88%), tính cần thiết thứ ba thể hiện ở biện pháp Nâng cao nhận thức cho các lực lượng GD (rất cần thiết: 34.35%; cần thiết: 63.35%). Hai biện pháp còn lại
96
tuy được đánh giá mức độ rất cần thiết và cần thiết ở mức độ thấp hơn nhưng vẫn đạt tỷ lệ cao trong số người được hỏi. Điều này cho thấy, những người được hỏi ý kiến đa số đều cho rằng năm biện pháp mà chúng tôi đưa ra là rất cần thiết để áp dụng vào việc quản lý thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở các trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
Biểu đồ 3.1: Kết quả chung về tính cần thiết của các biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng về HĐGDNGLL
97
Bảng 3.2. Khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về HĐGDNGLL
(Thực hiện khảo sát 10 Hiệu trưởng và 11 Phó Hiệu trưởng, 11 Tổng phụ trách đội, 100 Giáo viên)
STT Biện pháp
Mức độ khả thi
Rất khả thi Khả thi Không khả
thi
SL % SL % SL %
1 Nâng cao nhận thức cho các
lực lượng GD 41 31.3 79 60.3 11 8,39
2 Xây dựng và phát triển đội
ngũ tổ chức HĐGDNGLL 39 29.77 82 62.59 10 7.6
3
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện cho HĐGDNGLL
37 28,24 78 59.54 16 12.21
4
Đa dạng hoá các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức HĐGDNGLL
40 30.53 82 62.59 9 6.8
5
Phối hợp các lực lượng giáo dục tổ chức các HĐGDNGLL có hiệu quả
42 32.06 81 61.83 8 6.1
Về 5 biện pháp đề xuất, các đối tượng khảo sát đều đồng nhất tính khả thi cao, đó là: Biện pháp Phối hợp các lực lượng giáo dục tổ chức các HĐGDNGLL có hiệu quả (rất khả thi: 32,06 %; khả thi: 61,83%). Biện pháp
Đa dạng hoá các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức HĐGDNGLL được cho rằng rất khả thi với tỷ lệ: 30.53%; khả thi: 62.59%). Các biện pháp còn lại cũng đều được đánh giá mức độ khả thi tương đối cao (đều có tỷ lệ khả thi trên 60%).
98
Điều này cho thấy, những người được hỏi ý kiến đều cho rằng năm biện pháp mà chúng tôi đưa ra là rất khả thi có thể áp dụng vào việc quản lý thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL trong giai đoạn hiện nay. Không có biện pháp nào được đánh giá rất cần thiết nhưng không khả thi.
Như vậy, kết quả khảo nghiệm đối với các cán bộ quản lý và GV các trường THCS đều phản ánh ý nghĩa rất thiết thực của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL. Kết quả này cũng đã nói lên sự nhận thức theo chiều hướng tốt đối với môn học. Việc quản lý hoạt động theo 5 biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về HĐGDNGLL là cần thiết và khả thi.
Biểu đồ 3.2: Kết quả chung về tính khả thi của các biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng về HĐGDNGLL
Trên đây là 5 biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trường THCS huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc. Mỗi biện pháp vừa có giá trị tồn tại tương đối độc lập, vừa có quan hệ mật thiết với các biện pháp khác. Người Hiệu trưởng khôn khéo, quản lý một cách khoa học, tập trung được sức mạnh của Hội đồng sư phạm nhà trường, phát huy được mặt mạnh của các lực lượng giáo dục, sử dụng biện
99
pháp phù hợp thì các HĐGDNGLL sẽ thực sự đáp ứng được các mục tiêu giáo dục đề ra.
100
Tiểu kết chƣơng 3
Luận văn đã nêu các căn cứ để đề xuất biện pháp quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng ở trường THCS: Căn cứ vào cơ sở lý luận và kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về quản lý HĐGDNGLL; căn cứ vào yêu cầu đổi mới của GD THCS và định hướng đổi mới về phương pháp quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS; căn cứ vào điều kiện thực tiễn của các trường THCS; căn cứ vào nghiên cứu thực trạng quản lý của Hiệu trưởng về HĐGDNGLL ở các trường THCS đặc biệt 10 trường nghiên cứu sâu.
Chúng tôi đã xây dựng được 5 biện pháp tổ chức quản lý HĐGDNGLL cho Hiệu trưởng các trường THCS đó là:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng GD;
Biện pháp 2: Xây dựng và phát triển đội ngũ tổ chức HĐGDNGLL;
Biện pháp 3: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện cho HĐGDNGLL;
Biện pháp 4: Đa dạng hoá các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức HĐGDNGLL;
Biện pháp 5: Phối hợp các lực lượng giáo dục tổ chức các HĐGDNGLL có hiệu quả.
Các biện pháp trên phải được tiến hành song song, không nên coi nhẹ biện pháp nào, từ đó mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tuy vậy, điều kiện để thực hiện các biện pháp quản lý thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở từng trường THCS có những điểm khác nhau. Vì thế có các biện pháp quản lý hoạt động này khác nhau nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung. Đó là phải đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung, chương trình và mục tiêu môn học yêu cầu trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học mà Bộ, ngành GD triển khai.
Năm biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về HĐGDNGLL đã được tiến hành khảo nghiệm đều khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện
101
pháp đó. Đây là thuận lợi rất quan trọng để các nhà trường quan tâm phát huy, áp dụng vào thực tiễn trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức hoạt động chương trình HĐGDNGLL ở trường THCS.
102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. HĐGDNGLL những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các bộ môn
văn hoá, là hoạt động GD có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức được thực hiện trong các hoạt động thực tiễn về khoa học - kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, văn hoá nghệ thuật, hoạt động thể thao, vui chơi giải trí… ở ngoài giờ lên lớp, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS.
HĐGDNGLL là một trong những hoạt động góp phần GD đạo đức, tư tưởng chính trị cho HS, hình thành nhân cách toàn diện con người Việt Nam mới. Đây là hoạt động đặc biệt quan trọng, bởi lẽ nếu “có tài mà không có đức là người vô dụng”
Quản lý thực hiện chương trình HĐGDNGLL của hiệu trưởng ở trường THCS là những tác động có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lý GD tới đối tượng, khách thể quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung, chương trình HĐGDNGLL ở trường THCS.
1.2. Đề xuất các biện pháp HĐGDNGLL của Hiệu trưởng ở trường THCS
- Vĩnh Phúc hiện nay tuy có nhiều điểm tốt, có tác dụng tích cực trong tổ chức thực hiện và đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong GD toàn diện cho HS. Song những kết quả ấy vẫn còn bộc lộ những tồn tại trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện cần sớm được khắc phục.
- Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng trường THCS, trong đó nguyên nhân chủ quan chiếm ưu thế. Nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng nhiều nhất là: Tính tích cực hoạt động của Hiệu trưởng trong công tác quản lý HĐGDNGLL. Nguyên nhân khách quan có ảnh hưởng nhiều nhất là: Cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh phí hạn hẹp.
- Để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL ở trường THCS, Hiệu trưởng cần tăng cường 5 biện pháp quản lý như sau:
103
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng GD.
Biện pháp 2: Xây dựng và phát triển đội ngũ tổ chức HĐGDNGLL Biện pháp 3: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện cho HĐGDNGLL
Biện pháp 4: Đa dạng hoá các loại hình hoạt động, các hình thức tổ
chức HĐGDNGLL
Biện pháp 5. Phối hợp các lực lượng giáo dục tổ chức các HĐGDNGLL có hiệu quả.
- Điều kiện để thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý HĐGDNGLL là: Hiệu trưởng phải nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và GD trong tổ chức thực hiện chương trình HĐGDNGLL; tăng cường cơ sở vật chất, nguồn tài chính cho tổ chức HĐGDNGLL; phải phối hợp tốt với các lực lượng GD; phải tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát HĐGDNGLL. Đó là những điều kiện quan trọng quyết định để mục tiêu cuối cùng là đạt hiệu quả cao nhất trong tổ chức thực hiện chương trình HĐGDNGLL.
1.3. Năm biện pháp quản lý thực hiện chương trình HĐGDNGLL đều có tính cần thiết và tính khả thi cao, đó là cơ sở để hiệu trưởng các trường TH tìm hiểu và ứng dụng khi cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh phí còn hạn hẹp.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.2. Đối với Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra HĐGDNGLL của các nhà trường hằng năm, giúp các trường đánh giá, xếp loại GV đúng, tạo điều kiện cho GV tự tin, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Quy định, tạo điều kiện cho CBQL được thường xuyên tiếp thu kiến thức khoa học quản lý, qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tổ chức tham quan các điển hình tiên tiến, giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý của các trường bạn, tỉnh bạn và một số nước có nền GD phát triển trong khu vực.
104
2.3. Đối với trường THCS nói chung và Hiệu trưởng nói riêng
Hiệu trưởng phải thống nhất xây dựng và triển khai kế hoạch HĐGDNGLL từ: Việc xây dựng kế hoạch nội dung hoạt động - kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị - kế hoạch sử dụng kinh phí dành cho HĐGDNGLL.
Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL trong nhà trường, phát huy sự tham gia của tập thể của GV. Tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức nhà trường để thống nhất về nội dung, cách tổ chức gắn các nội dung học tập và GD KNS.
Đa dạng hoá nội dung và hình thức thực hiện HĐGDNGLL
Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện HĐGDNGLL, khen thưởng động viên kịp thời như các môn văn hoá, kết quả HĐGDNGLL là một trong những tiêu chí bình xét danh hiệu thi đua hàng năm.
2.4. Đối với GV
Tăng cường tực học, tự đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL để tổ chức tốt HĐGDNGLL cho HS.
Hướng dẫn cho cán bộ lớp, cán bộ Đội về nội dung, các hình thức tổ chức HĐGDNGLL để tăng thêm lòng tự tin cho đội ngũ này. Tạo điều kiện để các em phát huy khả năng của mình khi tổ chức hoạt động này cho cả lớp.
GV phải ý thức được rằng mình chỉ là người cố vấn chứ không làm thay nhiệm vụ của HS.
105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Aphanaxép (1980): Lao động của người lãnh đạo . NXB Lao động.
[2]. Bộ GD-ĐT (2002), Chương trình HĐGDNGLL trường THCS
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Đề án xã hội hoá giáo dục và đào tạo , (Dự thảo 6)
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ trường Trung học (2007), , NXB Giáo dục, Hà Nội
[5]. Nguyễn Hải Châu (2007) Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp, NXB Giáo Dục
[6]. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001). Đại cương khoa học quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7]. Phạm Khắc Chƣơng (1997) J.A Cômenxki ông tổ của nền sư phạm
cận đại, NXB GD
[9]. Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
Giáo dục, Xuất bản lần thứ nhất.
[10]. Nguyễn Lê Đắc (1997), Cơ sở tâm lý của công tác giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp (NGLL) trên địa bàn dân cư, Luận án PTSKH.
[11]. Trần Khánh Đức (2011) “Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu
khoa học giáo dục” . NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[12]. Nguyễn Thị Hà (2011): “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT chuyên KHTN – ĐH Quốc gia Hà Nội”
[13]. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của
thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[14]. Đỗ Nguyên Hạnh (1998), Một vài hình thức giáo dục học sinh NGLL có hiệu quả, Tạp chí NCGD 2
106
[14]. Đặng Vũ Hoạt, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông
[15]. Bùi Minh Hiền (Chủ biên) – Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006),
Quản lý chất lượng giáo dục, NXB ĐHSP Hà Nội
[16]. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, NXB Giáo dục, Hà Nội
[17]. Lê Văn Hồng, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo
[18]. Đinh Xuân Huy (1999), Luận văn thạc sĩ tổ chức và công tác quản lý văn hoá - Giáo dục “Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng trường dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu”.
[19]. Trần Quốc Hùng (2000), Nền kinh tế mới toàn cầu hoá và thử thách đối với các nước đang phát triển, tạp chí nghiên cứu kinh tế số 5 [20]. H. Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich ; “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” Ngd. : Bản dich (1998) NXB KH&KT
[21]. Phạm Lăng (1984), Hoạt động giáo dục NGLL ở trường PTTH Chu
Văn An – Hà Nội, Tạp chí NCGD 12.
[22]. Bùi Thị Lâm; “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) làm quen với môi trường xung quanh” 1999
[23]. Nguyễn Văn Lê (1997), Quản lý trường học, Người hiệu trưởng,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
[24]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2002) “Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[25]. Đỗ Văn Lợi “ Một số biện pháp quản lý HĐGD NGLL ở các trường
phổ thông Hermann Gmeiner”
[26]. Quốc hội nƣớc CHXHXNVN (1998). Luật giáo dục nước Cộng hòa
107
[27]. Quốc hội nƣớc CHXHXNVN (2005). Luật giáo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
[28]. Nguyễn Dục Quang (Chủ biên) (2006), HĐGDNGLL, Tài liệu bồi dưỡng GV-Bộ GD-ĐT
[29]. Nguyễn Gia Quý (2002), Quản lý tác nghiệp giáo dục, Bài giảng QLGD, Trường Cán bộ QLGD TƯ1
[30]. Nguyễn Văn Thiềm trong bài “Mấy biện pháp giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp theo địa bàn dân cư”
[31]. Lƣu Thu Thủy (chủ biên)- Lê Thị Tuyết Mai- Ngô Quang Quế - Bùi Sĩ Tụng, “Hướng dẫn tổ chức Các hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp”, NXB GD.
108
PHỤ LỤC
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN MẪU 1
(Dành cho cán bộ quản lý & GV)
Mong thầy (cô) vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô hoặc cột lựa chọn theo từng cầu hỏi mà thầy (cô) cho là thích hợp đối với những vấn đề sau:
I. Theo đồng chí tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vai trò gì?