Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của người hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 39)

trường THCS.

1.4.2.1. Khái niệm

Quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trường THCS là quá trình tác động có mục đích của Hiệu trưởng đến đối tượng quản lý để nhằm tổ chức tốt

được HĐGDNGLL nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho HS THCS.

1.4.2.2. Nội dung quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng trường THCS. a. Quản lý việc thực hiện HĐGDNGLL của GVCN

* Lập kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL

Hiện nay việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL của GVCN là một yêu cầu bắt buộc, GVCN lớp là một thành phần không thể thiếu trong việc tổ chức HĐGDNGLL. Vì vậy Hiệu trưởng cần nắm vững phân phối chương trình mà Bộ GD - ĐT đó ban hành đó là phần bắt buộc mỗi tháng có chủ điểm cụ thể cần bám sát để chỉ đạo GVCN tổ chức HĐGDNGLL đúng quy định và đạt hiệu quả cao. Hiệu trưởng - Nhà quản lý đó nắm vững chủ điểm nhưng cần quán triệt đội ngũ GVCN thực hiện nghiêm túc, có kiểm tra đánh giá xếp loại từng GV thông qua cán bộ Đoàn - Đội. Bên cạnh nội dung bắt buộc còn có các hoạt động tự chọn với các nội dung như: Các câu lạc bộ toán học, văn học, hoạt động thể thao, các hoạt động lao động công ích...

31

- HĐGDNGLL phải có sự chỉ đạo, giảng dạy, tổ chức hoạt động của đội ngũ GVCN lớp, mỗi GVCN lớp là một anh chị phụ trách, vì vậy quản lý hoạt động tự chọn, việc triển khai tổ chức HS lớp mình hoạt động ra sao có hiệu quả. GVCN phối kết hợp với cán bộ Đoàn – TPT, với PHHS đánh giá HS, rút kinh nghiệm tổ chức HĐGDNGLL để đạt hiệu quả hơn.

- Hiệu trưởng quản lý việc triển khai HĐGDNGLL của GVCN, nắm chắc được hoạt động này diễn ra ở các lớp như thế nào. Nêu cao vai trò của GVCN trong các hoạt động, phân bố thời gian thực hiện, đa dạng các hình thức, nội dung thực hiện tổ chức điều kiện hoạt động của đội ngũ ban chỉ huy chi đội đó; công tác tự quản; ý thức tham gia hoạt động của các đội viên trong chi đội của HS phải khách quan, chính xác và thông qua nhiều kênh như: tự đánh giá, tổ nhóm đánh giá, cán bộ chi đội, liên đội và TPT đánh giá...

Để HĐGDNGLL có kết quả tốt thì GVCN cần phải phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên và Đội TNTP HCM. Bên cạnh đó GVCN phải xác định nhiệm vụ của mình là phải giúp đỡ tạo điều kiện để chi đội, chi hội thanh niên của lớp xây dựng kế hoạch công tác bồi dưỡng cán bộ cốt cán, cố vấn tham mưu để cho các em tự tổ chức các hoạt động. Nói cách khác, hướng dẫn cho các em tự quản làm sẽ đạt kết quả cao hơn là làm thay phần việc của các em.

- Quản lý tốt việc phối hợp giữa GVCN và PHHS là việc làm rất quan trọng trong quá trình GD vì đây là hai lực lượng không thể tách rời nhau. Ngoài ra vai trò của các lực lượng xã hội khác rất quan trọng do vì các em thường xuyên tiếp xúc với xã hội và dễ dàng bắt chước những điều tiêu cực, ảnh hưởng những tệ nạn xã hội. Trong thực tế có rất nhiều GV giỏi chuyên môn trong giảng dạy nhưng công tác chủ nhiệm lại không có hiệu quả tốt và ngược lại. Chính vì vậy đòi hỏi người GVCN cần có năng lực sư phạm để vừa giảng dạy tốt vừa làm công tác chủ nhiệm tốt thì đó mới là một niềm hạnh phúc đối với các em HS, như vậy người GVCN đó mới hoàn thành được sứ mệnh của người thầy giáo.

32

* Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL

Việc đánh giá HS qua HĐGDNGLL sẽ góp phần đánh giá chất lượng giáo dục nói chung, đặc biệt là hạnh kiểm. Qua kiểm tra giúp GV tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình, giúp GV tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hoàn thiện học vấn. Đồng thời, GVCN cũng thấy được hoạt động của các lớp khác trong trường để điều chỉnh công tác chủ nhiệm của mình tốt hơn.

Để việc đánh giá đạt được mục tiêu đề ra, cần phải bám sát vào những nội dung đánh giá, các mức, tiêu chí đánh giá, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học.

b. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính phục vụ cho HĐGDNGLL

Căn cứ vào các văn bản quy định của Bộ GD và Đào tạo về tiêu chuẩn, số lượng, chất lượng các điều kiện cơ sở vật chất của trường học, của cấp học và tình hình thực tế nhà trường để lập kế hoạch trước mắt, lâu dài cho việc xây dựng , mua sắm mới trang thiết bị, cơ sở vật chất. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động GD nói chung và HĐGDNGLL nói riêng vừa là nội dung quản lý, vừa là biện pháp quản lý. Vì vậy, người Hiệu trưởng cần chú trọng việc xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động GD.

* Về trang thiết bị: Cũng như trong hoạt động giảng dạy các môn học, HĐGDNGLL rất cần có CSVC, kỹ thuật để đạt hiệu quả giáo dục mong muốn. Điều kiện tổ chức, phương tiện sẽ làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động. Thiết bị tối thiểu cho tổ chức HĐGDNGLL cần có: Máy tính, máy chiếu, máy chiếu hắt, đài, đầu video, đàn, micro, dụng cụ thể thao. Kinh phí cũng là yếu tố quan trọng. Trong khi kinh phí dành cho hoạt động không nhiều thì việc GV cần có những ý tưởng sáng tạo, tìm tòi các phương tiện cho hoạt động phù hợp với điều kiện của lớp, trường mình là rất cần thiết. Quản lý việc bảo quản, sử dụng các phương tiện, thiết bị phục vụ cho các hoạt động GD như: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, Internets, đồ dùng dạy học, thiết bị thí

33

nghiệm, thực hành, các thiết bị âm thanh, ánh sáng... Phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các phương tiện, thiết bị đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD.

Khi tổ chức các hoạt động tập thể cho HS toàn trường đòi hỏi phải có đủ các điều kiện phục vụ cho hoạt động, các biểu trưng biểu tượng theo chủ đề, cờ pano, áp phích tuyên truyền cho ngày hoạt động và các khẩu hiệu phục vụ cho hoạt động tập thể.

Việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân, các bộ phận trước khi triển khai HĐGDNGLL là rất cần thiết nhằm tận dụng tối đa sự đóng góp của các thành viên trong nhà trường, đặc biệt khi liên quan đến cơ sở vật chất. Việc giao nhiệm vụ cất giữ, bảo quản trang thiết bị sau khi sử dụng là một trong những yếu tố quan trọng của quản lí HĐGDNGLL.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)