Phân tích kết quả hoạt động KD chung của công ty qua một số năm

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sản phẩm Dầu nhờn lon hộp tại công ty CP Hóa dầu Petrolimex (Trang 43)

c) Các Công ty liên kết:

2.3.1 Phân tích kết quả hoạt động KD chung của công ty qua một số năm

Phân tích tình hình kinh doanh

Tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống, thành quả trong sản xuất kinh doanh của Petrolimex hơn 50 năm qua, sau hơn 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay PLC đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam chuyên kinh doanh các sản phẩm hóa dầu: Dầu mỡ nhờn, Nhựa đường, Dung môi hóa chất. Điều đó được thể hiện qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm như sau:

Đơn vị: tỷ đồng

STT Khoản mục Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Doanh thu thuần 2.575,68 2.970,60 3.742,84 4.913,51 2 Giá vồn hàng bán 2.277,79 2.600,17 3.149,77 4.179,76

3 Lãi gộp 297,89 370,43 593,07 733,75

4 Chi phí hoạt động 205,76 210,19 311,99 322,89

5 Lợi nhuận sau thuế 55,07 55,04 172,89 277,49

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007-2010)

Biểu đồ 2.4: Doanh thu của công ty qua các năm

Bảng 2.2: So sánh kết quả kinh doanh của công ty PLC

Khoản mục So sánh 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Số tuyệt đối (Tỷ đồng) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tỷ đồng) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (Tỷ đồng) Số tương đối (%) Doanh thu 394,92 15,33 772,24 26 1170,67 31,28 Giá vốn 322,38 14,15 549,6 21,14 1029,99 32,7 Lãi gộp 72,54 24,35 222,64 60,1 140,68 23,72 Chi phí 4,43 2,15 101,8 48,43 10,9 3,38 Lãi ròng -0,03 -0,05 117,85 114,12 104,6 60,5 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp )

Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm ta thấy doanh thu của công ty luôn giữ tốc độ tăng trưởng đều qua các năm và tăng dần cùng với sự phục hồi của nền kinh tế sau cuộc khủng hoàng kinh tế năm 2008, cụ thể năm 2009 tăng 26% so với năm 2008, năm 2010 tăng 31,28 so với năm 2009. Trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính vẫn chiếm tỷ trọng cao (99%). Trong đó,

doanh thu từ sản phẩm nhựa đường luôn giữ vị trí số một (40%), tiếp đến là sản phẩm dầu mỡ (35%) và hóa chất (24%).

Cùng với sự tăng lên của doanh thu, lợi nhuận sau thuế (LNST) của công ty cũng có sự tăng trưởng nhanh chóng kể từ sau sự kiện suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2008. Nếu năm 2008, Công ty còn bị lỗ thì sang năm 2009 mức lợi nhuận mà công ty đạt được khá cao, tăng 214,12% so với năm 2008. Bước sang năm 2010, khi nền kinh tế đã có sự phục hồi đáng kể thì mức lợi nhuận công ty đạt được tăng lên ở mức 277,49 tỷ đồng, tăng 104,6 tỷ đồng so với năm 2009 tức tăng 60,5%.

Phân tích tình hình tài chính

Bảng 2.3: Một số chỉ số tài chính của công ty qua các năm

Đơn vị: Lần

STT Chỉ số 2008 2009 3Q đầu năm2010

1. Khả năng thanh toán PLC Ngành PLC Ngành PLC Ngành

Thanh toán nhanh 0.65 1.41 0.89 2.48 0.84 2.12

Thanh toán hiện hành 1.19 2.45 1.42 3.15 1.38 2.85 2. Cấu trúc vốn

Nợ/Tồng Tài Sản 1.00 0.26 0.64 0.25 0.66 0.26

Nợ/Vốn CSH 3.50 0.35 1.75 0.34 1.93 0.35

(Nguồn:Báo cáo phân tích cổ phiếu của công ty CP chứng khoán Trường Sơn)

Quan bảng trên ta thấy hệ số thanh toán hiện hành luôn lớn hơn 1 và hệ số thanh toán nhanh luôn lớn hơn 0,5 cho thấy Công ty duy trì được khả năng thanh toán ở mức an toàn. Tuy nhiên ta thấy, khả năng thanh toán hiện hành của công ty năm 2008 là 1,19 thấp hơn của ngành là 2,45; năm 2009 của PLC là 1,42 thấp hơn của ngành là 3,15; ba quý đầu năm 2010 của PLC là 1,38 thấp hơn của ngành là 2,85… Chỉ số thanh toán nhanh hàng năm của PLC đều thấp hơn so với ngành, điều này cho thấy tuy khả năng thanh toán của công ty ở mức an toàn, nhưng mức an toàn này vẫn thấp hơn của ngành.

Về cấu trúc vốn, chỉ tiêu Nợ/Tổng tài sản vào khoảng 65% từ năm 2009 đến nay (của ngành chỉ khoảng 25%), chỉ tiêu Nợ/Vốn CSH lên đến 1,93 lần (3 quý đầu năm 2010) trong khi trung bình ngành chỉ là 0,35 lần. Điều này cho thấy tốc độ tăng nợ của công ty nhanh hơn tốc độ tăng vốn. Điều này khá nguy hiểm đối với hoạt động của công ty khi mà nợ nhiều hơn vốn, công ty cần có sự xem xét để tái cơ cấu lại nguồn vốn, đảm bảo mức an toàn trong hoạt động kinh doanh.

Chỉ số ROA, ROE của công ty năm 2007 chỉ số ROA là 5%, ROE là 18%; năm 2008 chỉ số ROA là 4%, ROA là 17%; tính trong quý IV năm 2010 chỉ số ROA là 4%, ROE là 13%. Hai chỉ số ROA và ROE của PLC luôn ở mức cao và tươnng đương nhau cho thấy sự tăng trưởng ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Bảng 2.4: Chỉ số ROA và ROE của công ty qua các năm

(Đơn vị: %) Chỉ số Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Q1 Q2 Q3 Q4 ROA 5% 4% 13% 3% 3% 3% 4% ROE 18% 17% 37% 10% 8% 10% 13%

(Nguồn: Báo cáo phân tích cổ phiếu của Cty CP chứng khoán Trường Sơn)

EPS của công ty tính riêng 3 quý đầu năm năm 2010 là 5851 đồng/1 CP, ước tính cả năm 2010 EPS của công ty khoảng 11.333 đồng/1 CP. Ta có thể thấy sự thay đổi của EPS qua các năm ở biều đồ sau:

Biểu đồ 2.5: EPS của công ty qua các năm

(Nguồn: Báo cáo phân tích cổ phiếu của Cty CP chứng khoán Trường Sơn)

2.3.2Phân tích tình hình tiêu thụ Dầu lon tại công ty PLC

Hoạt động kinh doanh sản phẩm Dầu lon tại công ty PLC được đánh giá là khá hiệu quả. Điều đó được thể hiện rõ qua tình hình tiêu thụ sản phẩm này theo năm, theo thị trường và theo đối tượng khách hàng.

Theo năm

Dầu mỡ nhờn lon hộp được 43oil là sản phẩm chiến lược của công ty PLC. Doanh số sản phẩm dầu nhờn lon hộp đóng góp 17% vào toàn bộ tổng doanh số. Sản lượng tiêu thụ Dầu lon của công ty PLC tăng đều qua các năm. Năm 2008, được 43oil là một năm đầy khó khăn đối với tất cả các doanh nghiệp, nhưng sản lượng tiêu thụ dầu lon vẫn tăng từ 2.706.800 lon năm 2007 lên 2.977.500 lon trong năm 2008. Đến năm 2010, sản lượng tiêu thụ đã tăng lên 4.256.000 lon tăng 19% so với năm 2009. Sau đây là bảng số liệu tiêu thụ sản phẩm Dầu lon từ năm 2007 đến năm 2010:

Bảng 2.5: Số liệu tiêu thụ dầu lon từ năm 2007 – 2010

Đơn vị: Lon

Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

SL tiêu thụ 2.706.800 2.977.000 3.576.000 4.256.000

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2007-2010)

Bảng 2.6: So sánh kết quả tiêu thụ Dầu lon từ năm 2007-2010

Đơn vị: %

So sánh theo năm 2008/2007 2009/2008 2010/2009

Tỷ lệ tương đối 9% 21% 19%

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Sự tăng trưởng về sản lượng tiêu thụ Dầu lon theo từng năm được thể hiện rõ hơn trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.6: Sản lượng tiêu thụ Dầu lon qua các năm

Theo thị trường

Sản phẩm Dầu lon của công ty PLC có thị trường tiêu thụ rộng khắp, bao phủ toàn bộ các khu vực trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó: văn phòng Công ty phụ trách đoạn thị trường các tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc Bộ, chi nhánh Hải Phòng phụ trách đoạn thị trường các tỉnh Duyên Hải Bắc Bộ, chi nhánh Đà Nẵng phụ trách

đoạn thị trường các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, chi nhánh Sài Gòn phụ trách đoạn thị trường các tỉnh Đông Nam Bộ, chi nhánh Cần Thơ phụ trách đoạn thị trường các tỉnh Tây Nam Bộ. Đoạn thị trường các tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc Bộ là đoạn thị trường dẫn đầu về tiêu thụ Dầu lon chiếm 31% tổng sản lượng tiêu thụ, tiếp đến là đoạn thị trường các tỉnh Duyên Hải Bắc Bộ với 21%... Sản lượng tiêu thụ của các đoạn thị trường được thể hiện cụ thể ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.7: Sản lượng tiêu thụ dầu lon theo các đoạn thị trường

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng KD Dầu mỡ nhờn lon hộp)

Sản lượng tiêu thụ ở các đoạn thị trường không ngừng tăng lên qua các năm, bảng số liệu sau sẽ thể hiện điều đó:

Bảng 2.7: Sản lượng tiêu thụ từng đoạn thị trường từ năm 2007-2010

Đơn vị: Lon

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

VP công ty 782.000 923.000 1.108.000 1.319.000

CN Hải Phòng 530.000 625.000 751.000 894.000

CN Đà Nẵng 504.000 595.000 715.000 851.000

CN Sài Gòn 527.000 620.000 749.000 894.000

CN Cần Thơ 202.000 238.000 286.000 340.000

Theo đối tượng khách hàng

Khách hàng tiêu thụ và phân phối sản phẩm Dầu lon của công ty PLC bao gồm: các Tổng đại lý Bán buôn (TĐL BB) Petrolimex, các Tổng đại lý Bán lẻ (TĐL BL) Petrolimex và các Đại lý ngoài hệ thống Petrolimex. Trong đó chủ yếu sản phẩm Dầu lon được tiêu thụ qua hệ thống Đại lý ngoài hệ thống Petrolimex, đặc biệt là tại các cửa hàng sửa xe, rửa xe máy, đối tượng khách hàng này đóng góp 44,2% doanh số vào tổng doanh số sản phẩm tiêu thụ Dầu lon của cả công ty; 30,8% đó là doanh số của các TĐL BL Petrolimex…

Biểu đồ 2.8: Sản lượng tiêu thụ Dầu lon theo đối tượng khách hàng

Cụ thể sản lượng Dầu lon được tiêu thụ theo đối tượng khách hàng qua các năm được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.8: Lượng tiêu thụ Dầu lon theo đối tượng khách hàng từ năm 2007-2010

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 TĐL BB Petrolimex 630.000 819.300 893.000 1.064.000 TĐL BL Petrolimex 777.000 942.800 1.103.000 1.285.000 ĐL ngoài Petrolimex 1.060.000 1.215.400 1.580.000 1.872.000

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2007-2010 của phòng KD Dầu mỡ nhờn)

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sản phẩm Dầu nhờn lon hộp tại công ty CP Hóa dầu Petrolimex (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w