Có một số phương pháp định giá chủ yếu như sau: Định giá từ chi phí
Giá cả xác định từ chi phí sản xuất theo công thức sau đây:
Trong đó: Ztb là giá thành toàn bộ tính cho một đơn vị sản phẩm.
Cth là các khoản thuế phải nộp (trừ thuế lợi tức) tính cho một đơn vị sản phẩm.
Ln là lợi nhuận dự kiến thu được (định mức) của một đơn vị sản phẩm. Định giá theo thị trường
Giá sản phẩm của doanh nghiệp đưa ra căn cứ vào giá thị trường hiện hành để quyết định. Tuy vậy doanh nghiệp cũng có thể đưa ra một mức giá cao hơn giá thị trường nếu sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng, uy tín cao hơn các doanh nghiệp khác và ngược lại có thể đưa ra mức giá thấp hơn. Khi xác định theo phương pháp này công ty xác định giá của mình chủ yếu dựa trên cơ sở giá của ĐTCT và ít quan tâm đến chi phí của mình cũng như nhu cầu. Các nhà kinh doanh đều cho rằng giá hiện hành phản ánh sự sáng suốt tập thể về vấn đề giá cả đem lại lợi nhuận công bằng và đảm bảo sự hài hòa của ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh doanh.
Định giá theo quan hệ cung cầu
Giá thực sự của thị trường và số lượng thực sự mua và bán được thể hiện ở mối quan hệ cung cầu.
Ở các mức giá thấp (P<P0) số lượng cầu vượt quá lượng cung. Ở các mức giá cao (P<P0) số lượng cầu thấp hơn số lượng cung.
Rõ ràng rằng nếu giá được cố định ở mức thấp thì sẽ có sự thiếu hụt về hàng hóa. Khách hàng không thể tìm mua đủ số lượng hàng hóa mà họ muốn mua.
Ở các mức giá mà số lượng cunng = số lượng cầu thì giá này sẽ là P0 không có sự vượt cung cũng như vượt cầu. Người bán có thể tìm được khách hàng mua hết số hàng mà họ cung cấp và người mua có thể mua được đủ số hàng hóa mà họ cần mua.
Sơ đồ 1.3: Định giá sản phẩm theo quan hệ cung - cầu
P
ĐƯỜNG CUNG
P0
0 Q0 Q1 Q
Ngoài ra còn có một số phương pháp định giá như: chiến lược định giá phân biệt, định giá theo nhóm khách hàng, định giá theo địa điểm, định giá theo số lượng mua, định giá theo thời gian……