Mục tiêu và nội dung của thực tập sư phạm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập sư phạm của trường trung cấp sư phạm mẫu giáo-nhà trẻ Hà Nội (Trang 26)

1.3.2.1. Mục tiêu

Hoạt động thực tập sư phạm nhằm tạo điều kiện cho giáo sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế giáo dục trẻ, hình thành hệ thống những kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp theo yêu cầu nghề nghiệp.

Mục tiêu của thực tập sư phạm được cụ thể như sau: - Về nhận thức:

+ Giúp cho giáo sinh nâng cao nhận thực về vị trí, chức năng của ngành học, vai trò của người giáo viên mầm non;

+ Hiểu biết hơn về tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội và phong trào giáo dục của địa phương.

+ Giáo dục cho giáo sinh có ý thức tổ chức kỉ luật, tự giác thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ của đợt thực tập;

+ Có lòng yêu nghề, mến trẻ, yêu thương, gần gũi trẻ;

+ Khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm của giáo viên hướng dẫn thực tập và của các bạn, gần gũi với các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non và với phụ huynh trẻ;

+ Tác phong giản dị, có cách ứng xử văn hóa. - Về năng lực sư phạm:

+ Kỹ năng xây dựng kế họach giáo dục trẻ trong ngày, tuần, tháng và cả đợt thực tập;

+ Kỹ năng tổ chức quản lý nhóm, lớp trẻ , đưa trẻ vào nề nếp phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi;

+ Kỹ năng tổ chức hướng dẫn các hoạt động giáo dục (chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, hoạt động vui chơi, hoạt động học…);

+ Kỹ năng quan sát, giao tiếp, ứng xử sư phạm;

+ Kỹ năng đánh giá các hoạt động của trẻ, của các bạn bề và của bản thân; + Kỹ năng làm đồ dùng, trang trí nhóm, lớp trẻ;

+ Kỹ năng tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh trẻ trong việc giáo dục trẻ.

1.3.2.2. Nội dung

Nội dung thực tập sư phạm được đề ra dựa vào nhiệm vụ của người giáo viên. Khác với các ngành học khác, ở ngành học mầm non, người giáo viên thực hiện các nhiệm vụ rất đặc trưng. Ở các ngành học khác nhiệm vụ dạy học là chủ yếu nhưng đối với giáo dục mầm non thì nhiệm vụ dạy học chỉ là một trong những công việc hàng ngày của giáo viên. Nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh cho trẻ cũng không được xem nhẹ.

Dựa vào chương trình giáo dục trẻ mầm non của Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành, các trường Sư phạm, khoa mầm non thiết kế chương trình thực tập sư phạm cho phù hợp.

Nội dung thực tập bao gồm: - Tìm hiểu thực tế địa phương

+ Nghe báo cáo của đại diện ban giám hiệu trường mầm non về việc thực hiện mục tiêu của ngành; công tác chỉ đạo thực hiện chuyên môn của trường; việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng môi trường giáo dục.

+ Báo cáo của địa phương, nơi trường mầm non - cơ sở thực tập của giáo sinh về tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương; về vấn đề xã hội hóa giáo dục và phong trào xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo ở địa phương.

+ Báo cáo của giáo viên giỏi trường mầm non về những bài học và hướng phấn đấu để trở thành người giáo viên giỏi.

+ Tham quan cơ sở vật chất của nhà trường, cơ sở văn hóa của địa phương, tham gia một số hoạt động văn hóa, giáo dục của địa phương, xem một số kế hoạch, sổ sách có liên quan đến nội dung thực tập.

Qua việc tìm hiểu thực tế của địa phương, giúp các em giáo sinh có thêm kinh nghiệm để tổ chức hoạt động giáo dục trẻ tốt hơn trong đợt thực tập sư phạm.

- Thực tập công tác chăm sóc - giáo dục trẻ

+ Thực tập về công tác tổ chức quản lý nhóm, lớp mầm non.

Tổ chức quản lý nhóm, lớp mầm non là việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ trong từng ngày, từng tuần đảm bảo sự hài hòa, hợp lý giữa các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Việc giáo dục trẻ phải thể hiện được ý thức trách nhiệm cao, tình cảm yêu thương trẻ mới mang lại hiệu quả cao trong giáo dục.

+ Thực tập về vệ sinh, chăm sóc. Hoạt động này được đan xen trong các hoạt động trong ngày như:

Đón trẻ, trả trẻ;

Tổ chức ăn, ngủ cho trẻ; Vệ sinh thân thể trong ngày; Vệ sinh sau mỗi hoạt động;

Vệ sinh môi trường.

Để làm những công việc trên thì giáo sinh cần lên kế hoạch, nắm vững các thao tác, cách hướng dẫn trẻ.

+ Thực tập về nuôi dưỡng trẻ

Mỗi giáo sinh thực tập ở nhóm dinh dưỡng từ 5 - 6 ngày. Trong những ngày giáo sinh xuống nhóm dinh dưỡng thực tập thì giáo sinh phải lên thực đơn cho phù hợp với kinh phí mà cha mẹ trẻ đóng góp và mùa trong năm, tính khẩu phần ăn, so sánh đối chiếu với nhu cầu cần của trẻ để từ đó có những đề xuất với trường mầm non về vấn đề thay đổi thực đơn cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện chế biến thức ăn phải đảm bảo nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Thực tập về tổ chức hoạt động học của trẻ theo đổi mới nội dung chương trình giáo dục trẻ

Mỗi ngày giáo sinh chỉ phải dạy từ 1 đến 2 tiết với thời gian khoảng từ 15 đến 30 phút tùy thuộc vào mỗi độ tuổi khác nhau nhưng giáo sinh phải rất nỗ lực để chuẩn bị giáo án, đồ dùng, phương tiện dạy học, tập các kỹ năng lên lớp với các hình thức khác nhau (tổ chức học cả lớp, nhóm, cá nhân). Đối với mỗi bài dạy phải dạy theo quan điểm tích hợp, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ, phải dạy theo nhu cầu và khả năng của trẻ. Như vậy, trong đợt thực tập các em giáo sinh được rèn luyện các kỹ năng thiết kế giáo án, kỹ năng giao tiếp với trẻ, xử lí các tình huống rất tốt.

+ Thực tập tổ chức hoạt động chơi, chơi ở các thời điểm trong ngày của trẻ ở nhóm, lớp mầm non. Đặc biệt chú ý đến việc tổ chức hoạt động chơi theo các góc (góc xây dựng, góc học tập, góc nghệ thuật, góc sách, góc thiên nhiên…). Để tổ chức hoạt động chơi giáo sinh phải lên kế hoạch cho phù hợp với các nội dung hoạt động khác, phù hợp với chủ điểm, phù hợp với điều kiện thực tế. Khi hướng dẫn trẻ chơi thì phải đảm bảo các nguyên tắc tự nguyện, hứng thú và có những biện pháp động viên, khuyến khích trẻ chơi tích cực cùng nhau.

- Thực tập về tuyên truyền phối hợp với gia đình trong việc giáo dục trẻ Hoạt động tuyên truyền phối hợp với cha mẹ trẻ có vai trò rất quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trẻ. Khi đi thực tập giáo sinh cần phải chú ý gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện với phụ huynh trẻ về những vấn đề cần phối hợp giáo dục trẻ như chào hỏi, tự làm những công việc tự phục vụ…; trang trí góc tuyên truyền về vấn đề lễ giáo, dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh…, tùy thuộc vào nơi thực tập, nhóm, lớp phụ trách, nếu yếu mặt nào thì sẽ tập trung tuyên truyền nhiều hơn. Chú ý đến trưng bày sản phảm của trẻ, đặc biệt ghi chép nội dung cần thiết vào sổ cá nhân cho trẻ.

- Thực tập làm bài tập nghiên cứu tâm lý trẻ

Các em giáo sinh tập làm bài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu đặc điểm sự phát triển tri giác của trẻ mầm non, đặc điểm sự phát triển trí nhớ của trẻ mầm non, tìm hiểu thực trạng trò chơi học tập đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo… Thông qua nội dung thực tập này giáo sinh được làm công tác nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, giúp giáo sinh có thể hiểu thêm về đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ, biết được những nhu cầu, khả năng phát triển của trẻ từ đó tìm ra những biện pháp giáo dục phù hợp với từng trẻ. Ngoài ra chính những bài tập nghiên cứu này làm tăng thêm lòng yêu nghề, mến trẻ của giáo sinh.

Kết quả thực tập của giáo sinh được đánh giá theo các nội dung trên.

1.4. Quản lý thực tập sƣ phạm ở trƣờng trung cấp sƣ phạm

1.4.1. Vị trí, vai trò của quản lý thực tập sư phạm

Thực tập sư phạm là quá trình giáo dục - đào tạo ngoài lớp học, ngoài nhà trường sư phạm được tiến hành theo các nội dung quy định bắt buộc trong chương trình do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành và do ngành nghề quy định. Do vậy, quản lý thực tập sư phạm với sự tham gia phối hợp giữa trường Trung cấp sư phạm và trường mầm non là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả thực tập sư phạm.

1.4.2. Nội dung quản lý thực tập sư phạm ở trường Trung cấp sư phạm

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch TTSP

Theo từ điển tiếng Việt: Kế hoạch theo nghĩa chung là toàn thể những việc dự định làm gồm các công tác sắp xếp có hệ thống quy vào mục nhất định và thực hiện trong thời gian đã định trước.

Kế hoạch TTSP là bảng gồm những việc dự định trong đợt TTSP được sắp xếp có hệ thống và được phân chia theo thời gian đã định trước một cách hợp lý, dựa trên mục đích yêu cầu, nhiệm vụ của đợt TTSP và căn cứ vào các điều kiện cụ thể, nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo người giáo viên.

Việc xây dựng kế hoạch TTSP giúp các nhà quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, các cơ sở thực tập và giáo sinh sư phạm tập trung sự chú ý, cố gắng để đạt mục tiêu của đợt TTSP, nó làm cho quá trình TTSP diễn ra đúng dự kiến, thuận lợi, tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc, đồng thời cũng giúp cho nhà quản lý dễ dàng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của mọi người. Kế hoạch TTSP càng rõ ràng thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện công tác TTSP và mức độ đạt mục tiêu của đợt TTSP. Muốn vậy kế hoạch TTSP của trường sư phạm cần được cụ thể hóa thành thời gian biểu cho từng công việc, quy định nhiệm vụ, trách nhiệm, phương pháp tiến hành và quyền lợi của từng tổ chức, từng thành viên….

Do vậy, quản lý việc xây dựng kế hoạch và quản lý việc thực hiện kế hoạch TTSP sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của đợt TTSP. Chính vì vậy mà hoạt động TTSP cần phải có kế hoạch thật khoa học, logic giúp cho các đối tượng tham gia hoạt động TTSP thực hiện dễ dàng hơn.

1.4.2.2. Quản lý việc thực hiện nội dung của đợt TTSP

Ở trường TCSP “năm thứ 2 là giai đoạn cuối cùng của quá trình giáo dục và rèn luyện nghề nghiệp trong một khóa đào tạ, do đó về mặt nội dung nó phải thể hiện được tính chất toàn diện trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo người giáo viên…”[3].

Trong “Quy chế thực hành, TTSP áp dụng cho các trường Đại học, cao đẳng, đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ chính quy” – ( Ban hành kèm theo quyết định số 36/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 1/8/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) quy định nội dung hoạt động TTSP gồm 4 nội dung chính:

- Tìm hiểu thực tế giáo dục; - Thực tập làm chủ nhiệm lớp; - Thực tập giảng dạy;

- Làm báo cáo thu hoạch.

Để quản lý tốt việc thực hiện các “nội dung hoạt động TTSP”, cơ sở đào tạo giáo viên cần phải cụ thể hóa các nội dung trên thành từng phần việc, đề ra các yêu cầu cụ thể, thời gian thực hiện và hướng dẫn thực hiện các nội dung đó. Đồng thời cũng phải đề ra được các tiêu chí để đánh giá, cách đánh giá cho từng nội dung.

1.4.2.3. Quản lý thực hiện quy trình tổ chức TTSP

Quy trình TTSP là một quá trình học tập quan trọng đối với người giáo sinh, đó là quá trình giáo sinh tham gia vào các hoạt động sư phạm để phát triển ở họ những phẩm chất và năng lực hoạt động thực tiễn. Hoạt động TTSP được tiến hành trong một thời gian tương đối dài. Nó bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều bước… được tổ chức, quản lý có kế hoạch, mang tính khoa học, với những phương pháp thích hợp, tuân theo những nguyên tắc chỉ đạo nhất định.

Qua đó có thể hiểu: “Quy trình TTSP là tập hợp các giai đoạn, các bước, các hoạt động được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, chặt chẽ nhằm thực hiện tốt hoạt động TTSP trong nhà trường sư phạm”.

“Quy trình” cũng có nhiều cấp độ khác nhau, những quan niệm về cấp độ của quy trình cũng chỉ mang tính tương đối, trong các bước lớn của một quy trình này có khi lại là một quy trình khác.

Hoạt động TTSP có vai trò rất quan trọng trong quá trình đào tạo người giáo viên, đồng thời đây cũng là một hoạt động hết sức phức tạp. Chính vì vậy, nhà trường muốn tổ chức và quản lý hoạt động TTSP một

cách có hiệu quả thì phải xây dựng được quy trình tổ chức TTSP một cách hợp lý, khoa học.

Quy trình TTSP gồm các bước lớn là: - Bước 1: Chuẩn bị cho hoạt động TTSP

- Bước 2: Chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động TTSP - Bước 3: Đánh giá công tác TTSP

- Bước 4: Tổng kết đợt TTSP.

Trong mỗi bước trên lại có nhiều bước nhỏ, các bước này phải thống nhất bố trợ và làm tiền đề cho nhau cùng thực hiện mục đích , nhiệm vụ của hoạt động TTSP.

1.4.2.4. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả TTSP

TTSP là một học phần quan trọng trong chương trình đào tạo giáo viên của trường TCSP. Đánh giá chính xác kết quả TTSP không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc rèn luyện, học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo sinh mà còn giúp nhà trường sư phạm rút kinh nghiệm về công tác đào tạo của mình, đồng thời còn giúp cơ quan quản lý tuyển chọn, sử dụng bồi dưỡng giáo viên sau này. Chính vì vậy, việc đánh giá kết quả TTSP phải được tiến hành một cách nghiêm túc, đảm bảo 4 nguyên tắc:

a, Bảo đảm tính khách quan công bằng;

b, Bảo đảm tính toàn diện, nhưng có trọng điểm; c, Nguyên tắc phát triển;

d, Bảo đảm nguyên tắc phản ánh đúng thực chất.

Trường sư phạm muốn quản lý tốt việc đánh giá kết quả TTSP của giáo sinh thì phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Xây dựng được một hệ thống các tiêu chí đánh giá cho các nội dung của đợt TTSP một cách phù hợp, cụ thể, chi tiết.

- Bồi dưỡng về công tác đánh giá TTSP cho các giáo viên trực tiếp hướng dẫn thực tập ở các cơ sở thực tập một cách chu đáo.

- Cử các cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm, đúng chuyên môn đi kiểm tra trong các đợt TTSP và phối hợp với giáo viên hướng dẫn cùng dánh giá một số nội dung và một số tiết dạy nhất định của giáo sinh.

- Thường xuyên rút kinh nghiệm về công tác kiểm tra, đáng giá kết quả thực tập của giáo sinh.

1.4.2.5. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động TTSP của giáo sinh

Để hoạt động TTSP đạt được hiệu quả cao thì các điều kiện cho hoạt động TTSP cũng phải được đảm bảo và được quản lý tốt. Vì vậy “ các cơ sở đào tạo giáo viên có trách nhiệm huy động, sử dụng cơ sở vật chất, các nguồn lực hiện có để phục vụ cho hoạt động TTSP có chất lượng và hiệu quả cao, theo đúng nội dung, chương trình đào tạo giáo viên mầm non của Bộ GD & ĐT ban hành và theo kế hoạch đã thống nhất giữa cơ sở đào tạo giáo viên với Sở GD & ĐT” [3]. Kinh phí cho hoạt động TTSP phải được quản lý, chi tiêu theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức tài chính hiện hành.

Nội dung chi kinh phí cho hoạt động TTSP bao gồm:

- Chi phí về nguyên liệu, dụng cụ cho cho giáo viên, cán bộ các cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập sư phạm của trường trung cấp sư phạm mẫu giáo-nhà trẻ Hà Nội (Trang 26)