giáo sinh trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội
Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng công tác quản lý hoạt động TTSP, tác giả đã đưa ra phiếu hỏi và thu được kết quả ở bảng dưới đây:
Bảng 2.12: Nguyên nhân thực trạng công tác quản lý hoạt động TTSP của trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội
Stt Nguyên nhân CBQL GV Chung SL TB Xếp thứ SL TB Xếp thứ SL TB Xếp thứ 1 Số lượng trường mầm non thực hành còn hạn chế 145 1.25 4 326 1.64 2 471 1.45 3 2 GV dạy môn phương
pháp vẫn còn thiếu kinh nghiệm thực tế
3 Kế hoạch TTSP chưa hợp lý với giai đoạn đổi mới hiện nay
140 1.53 1 329 1.75 1 469 1.64 1 4 Công tác chỉ đạo chưa tích cực, vẫn còn lỏng lẻo 136 1.07 6 312 1.36 5 448 1.21 6 5 Cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động TTSP còn chưa đáp ứng được 133 1.37 3 307 1.22 6 440 1.30 5
6 Kiểm tra, đánh giá
chưa thường xuyên 129 1.50 2 319 1.49 4 448 1.50 2
Nhận xét:
Những ý kiến về nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động TTSP là: Đứng vị trí thứ 1 là nguyên nhân Kế hoạch TTSP chưa hợp lý với giai đoạn đổi mới hiện nay với mức điểm trung bình là 1.64 điểm. Ngoài ra còn nguyên nhân Kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên được CBQL và GV đánh giá 1.50 điểm xếp thứ 2, nguyên nhân Số lượng trường mầm non thực hành còn hạn chế xếp thứ 3 với 1.45 điểm và cuối cùng là 3 nguyên nhân GV dạy môn phương pháp vẫn còn thiếu kinh nghiệm thực tế, Cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động TTSP còn chưa đáp ứng được thực tế, Công tác chỉ đạo chưa tích cực còn lỏng lẻo.
Có sự chênh lệch trong đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng đến TTSP giữa CBQL và GV nhưng không đáng kể, giáo viên luôn đánh giá cao hơn CBQL.
Qua nghiên cứu thực tế, kết quả những nguyên nhân dẫn đến những mặt yếu trong công tác quản lý TTSP cho giáo sinh, tác giả nhận thấy có thể nhấn mạnh những nguyên nhân sau:
Mâu thuẫn giữa nhận thức và hành động của giáo sinh, GVSP, GVMN trong hoạt động TTSP là do Nhà trường, các CBQL công tác TTSP chưa phối hợp đồng bộ với giáo viên chủ nhiệm lớp, Đoàn thanh niên, là tốt công tác tư tưởng cho giáo sinh, GVSP, GVMN về tầm quan trọng của công tác TTSP.
Các GVSP đều hiểu đầu tư, làm tốt việc rèn luyện kỹ năng nghề cho giáo sinh tại các trường mầm non thực hành trong các đợt TTSP là cần thiết, nó nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần tạo ra thương hiệu của Nhà trường. Nhưng việc duyệt kế hoạch, dự giờ, đánh giá điểm cho giáo sinh mất quá nhiều thời gian mà định mức lao động cho công việc này lại quá thấy.
Giáo sinh chưa nhận thức được vai trò kỹ năng nghề cho mình là quan trọng nên chưa tích cực. Ngoài ra còn một số nguyên nhân cơ bản sau:
+ Kế hoạch TTSP chưa hợp lý với giai đoạn đổi mới hiện nay; + Kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên;
+ Số lượng trường mầm non thực hành còn hạn chế;
+ GV dạy môn phương pháp vẫn còn thiếu kinh nghiệm thực tế;
+ Cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động TTSP còn chưa đáp ứng được thực tế;
+ Công tác chỉ đạo chưa tích cực còn lỏng lẻo.
Từ những nguyên nhân trên, đòi hỏi phải có những biện pháp quản lý TTSP đổi mới, đồng bộ hóa các khâu trong quá trình đào tạo cũng như quá trình tổ chức hoạt động TTSP của trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TTSP và quản lý, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành cho đội ngũ CBQL, GV. Mở rộng cáctrường mầm non thực hành trên địa bàn để tạo điều kiện cho giáo sinh TTSP đủ về số lượng cũng như chất lượng. Cần tổ chức tốt cơ cấu ban chỉ đạo TTSP. Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho TTSP và tăng cường kiểm tra, đánh giá TTSP.
Tiểu kết chƣơng 2
Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động TTSP và quản lý TTSP của trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội, tác giả rút ra những nhận xét như sau:
Hoạt động quản lý TTSP cho giáo sinh: Đã xây dựng kế hoạch TTSP và quy trình tổ chức TTSP cũng đã tương đối hợp lý, đã thực hiện khá tốt với các nội dung, các bước của TTSP khá đầy đủ. Tuy vậy cũng có nội dung, quy trình TTSP chưa hợp lý. Nội dung, quy trình được xây dựng từ nhiều năm nay hiện nay không còn phù hợp với sự thay đổi thực tiễn. Nội dung, quy trình cũ chỉ chú ý đến thực tập các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại các lớp mầm non. Trong nội dung TTSP chưa có phần thực hành về công tác quản lý nhóm, lớp, theo dỗi việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non. Khi giáo sinh ra trường thực sự trở thành cô giáo mầm non, các em lúng túng trong việc quản lý nhóm, lớp, còn yếu về kỹ năng giao tiếp với bố mẹ trẻ. Sau toàn bộ quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm các em chưa có thu hoạch toàn diện về công việc của cô giáo mầm non.
Nhận thức của các đối tượng tham gia hoạt động TTSP chưa cao về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động TTSP vì vậy vẫn còn tồn tại những nhận thức chưa đúng, còn hạn chế cho hoạt động TTSP. Một số giáo sinh chưa tích cực, chưa cố gắng chuẩn bị kế hoạch, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho việc thực hiện các hoạt động giáo dục – chăm sóc trẻ.
Việc đánh giá kết quả TTSP chưa toàn diện, do vậy tuy kết quả TTSP của giáo sinh ngày càng ca nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầuthực tiễn. Bởi lẽ, kết quả TTSP của giáo sinh chủ yếu do GVMN các trường đánh giá. Kết quả của giáo sinh chưa sát thực tế khiến các em chủ quan khi ra trường còn gặp nhiều khó khăn.
Số lượng trường mầm non còn hạn chế, không đủ cho giáo sinh thực tập. Do vậy, giáo sinh chưa có nhiều cơ hội để thực hành thường xuyên, liên
tục vì số lượng trong mỗi nhóm TTSP là khá đông. Cơ sở vật chất, kinh phí còn hạn hẹp gây khó khăn cho hoạt động TTSP hiện nay.
Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã áp dụng những biện pháp quản lý về nhiều mặt như: lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra, đánh giá… Nhưng vẫn còn tồn tại những nguyên nhân làm hạn chế các biện pháp quản lý TTSP. Từ những thực trạng đó gợi mở cho người quản lý những biện pháp mới nhằm hoàn thiện hơn nữa các biện pháp quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo giáo sinh để đầu ra ngày càng có nhiều cơ hội việc làm, tạo nên “thương hiệu” cho trường Trung cấp sư phạm Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP SƢ PHẠM CỦA TRƢỜNG TRUNG CẤP SƢ PHẠM MẪU GIÁO – NHÀ TRẺ HÀ NỘI
Tiến hành cải tiến, đổi mới quản lý hoạt động TTSP ở trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội hiện nay là việc làm hết sức cần thiết. Nó đòi hỏi cần được làm tốt từ việc trang vị cho giáo sinh một hệ thống tri thức vững chắc, xây dựng, tổ chức chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đến việc tổ chức hoạt động sư phạm một cách hợp lý, khoa học. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quá trình tổ chức hoạt động TTSP ở trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ HN, tác giả đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt động TTSP, với kỳ vọng nó sẽ góp phần tăng hiệu quả của hoạt động TTSP của nhà trừng nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác đào tạo giáo viên trong thời kỳ mới.