a. Mục đích:
Mục đích của biện pháp này là tạo điều kiện tối đa trong khả năng tài chính hiện có để trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và có những khuyến khích tốt về kinh phí cho giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của nhà trường.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học, là điều kiện không thể thiếu được trong quá trình dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Hiện nay các nhà trường tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh nên lại càng phải tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại để có thể ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào dạy học để từng bước các nhà trường có thể tiếp cận với chất lượng dạy học chuẩn quốc tế. Chính vì vậy cần có những trang bị phương tiện hiện đại để cho giáo sinh có cơ hội bước đầu được ứng dụng vào việc thực hành ở tại trường TCSP, thực tập sư phạm ở trường mầm non.
b. Cách thực hiện
- Làm tốt công tác tham mưu với UBND tỉnh, sở Tài chính để tăng cường nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, về sửa chữa, mua sắm trang thiết bị dạy học;
- Huy động sử dụng các cơ sở vật chất hiện có như bổ sung các điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động TTSP: sách giáo khoa, sách bài tập, sách nâng cao, sách giáo viên, hướng dẫn phân phối chương trình, các phương tiện dạy học, các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, các thiết bị thí nghiệm, thực hành…
- Huy động và quản lý tốt nguồn kinh phí cho hoạt động TTSP, đảm bảo việc sử dụng kinh phí đúng mục đích và hiệu quả, có chế độ bồi dưỡng thích hợp cho các báo cáo viên tham gia ở trường.
- Huy động các nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp các phòng học, bàn ghế ngồi học của sinh viên có thể di chuyển dễ dàng khi cần thiết, các phòng chức năng, phòng thí nghiệm, bãi tập hiện có;
- Xây dựng một cơ sở thực hành cho các em học sinh được tập dạy trực tiếp trên trẻ ở các lứa tuổi ngay trong thời gian các em học các phương pháp dạy của các bộ môn tại trường sư phạm. Có được môi trường học tập như vậy thì các em sẽ được rèn các kỹ năng nghề rất tốt. Nhờ thế mà các em học sinh
khi đi thực tập sẽ nhanh chóng tiếp cận với công việc của cô giáo mầm non để giáo dục trẻ tốt hơn;
- Đặc biệt không thể xem nhẹ kinh phí chi cho bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn thực tập vì hiện tại hầu hết đời sống của các giáo viên mầm non còn gặp khó khăn nên vấn đề tăng kinh phí chi bồi dưỡng giáo viên là hết sức cần thiết. Theo phương pháp quản lý giáo dục thì sự tác động của phương pháp kinh tế lúc này sẽ rất tốt, có thể kích thích các cô giáo mầm non phải cố gắng hơn trong việc hướng dẫn, giúp đỡ các em học sinh thực tập.
c. Điều kiện thực hiện
Có sự phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành để cùng bàn bạc để có những đầu tư CSVC, kinh phí cho TTSP. Đặc biệt có những chi trả kinh phí thỏa đáng đối với cán bộ, giáo viên tham gia hướng dẫn TTSP của giáo sinh. Hiên nay, kinh phí chi trả cho các đối tượng tham gia công tác TTSP còn quá thấp, không tương xứng với công sức bỏ ra của các đối tượng tham gia quản lý hoạt động TTSP. Do vậy CBQL cũng như GV chưa nhiệt tình với hoạt động TTSP. Có kinh phí chi khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên hướng dẫn TTSP có thành tích tốt.