Thực trạng quản lý công tác TTSP đối với giáo sinh trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập sư phạm của trường trung cấp sư phạm mẫu giáo-nhà trẻ Hà Nội (Trang 54)

Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội

2.4.2.1. Việc nâng cao nhận thức vể vai trò TTSP cho giáo sinh trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội

Để tìm hiểu mức độ nhận thức vai trò TTSP của CBQL và GV, tác giả đưa ra phiếu hỏi điều tra và kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.7: Kết quả điều tra về việc nâng cao nhận thức vai trò của TTSP

Stt Nội dung CBQL GV Chung SL TB Xếp thứ SL TB Xếp thứ SL TB Xếp thứ 1 Tổ chức các buổi tập

huấn quy chế, văn bản của Bộ GD & ĐT về TTSP cho các đối tượng tham gia hoạt động TTSP

150 1.95 3 120 1.82 5 270 1.89 3

2 Tuyên truyền, giáo dục vai trò TTSP mọi lúc mọi nơi cho các đối tượng tham gia hoạt động TTSP 145 2.26 1 118 2.29 2 263 2.27 1 3 Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu tầm quan trọng của TTSP 138 1.97 4 115 2.05 3 253 2.01 4 4 Xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường về TTSP 149 1.73 5 108 1.97 4 257 1.85 5 5 Đánh giá, xếp loại nhận thức của giáo sinh 140 2.19 2 116 2.31 1 256 2.25 2

Nhận xét:

Qua số liệu ở bảng 2.7, tác giả nhận thấy CBQL và giáo viên của trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đều quan tâm đến các biện pháp nâng cao nhận thức vai trò TTSP với mức trung bình trên 1.85điểm.

Biện pháp được các đối tượng quản lý đánh giá cao nhất là: Tuyên truyền, giáo dục vai trò TTSP mọi lúc mọi nơi cho các đối tượng tham gia hoạt động TTSP, với mức điểm trung bình là 2.27 điểm. Tiếp theo vị trí thứ 2 là biện pháp: Đánh giá, xếp loại nhận thức cho giáo sinh với số điểm là 2.25 điểm. Còn lại là 3 biện pháp: Tổ chức các buổi tập huấn quy chế, văn bản của Bộ GD & ĐT về TTSP cho các đối tượng tham gia hoạt động TTSP; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu tầm quan trọng của TTSP; Xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống Nhà trường về TTSP.

Qua đó tác giả nhận thấy biện pháp: Tuyên truyền, giáo dục vai trò TTSP mọi lúc mọi nơi cho các đối tượng tham gia hoạt động TTSP, được CBQL đánh giá là 2.26 điểm xếp thứ nhất còn GV đánh giá 2.78 điểm xếp thứ 2. Đánh giá còn chưa đồng đều giữa các đối tượng quản lý, tuy nhiên không có sự chênh lệch nhiều. Các đối tượng quản lý cho rằng biện pháp trên có ý nghĩa quan trọng lớn đối với việc nâng cao nhận thức về vai trò TTSP nếu được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, có kế hoạch cụ thể.

Biện pháp Đánh giá, xếp loại nhận thức của giáo sinh được đánh giá chung với mức điểm cao là 2.25 điểm xếp thứ 2. Tuy nhiên CBQL đánh giá mức 2.19 điểm xếp thứ 2 nhưng GV thì đánh giá mức cao hơn là 2.31 xếp thứ 1. Ở biện pháp này có sự chênh lệch giữa các đối tượng quản lý.

Biện pháp Tổ chức các buổi tập huấn quy chế, văn bản của Bộ GD & ĐT về TTSP cho các đối tượng tham gia hoạt động TTSP được đánh giá chung ở vị trí thứ 3 với 1.89 điểm. Nhưng có sự khác biệt trong sự đánh giá của CBQL và GV. Với CBQL thì biện pháp này được 1.95 điểm xếp thứ 3 còn GV đánh giá 1.82 xếp thứ 5.

Tiếp đó là biện pháp Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu tầm quan trọng của TTSP. Được các đối tượng đánh giá ở mức chung là 2.01 điểm xếp thứ 4. CBQL đánh giá là 1.97 điểm xếp thứ 4, còn giáo viên đánh giá 2.05 điểm xếp thứ 3.

Cuối cùng là biện pháp: Xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường về TTSP được đánh giá thấp nhất đánh giá chung là 1.85 điểm. Có sự đánh giá khác nhau CBQL đánh giá 1.73 điểm xếp thứ 5, nhưng GV lại đánh giá 1.97 xếp thứ 4.

Tác giả nhận thấy có sự chênh lệch khi so sánh đánh giá của CBQL và GV, tuy nhiên không đáng kể. Theo tác giả, những đánh giá của CBQL sát thực hơn giáo viên vì họ thường xuyên tiếp cận với TTSP với vị trí quản lý, có cái nhìn tổng quát hơn. Những biện pháp đã nêu trên đã thu hút được sự quan tâm của CBQL và GV.

2.4.2.2. Mở rộng mạng lưới thực hành tại các cơ sở mầm non trên địa bàn

Mở rộng các cơ sở trường mầm non thực hành luôn là mục tiêu của Ban giám hiệu nhà trường trong những năm gần đây. Hiện nay, số lượng giáo sinh ngày càng tăng trong khi số lượng trường mầm non thực hành vẫn không đáp ứng được nhu cầu của giáo sinh. Để tìm hiểu mở rộng các cơ sở trường mầm non thực hành, trong giới hạn luận văn này tác giả đưa ra một số biện pháp và điều tra bằng phiếu hỏi và thu được kết quả ở bảng dưới đây:

Bảng 2.8: Kết quả điều tra các nội dung nhằm mở rộng mạng lưới thực hành tại các cơ sở mầm non

Stt Nội dung CBQL GV Chung SL TB Xếp thứ SL TB Xếp thứ SL TB Xếp thứ 1 Xây dựng kế hoạch mở rộng mạng lưới thực hành tại trường mầm non 127 2.15 1 148 2.27 1 275 2.21 1 2 Khảo sát các trường

mầm non trên địa bàn 130 1.63 3 139 1.94 4 269 1.78 3 3 Xây dựng kế hoạch

bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GVMN tại cơ sở thực hành

125 1.71 2 146 2.19 2 271 1.95 2

4 Hoàn thiện đầy đủ cơ sở vật chất cho cơ sở thực hành

123 1.42 5 2.0

3 2.78 3 266 1.73 4

5 Đánh giá, xếp loại các điều kiện của cơ sở thực hành

129 1.59 4 135 1.91 5 264 1.75 5

Nhận xét:

Việc mở rộng các cơ sở trường mầm non thực hành được trường Trung cấp sư phạm Mẫu giáo – Nhà trẻ rất quan tâm thể hiện qua đánh giá của CBQL và GV về các biện pháp trên với số phiếu hỏi khá cao. Một số ít CBQL và GV cho rằng các công việc này được thực hiện chỉ ở mức trung bình.

Biện pháp: Xây dựng kế hoạch mở rộng mạng lưới thực hành tại

trường mầm non là biện pháp được cả CBQL và GV đánh giá cao nhất với

mức điểm trung bình là 2.21điểm, trong đó CBQL đánh giá là 2.15 điểm còn GV là 2.27 điểm – có sự chênh lệch không đáng kể. Như vậy, biện pháp trên được coi là mang lại hiệu quả cao và được xếp thứ 1.

Tiếp đến là biện pháp Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GVMN tại cơ sở thực hành xếp vị trí thứ 2 với 1.95 điểm, đánh giá của CBQL và GV cũng không chênh lệch nhiều, CBQL cho điểm trung bình là 1.71 điểm và GV cho 2.19 điểm.

Sau đó là biện pháp Khảo sát các trường mầm non trên địa bàn được đánh giá ở mức trung bình với 1.78 điểm xếp thứ 3. CBQL cho 1.63 điểm, trong khi đó GV cho là 1.94điểm.

Với biện pháp Hoàn thiện cơ sở vật chất cho trường thực hành được CBQL và GV đánh giá với 1.73 điểm xếp thứ 4 và cuối cùng là Đánh giá, xếp loại các điều kiện của cơ sở thực hành với 1.75 điểm xếp thứ 5.

Qua so sánh đánh giá của CBQL và GV, tác giả nhận thấy có sự khác nhau. Trong đó CBQL đánh giá thấp hơn giáo viên ở tất cả mọi biện pháp. Qua đó cho thấy về cơ bản trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã triển khai kế hoạch mở rộng trường mầm non thực hành nhưng chưa pháp huy được hết ảnh hưởng tối đa đến chất lượng cũng như số lượng của hoạt động TTSP.

2.4.2.3.Công tác quản lý xây dựng kế hoạch TTSP ở trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội

Xây dựng kế hoạch là khâu quan trọng đối với hoạt động TTSP ở trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức rõ được tầm quan trọng đó nên Nhà trường đã đề ra nhiều biện pháp nhằng tăng cường việc xây dựng kế hoạch TTSP. Tuy nhiên, do điều kiện cũng như thời gian hạn hẹp chưa đủ để thực thi. Bảng đánh giá dưới đây phần nào cũng phản ánh được thực trạng của công tác này.

Bảng 2.9: Đánh giá của các đối tượng tham gia quản lý TTSP về biện pháp xây dựng kế hoạch TTSP ST T Nội dung CBQL GV Chung SL TB Xếp thứ SL TB Xếp thứ SL TB Xếp thứ 1 Lập kế hoạch để

chuẩn bị cho hoạt động TTSP

117 1.59 1 249 1.67 1 366 1.63 1

2 Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch TTSP với các trường mầm non 120 1.34 4 237 1.54 3 357 1.44 4 3 Tổ chức tập huấn về quy chế, văn bản…cho các đối tượng tham gia hoạt động TTSP

129 1.30 5 250 1.41 5 379 1.35 5

4 Triển khai TTSP cho giáo sinh tại trường mầm non

128 1.47 3 239 1.63 2 367 1.55 2

5 Đánh giá, xếp loại tổng kết TTSP công khai trước toàn trường

119 1.52 2 245 1.50 4 364 1.51 3

Nhận xét:

Việc xây dựng kế hoạch TTSP của trường Trung cấp sư phạm Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội là một công việc quan trọng bậc nhất trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động TTSP của Nhà trường. Qua bảng

khảo sát 2.9 trên tác giả nhận thấy CBQL và giáo viên đánh giá mức độ thực hiện biện pháp quản lý xây dựng kế hoạch TTSP ở mức trung bình.

Biện pháp Lập kế hoạch để chuẩn bị cho hoạt động TTSP đánh giá cao nhất là 1.63 điểm. Trong đó CBQL đánh giá là 1.59 điểm còn GV là 1.67 điểm. Đánh giá tương đối đồng đều ở biện pháp này của đối tượng tham gia hoạt động TTSP.

Biện pháp Triển khai TTSP cho giáo sinh tại trường mầm non được xếp thứ 2 với mức điểm trung bình là 1.55điểm. Tiếp đó ở vị trí thứ 3 là Đánh giá, xếp loại tổng kết TTSP công khai trước toàn trường được đánh giá 1.51 điểm. CBQL và GV đánh giá 2 biện pháp: Tổ chức hội nghị triển khai TTSP cho giáo sinh tại trường mầm non và biện pháp Tổ chức tập huấn quy chế, văn bản cho các đối tượng tham gia hoạt động TTSP được đánh giá thấp nhất với mức điểm là 1.44 điểm và 1.35 điểm.

So sánh sự đánh giá của CBQL và GV, tác giả nhận thấy có sự khác nhau. Trong đó, CBQL đánh giá thấp hơn GV mức độ thực hiện các biện pháp xây dựng kế hoạch TTSP.

Tác giả nhận thấy: trường Trung cấp sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ Hà Nội đã triển khai đúng kế hoạch TTSP nhưng chưa thực sự chất lượng và hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó chưa phát huy được tối đa ảnh hưởng đến hoạt động TTSP.

2.4.2.4. Quản lý tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho TTSP

Cơ sở vật chất luôn là điều kiện cần thiết để giúp hoạt động TTSP tiến hành thuận lợi. Do vậy, trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội luôn chú trọng đến việc đầu tư cho các điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí cho TTSP.

Bảng 2.10: Đánh giá của các đối tượng tham gia quản lý về biện pháp tăng cường cở sở vật chất, kinh phí cho TTSP

ST T Nội dung CBQL GV Chung SL TB Xếp thứ SL TB Xếp thứ SL TB Xếp thứ 1 Tăng cường nguồn

đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho Nhà trường

145 2.45 4 195 2.48 4 340 2.46 4 2 Xây dựng quy chế chi

tiêu hợp lý 138 2.60 1 189 2.62 2 327 2.61 1 3 Phối hợp với các

phòng chức năng trong Nhà trường

143 2.52 3 193 2.65 1 336 2.58 3 4 Nâng cao chất lượng

cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TTSP

140 2.58 2 190 2.60 3 330 2.59 2

Nhận xét:

Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp giúp tăng cường cơ sở vật chất kinh phí cho TTSP, CBQL và GV đánh giá ở mức khá.

Biện pháp được CBQL và GV đánh giá cao nhất là biện pháp Xây dựng quy chế chi tiêu hợp lý với mức điểm trung bình là 2.61 điểm. Trong đó, CBQL đánh giá mức 2.60 điểm xếp thứ 1 còn GV đánh giá mức 2.61 điểm xếp thứ 2.

Tiếp đến là biện pháp Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TTSP được đánh giá mức trung bình là 2.59 điểm. CBQL đánh giá là 2.58 điểm nhưng GV đánh giá mức 2.59 điểm. Biện pháp này mức trung bình xếp thứ 2. Xếp thứ 3 là biện pháp Phối hợp các phòng chức năng trong Nhà trường. Xếp thứ có sự chênh lệch giữa CBQL đánh giá mức 2.52 xếp thứ 3 nhưng GV đánh giá 2.65 điểm xếp thứ 1. Có sự chênh lệch tương đối cao.

Biện pháp Tăng cường nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho Nhà trường xếp thứ 4.CBQL và GV đều đánh giá mức trung bình cùng xếp thứ 4 lần lượt là 2.45 điểm và 2.48 điểm.

Qua đó tác giả nhận thấy các biện pháp Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động TTSP chưa được quan tâm và đánh giá cao. Đánh giá của CBQL và GV còn chênh lệch. CBQL đánh giá thấp và khắt khe hơn so với GV do họ va chạm nhiều với lĩnh vực TTSP về các mặt.

Hiện nay, nguồn lực cơ sở vật chất, kinh phí cho TTSP còn quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động TTSP là phải ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Kinh phí chi bồi dường TTSP còn quá thấp. Mỗi cô hướng dẫn cho 3 giáo sinh trong 8 tuần được bồi dưỡng số tiền là 300 000 đồng.

2.4.2.5. Đổi mới công tác quản lý kiểm tra, đánh giá

Bảng 2.11: Đánh giá của các đối tượng quản lý về kiểm tra, đánh giá hoạt động TTSP Stt Nội dung CBQL GV Chung SL TB Xếp thứ SL TB Xếp thứ SL TB Xếp thứ 1 Tăng cường kiểm

tra việc quản lý tại các cơ sở TTSP

130 2.69 1 230 2.75 2 360 2.72 2

2 Đánh giá công tác quản lý, chỉ đạo cho các đối tượng tham gia hoạt động TTSP

137 2.61 4 245 2.71 4 382 2.66 4

3 Đánh giá việc quản lý hướng dẫn giáo sinh TTSP tại các cơ sở thực hành 129 2.64 3 248 2.85 1 377 2.75 1 4 Đánh giá kết quả TTSP của giáo sinh 135 2.68 2 237 2.75 2 372 2.71 3

Nhận xét:

Kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn giáo sinh tại các cơ sở TTSP là một khâu quan trọng của quản lý hoạt động TTSP. Thông qua kiểm tra, CBQL thu được những thông tin cần thiết về việc quản lý , hướng dẫn giáo sinh. Từ đó CBQL có biện pháp điều chỉnh việc quản lý, chỉ đạo công tác TTSP hiệu quả hơn.

Biện pháp Đánh giá việc quản lý hướng dẫn giáo sinh TTSP được các đối tượng quản lý đánh giá cao và xếp thứ 1 với 2.73 điểm. Tuy nhiên CBQL đánh giá là 2.64 điểm còn GV đánh giá 2.75 điểm. Qua trao đổi với CBQL và GV của trường họ đều cho rằng cần tăng cường kiểm tra Quản lý, hướng dẫn giáo sinh TTSP tại các cơ sở thực hành làm cho những người tham gia hoạt động TTSP tích cực, tự giác hơn.

Biện pháp Tăng cường kiểm tra việc quản lý tại các cơ sở TTSP được xếp thứ 2 với điểm trung bình là 2.72 điểm. Việc kiểm tra quản lý, hướng dẫn giáo sinh tại các cơ sở thực hành là khâu quan trọng và được đánh giá với mức điểm cao vì CBQL đã làm tốt công tác này.

Với biện pháp Đánh giá kết quả thực tập của giáo sinh và biện pháp

Đánh giá công tác quản lý, chỉ đạo cho các đối tượng tham gia hoạt động TTSP không được đánh giá cao với mức điểm trung bình là 2.71 điểm và 2.66 điểm.

Đánh giá của CBQL và GV không có chênh lệch nhiều về thứ bậc, nhưng có sự chênh lệch về điểm. Về cơ bản, CBQL đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp thấp hơn giáo viên. Tác giả nhận thấy, CBQL đánh giá khách quan hơn giáo viên vì họ luôn trực tiếp chỉ đạo TTSP nên có cái nhìn nhận sát sao hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập sư phạm của trường trung cấp sư phạm mẫu giáo-nhà trẻ Hà Nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)