Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập sư phạm của trường trung cấp sư phạm mẫu giáo-nhà trẻ Hà Nội (Trang 91)

Các biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả thực tập sư phạm cho giáo sinh chuyên ngành mầm non trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò TTSP trong quá trình đào tạo giáo viên SPMN. Giúp CBQL và giáo viên hướng dẫn nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, tay nghề cho giáo sinh, giúp giáo sinh nhận thức được vai trò của hoạt động TTSP. Đó không chỉ là một nội dung học tập mà là một nội dung học – hành nghề. Qua đó mà họ tích cực chủ động trong việc chuẩn bị và thực hiện công tác này.

Biện pháp 2: Giúp đảm bảo số lượng và chất lượng công tác TTSP cho giáo sinh Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội.

Biện pháp 3: Nhằm giúp cho nhà trường nâng cao chất lượng và hiệu quả việc xây dựng kế hoạch và quy trình thực tập sư phạm cho giáo sinh.

Biện pháp 4: Giúp cho việc tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường nói chung và hoạt động thực tập sư phạm nói riêng. Quản lý tốt cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.

Biện pháp 5: Giúp cho việc kiểm định đánh giá kết quả thực tập sư phạm cho sinh viên. Kích thích tính tự giác của giáo viên hướng dẫn thực tập và của sinh viên, có những biện pháp giáo dục tiếp theo hoàn chỉnh hơn để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Tóm lại:

Cả 5 biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, biện pháp này vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của biện pháp kia. Vì vậy, việc quản lý thực tập sư phạm cho giáo sinh cần phải thực hiện đầy đủ cả 5 biện pháp trên để tạo ra sự chuyển biến về hoạt động thực tập sư phạm cho sinh viên nhằm nâng

cao chất lượng đào tạo của nhà trường.Việc thực hiện các biện pháp phải mang tính đồng bộ và có sự ưu tiên chỉ đạo thực hiện từng biện pháp, trong từng thời điểm cho phù hợp.

3.4. Kết quả trƣng cầu ý kiến về các biện pháp quản lý thực tập sƣ phạm

Tác giả đã trưng cầu ý kiến của 30 cán bộ quản lý và giáo viên trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội và Ban giám hiệu, giáo viên trường mầm non thực hành Linh Đàm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Kết quả trưng cầu ý kiến về các biện pháp quản lý thực tập sư phạm được thống kê ở bảng 3.1

Qua bảng thống kê 3.1 và các biểu đồ 3.1; 3.2 về kết quả trưng cầu ý kiến về những biện pháp quản lý thực tập sư phạm, cho thấy cả 5 biện pháp đề xuất đều được 100% số đối tượng được điều tra đánh giá ở mức từ cần thiết trở lên, còn mức độ khả thi thì biện pháp 1, 3 được trên 90% ý kiến đánh giá là từ khả thi trở lên; các biện pháp 2, 5 đều có 10% ý kiến đánh giá ở mức khả thi, các biện pháp còn lại được đánh giá là khả thi trở lên. Qua trao đổi trực tiếp với các đối tượng được điều tra và qua thực tế thì biện pháp tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí chi cho hoạt động chuyên môn nói chung và hoạt động thực tập nói riêng còn phụ thuộc nhiều vào kinh phí chi của các cấp, các ngành khác nữa. Tuy nhiên, trong phạm vi trường TCSP vẫn cần có những biện pháp quản lý việc đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động thực tập một cách có hiệu quả hơn. Không có biện pháp nào được đề xuất bị có ý kiến đánh giá là không cần thiết và không khả thi.

Bảng 3.1: Kết quả trưng cầu ý kiến về những biện pháp quản lý thực tập sư phạm của giáo sinh

STT Mức độ biểu hiện Các biện pháp quản lý TTSP Mức độ cần thiết Mức độ khả thi RCT (SL,%) CT (SL,%) KCT (SL,%) Rất KT (SL,%) Khả thi (SL,%) Không KT (SL,%) 1. Nâng cao nhận thức về vai trò TTSP trong quá trình đào tạo GVMN 29 (96.7%) 1 (3.3%) 0 (0%) 28 (93.3%) 2 (6.7%) 0 (0%) 2. Mở rộng các cơ sở Trường mầm non thực hành trên địa bàn 27 (90%) 3 (10%) 0 (0%) 27 (90%) 3 (10%) 0 (0%) 3. Xây dựng kế hoạch và quy trình thực tập sư phạm phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục mầm non. 30 (100%) 0 (0%) 0 (0%) 29 (96.7%) 1 (3.3%) 0 (0%)

4. Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho TTSP. 28 (93.3%) 2 (6.7%) 0 (0%) 26 (87%) 4 (13.3%) 0 (0%)

5. Đổi mới, kiểm tra đánh giá kết quả TTSP 29 (96.7%) 1 (3.3%) 0 (0%) 27 (90%) 3 (10%) 0 (0%) Nhận xét:

Phần lớn CBQL và giáo viên được hỏi đều cho rằng các biện pháp trên là rất cần thiết để nâng cao chất lượng công tác TTSP cũng như công tác đào tạo hiện nay của trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội; số ít CBQL và giáo viên đánh giá ở mức cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng những đề xuất này là không cần thiết. Trong đánh giá có sự chênh lệch :

- Đánh giá cao nhất về tính cần thiết là biện pháp Xây dựng kế hoạch và quy trình thực tập sư phạm phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục mầm non với mức đánh giá cao nhất là 100% và mức độ khả thi rất cao 93.3% cho thấy biện pháp này được rất nhiều người quan tâm và đánh giá cao trong thực tiễn.

- Tiếp đến là biện pháp Nâng cao nhận thức về vai trò TTSP trong quá trình đào tạo GVMN và biện pháp Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả TTSP được đánh giá ngang bằng nhau với tỉ lệ khá cao 96.7%. Mức độ rất khả thi khác nhau lần lượt là 77 % và 90%.

- BIện pháp Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho TTSP được đánh giá ở mức cần thiết là 93.3% xếp thứ 4 và cuối cùng là biện pháp Mở rộng các cơ sở Trường mầm non thực hành trên địa bàn xếp thứ 5 với mức độ cần thiết là 90% ở mức cao nhưng so với các biện pháp trên là khá thấp.

Việc xây dựng kế hoạch TTSP phù hợp với yêu cầu đổi mới giai đoạn hiện nay đang dành được sự quan tâm của các CBQL và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo viên mầm non đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Do vậy CBQL cần tập trung vào biện pháp mang lại kết quả cao cho hoạt động TTSP ở trường TCSP Mãu giáo – Nhà trẻ Hà Nội.

Mức độ cần thiết và mức khả thi được thể hiện qua những biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 RCT CT

Biểu đồ 3.1: Kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý thực tập sư phạm

Nhận xét:

Nhìn vào biểu đồ trên, tác giả nhận thấy đánh giá tính cần thiết của các biện pháp rất ca của CBQL và GV được hỏi, không có ý kiến nào cho rằng những biện pháp này không cần thiết. Trong các đề xuất biện pháp có sự chênh lệch:

Biện pháp cao nhất về tính cần thiết là biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch và quy trình thực tập sư phạm phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục mầm non với mức độ cần thiết là 100%.

Biện pháp xếp thứ 2 về tính cần thiết là 2 biện pháp Nâng cao nhận thức vai trò TTSP trong quá trình đào tạo GVMN Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả TTSP với 96.7%. Trong thực tế, nhận thức của các đối tượng tham gia TTSP đã dần ý thức cao hơn vai trò của TTSP trong những năm gần đây, bởi nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo sinh khi ra trường. Do vậy Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chú ý đến biện pháp này để giúp cho hoạt động TTSP ngày một nâng cao hơn nữa về chất lượng

Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho TTSP được đánh giá mức độ cần thiết ở mức cao là 93.3%. Còn biện pháp Mở rộng các cơ sở Trường mầm non thực hành trên địa bàn được đánh giá là 90%. Bởi những biện pháp này còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan bên ngoài như: nguồn ngân sách đầu tư của Nhà nước, Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT…

Như vậy, đa số CBQL và GV được hỏi đều nhất trí cao về sự rất cần thiết của các đề xuất trong việc cải thiện, nâng cao chất lượng TTSP, tuy nhiên vẫn còn một số ít CBQL và GV đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đã được đề xuất ở mức độ trung bình.

0 20 40 60 80 100 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 RKT KT IKT

Biểu đồ 3.2: Kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý thực tập sư phạm

Nhận xét:

Đa số CBQL và GV được hỏi đều đánh gía ở mức độ rất khả thi cao trên 80%., không có ý kiến nào cho rằng những đề xuất này là không khả thi. Các đánh giá có sự chênh lệch không đáng kể:

- Đánh giá có tính khả thi cao nhất là biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch và quy trình thực tập sư phạm phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục mầm non

với 96.7% . Hiện nay, đổi mới GDMN đang từng ngày thay đổi chính vì vậy trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ cần phải xây dựng lại kế hoạch và quy trình TTSP sao cho phù hợp với yêu cầu của đổi mới.

- Biện pháp Nâng cao nhận thức về vai trò TTSP trong quá trình đào tạo GVMN được đánh giá ở mức cao thứ 2 là 93.3%. Biện pháp 2 và biện pháp 5 cùng xếp vị trí thứ 3 là biện pháp Mở rộng các cơ sở trường mầm non thực hành trên địa bàn Đổi mới, kiểm tra đánh giá kết quả TTSP với 90%.Cuối cùng là biện pháp 4 Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho TTSP với 87%.

Như vậy, đại đa số CBQL và GV được hỏi đều nhất trí cao về tính khả thi của các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng TTSP. Tuy nhiên vẫn còn một

số ít CBQL và GV đánh giá tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ở mức độ trung bình.

Các biện pháp tác giả đưa ra nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng tích cực từ các đối tượng tham gia hoạt động sư phạm. Tuy chưa đạt mức tuyệt đối nhưng tác giả nhận thấy các đối tượng đều thấy được hiệu quả của các biện pháp sẽ thể hiện trong thực tế và sẽ đạt được kết quả cao phần nào chứng minh cho tính đúng đắn khoa học của các biện pháp nêu trên.

Kết luận chƣơng 3

Qua nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý của hoạt động TTSP của giáo sinh trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội, tác giả đề xuất một số biện pháp như sau:

- Nâng cao nhận thức về vai trò TTSP trong quá trình đào tạo GVMN - Mở rộng các cơ sở Trường mầm non thực hành trên địa bàn

- Xây dựng kế hoạch và quy trình TTSP phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục mầm non

- Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho TTSP - Đổi mới, kiểm tra đánh giá kết quả TTSP

Qua khảo nghiệm lấy ý kiến của các chuyên gia, CBQL và giáo viên cho thấy các biện pháp đều mang tính cấp thiết và khả thi cao, phù hợp với đặc thù của trường Trung cấp sư phạm Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội. Cả 5 biện pháp trên quan hệ mật thiết với nhau, biện pháp này vừa là tiền đề vừa là hệ quả của biện pháp kia. Vì vậy, việc quản lý TTSP cho giáo sinh phải thực hiện 5 biện pháp trên nhằm tạo ra sự chuyển biến về hoạt động TTSP cho giáo sinh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Việc thực hiện các biện pháp trên phải mang tính đồng bộ và có sự ưu tiên chỉ đạo thực hiện từng biện pháp, trong từng thời điểm cho phù hợp và mang lại kết quả cao cho hoạt động TTSP ở trường Trung cấp sư phạm Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu lý luận và thực tế hoạt động quản lý thực tập sư phạm cho giáo sinh trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tác giả rút ra một số kết luận sau:

1.1. Thực tập sư phạm là hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm không

thể thiếu được trong quá trình đào tạo giáo viên mầm non. Việc tổ chức hoạt động thực tập sư phạm phải dựa vào các nguyên tắc khoa học, theo các bước hợp lý từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện, có sự chỉ đạo, lãnh đạo, kiểm tra, đánh giá thường xuyên và tổng kết rút kinh nghiệm nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.2. Thực trạng tổ chức hoạt động sư phạm cho giáo sinh sư phạm mầm

non trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ cho thấy:

- Trong quá trình thực tập sư phạm bên cạnh những mặt mạnh về tinh thần thái độ tốt, có ý thức học hỏi nghề, yêu thương trẻ, có ý thức cố gắng soạn giáo án tổ chức giáo dục trẻ, sinh viên còn bộc lộ những mặt hạn chế về kỹ năng nghề như khả năng bao quát, xử lý các tình huống, còn chú trọng các tổ chức, các hoạt động học cho trẻ mà chưa chú ý nhiều đến mảng chăm sóc vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ hay lên kế hoạch trong ngày, tháng còn lúng túng.

- Hoạt động quản lý thực tập sư phạm có một số mặt mạnh là triển khai thực hiện thực tập sư phạm đúng kế hoạch, có một số giáo viên mầm non hướng dẫn thực tập sư phạm nhiệt tình, có trách nhiệm, có kinh nghiệm. Tuy vậy, nhưng trong quản lý thực tập sư phạm còn bộc lộ những mặt hạn chế về khâu lập kế hoạch, một số nội dung thực tập sư phạm chưa cụ thể, chưa rõ ràng, chưa phù hợp với thực tế giáo dục trẻ mầm non, tổ chức thực tập sư phạm có khâu chưa hợp lý, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa trường TCSP và trường mầm non trong việc chỉ đạo và kiểm tra giám sát thường xuyên. Hoạt động quản lý thực tập sư phạm chưa thực sự có hiệu quả do những

nguyên nhân chủ quan và khách quan từ phía trường TCSP, trường mầm non và giáo sinh.

1.3. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả thực tập sư phạm cho giáo sinh

chuyên ngành mầm non trường TCSP tác giả đề xuất một số biện pháp sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò TTSP trong quá trình đào tạo giáo viên mầm non.

Biện pháp 2: Mở rộng các cơ sở trường mầm non thực hành trên địa bàn.

Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch và quá trình TTSP phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non và điều kiện thực tế.

Biện pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho TTSP.

Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả TTSP.

Kết quả trưng cầu ý kiến các biện pháp được đề xuất của đề tài cho thấy 100% ý kiến đánh giá các biện pháp đó là cần thiết trở lên và tỉ lệ cao ý kiến đánh giá các biện pháp đó là rất cần thiết; mức độ khả thi ở từng biện pháp tuy có sự đánh giá khác nhau nhưng trên 80% ý kiến đánh giá tính khả thi cao của hầu hết các biện pháp.

Các biện pháp đã đề xuất phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất, biện pháp này vừa là tiền đề vừa là hiệu quả của biện pháp kia thì mới tạo ra được bước chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý thực tập sư phạm cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập sư phạm của trường trung cấp sư phạm mẫu giáo-nhà trẻ Hà Nội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)