Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về hoạt động TTSP cho giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập sư phạm của trường trung cấp sư phạm mẫu giáo-nhà trẻ Hà Nội (Trang 72)

giáo viên

Nhận thức là khâu đầu tiên quan trọng, định hướng cho mọi hoạt động của con người. Nếu nhận thức đúng thì hoạt động sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Từ những việc phân tích mức độ nhận thức của CBQL và giáo viên hướng dẫ thực tập sư phạm ở trường trung cấp sư phạm Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội, tác giả nhận thấy đa số CBQL và giáo viên hướng dẫn đã có ý thức đúng đắn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một bộ phận chư nhận thức đúng về vai trò của hoạt động này.

Biện pháp nâng cao nhận thức về TTSP của giáo sinh chính là cách thức tác động vào đối tượng quản lý nhằm giúp họ nâng cao khả năng hoàn thành có kết quả mục tiêu phục vụ quản lý.

a,Mục đích :

Tiếp tục nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên hướng dẫn, giáo sinh về vai trò của việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nói chung và TTSP nói riêng trong quá trình đào tạo người giáo viên. Từ đó giúp CBQL và giáo viên hướng dẫn nâng cao được ý thức, trách nhiện của mình trong việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, tay nghề cho giáo sinh, giúp giáo sinh nhận thức được vai trò của hoạt động TTSP, đó không chỉ là một nội dung học tập mà là một nội dung học – hành nghề một cách thực sự nhất. Qua đó mà họ tích cực, chủ động trong việc chuẩn bị và thực hiện cho công tác này.

Giúp cho CBQL, GVSP, GVMN các trường Thực hành, giáo sinh thấm nhuần Chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và các chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Giúp cho các cấp quản lý nhận thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm của mình đối với công tác TTSP của giáo sinh, đó là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng của Nhà trường.

Giúp cho đội ngũ GVSP và GVMN các cơ sở thực hành nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc kỹ năng nghề cho giáo sinh thông qua công tác TTSP ở trường MN, góp phần đắc lực vào việc thực hiện thành công mục tiêu đào tạo GVMN của Trường.

Giúp giáo sinh nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng nghề thông qua hoạt động TTSP ở các cơ sở thực hành. Các giáo sinh không chỉ nhận thức mà biến nhận thức thành hành động thể hiện ở kết quả thực sự của mỗi đợt TTSP, đó là hành trang cho các em trở thành cô giáo mầm non.

b,Nội dung :

Hoạt động TTSP cũng là một khâu nằm trong quy trình giáo dục và đào tạo, đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư công sức hơn nữa. Làm tốt công tác TTSP là một biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo.

Quán triệt đầy đủ các Nghị quyết, chỉ thị, văn bản của Đảng, Nhà nước, Ban bí thư, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác TTSP:

- Đối với CBQL và cán bộ phụ trách thực hành: Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của công tác TTSP đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo sinh của Trường. Từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý công tác TTSP có hiệu quả.

- Đối với GVSP, GVMN trường Thực hành, những người trực tiếp hướng dẫn giáo sinh: Phải nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình trong việc đào tạo giáo sinh. Cần phải nhận thức và quán triệt hoạt động TTSP không chỉ là công việc của người quản lý hay những người được phân công phụ trách công tác TTSP mà đây là nhiệm vụ của mình.

- Đối với giáo sinh: Tất cả các giáo sinh không phải ai cũng nhận thức đúng đắn về công tác TTSP . Mà do đều phải học tập, tích cực rèn luyện, tự bồi dưỡng mới có được. chính vì thế, cần làm cho mọi giáo sinh nhận thức đầy đủ, đúng hơn về tính chất, đặc điểm và yêu cầu của nghề dạy học, về vị trí, vai trò của TTSP trong quá trình đào tạo nghề mà phấn đấu rèn luyện và học tập tự giác, tích cực, chủ động.

Nhận thức đúng ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng nghề là nhiệm vụ phải làm với thái độ nghiêm túc, tích cực, tự giác. Có như vậy mới tiếp cận nhanh chóng với những kinh nghiệm và thực tiễn đổi mới GDMN.

c, Cách tiến hành:

Đối với đội ngũ CBQL công tác thực hành, GVSP, GVMN, cơ sở thực hành: Tuyên truyền, triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách, chiến lược của Đảng, Nhà nước và các văn bản của Bộ GD & ĐT về công tác đào tạo và rèn luyện kỹ năng TTSP cho giáo sinh. Lãnh đạo trường, lãnh đạo Tổ, Bộ môn quán triệt cho giáo viên, Ban giám hiệu, giáo viên các cơ sở thực hành nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc rèn kỹ năng nghề cho giáo sinh qua việc hướng dẫn TTSP nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Vì đó là nhiệm vụ chính trị, vì sự phát triển của Nhà trường.

Cần quán triệt nhận thức: Trường sư phạm là trường dạy nghề đặc biệt nơi đào tạo giáo viên tương lai. Do vậy, trong quá trình đào tạo nhà trường phải được tiến hành song song với việc giảng dạy kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

Việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và những phẩm chất của người giáo viên phải được tiến hành thường xuyên và liên tục trong suốt quá trìnhđào tạo, đặc biệt trong hoạt động TTSP.

Đối với giáo sinh: Ngay từ khi mới vào trường, bằng các hình thức khác như: tuyên truyền giáo dục giáo sinh thông qua các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn thanh niên, Hội sinh viên… làm cho giáo sinh hiểu được vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội.

Được trở thành giáo sinh trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội, đó là niềm tự hào của mỗi giáo sinh với là người chiến thắng sau cuộc tranh tài, đua sức với với hàng ngàn giáo sinh cùng tuyển sinh.

Là thành viên của Trường, của Khoa, mọi giáo sinh có nhiệm vụ đóng góp công sức và trí tuệ vào việc xây dựng và phát triển Nhà trường theo yêu cầu ngày càng cao trong xu thế phát triển của xã hội và thời đại.

Để làm tròn trách nhiệm được giao, trước hết giáo sinh phải nhận thức đúng đắn, sâu sắc về mái trường than yêu của mình, nơi đào tạo giáo sinh sau này trở thành các cô giáo trực tiếp chăm sóc – giáo dục các cháu mầm non. Với sự hiểu biết ấy, giáo sinh sẽ có hành động đúng góp phần làm cho xã hội nhận thức rõ ràng về sự nghiệp đào tạo giáo viên của Trường.

Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp GDMN, được coi là một trong 3 trường sư phạm trọng điểm của ngành học mầm non, là “chiếc máy cái” của ngành GDMN, là nơi có một lực lượng trí thức đông đảo làm nhiệm vụ giáo dục và dạy học.

Mục tiêu của Trường, Tổ, Bộ môn:

Để thực hiện trách nhiệm to lớn nhưng rất nặng nề của mình trong quá trình hoạt động, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội luôn quán triệt mục tiêu đào tạo là: “Đào tạo người có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân và năng lực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Căn cứ vào mục tiêu chung của các trường TCCN, vào đặc điểm của thời đại ngày nay, mục tiêu đào tạo của trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ HN được xác định cụ thể là:

1. Phẩm chất:

- Yêu nước, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối giáo dục của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

- Yêu nghề, yêu trẻ, tôn trọng và có tinh thần trách nhiệm cao với trẻ. - Có văn hoá giao tiếp.

- Có ý thức để hoàn thiện nhân cách. 2. Năng lực:

a. Kiến thức:

- Có nhận thức đúng đắn về đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước để có thể vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn GDMN.

- Nắm vững hệ thống những tri thức khoa học GDMN ở trình độ Trung cấp SPMN.

- Hiểu biết và vận dụng có hiệu quả các kiến thức khoa học GDMN vào việc tổ chức bảo vệ, chăm sóc – giáo dục trẻ theo mục tiêu GDMN.

- Có khả năng tiếp tục học nâng cao trình độ.

b. Kỹ năng:

- Quan sát, tìm hiểu và đáng giá mức độ phát triển của trẻ.

- Lập kế hoạch và định hướng phát triển cho trẻ phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của từng độ tuổi, từng trẻ và điều kiện thực tế.

- Tổ chức, thực hiện kế hoạch CS – GD trẻ một cách khoa học. - Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh CS – GD trẻ.

- Hợp tác với đồng nghiệp trong hoạt động giáo dục.

- Tuyên truyền khoa học nuôi dạy trẻ, vận động xã hội hoá GDMN - Theo dõi , xử lý kịp thời các thông tin về ngành học.

Cùng với hai mặt trên giáo sinh còn được rèn luyện thể dục, thể thao, quân sự, văn hoá, nghệ thuật….

c. Nhiệm vụ của Trường, của Tổ, Bộ môn:

Trên cơ sở nắm vững mục tiêu đào tạo của Trường, của Tổ, Bộ môn, giáo sinh phải nhận thức được những nhiệm vụ cơ bản của Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ HN:

Đào tạo GVMN nhằm phục vụ cho nhu cầu GVMN của các Quận, Huyện trên địa bàn TP Hà Nội và các Tỉnh hiện nay và đảm bảo công tác giáo dục và dạy học theo chương trình đổi mới giáo dục đã đặt ra trong chiến lược phát triển của ngành giáo dục MN.

Bồi dưỡng, nâng cao các loại hình giáo viên MN đã tốt nghiệp trước đó lên trình độ cao hơn. Tham gia các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên, góp phần nâng cao trình độ GVMN.

Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và giáo sinh tham gia nghiên cứu khoa học, chủ yếu là khoa học giáo dục nhằm triển khai chương trình, nội dung, sách giáo khoa mới ở bậc học mầm non…

Ngoài ra giáo sinh còn nắm được về cơ cấu tổ chức của trường, hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong nhà trường, những nguyên tắc chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu trong trường, nội dung cơ bản của phương pháp học tập nghiên cứu, từ đó xây dựng cho mình phương pháp nghiên cứu học tập và rèn luyện hiệu quả nhất.

Cuối năm thứ nhất, trước khi xuống các trường Thực hành, CBQL công tác TTSP tập hợp giáo sinh giới thiệu về hệ thống cơ sở thực hành của trường, mục đích yêu cầu, nội dung của từng đợt TTSP, cán bộ sẽ phụ trách trực tiếp các em ở từng trường, từng đợt. Làm cho giáo sinh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của từng đợt TTSP đối với việc rèn tay nghề của mình.

Coi việc chấp hành nội quy, ý thức rèn luyện kỹ năng nghề, hoàn thành các nội dung từng đợt TTSP tại các trường mầm non là một tiêu chuẩn thi đua để xét học bổng.

d. Thời gian thực hiện:

Khi giáo sinh mới vào Trường, trước mỗi đợt thực tập sư phạm, đặc biệt trước đợt đầu tiên giáo sinh xuống các cơ sở thực hành.

e. Người thực hiện:

Cán bộ phụ trách Tổ, Bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ phụ trách thực hành .

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập sư phạm của trường trung cấp sư phạm mẫu giáo-nhà trẻ Hà Nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)