giáo sinh đến thực tập
Trường Mầm non thực hành là cơ sở cho giáo sinh TTSP, để đạt chất lượng và hiệu quả TTSP cần phải mở rộng các trường MN thực hành đủ về số lượng và đạt được yêu cầu về chất lượng. Trong những năm gần đây, số lượng giáo sinh của trường TCSP Mẫu giáo - Nhà trẻ Hà Nội ngày càng tăng lên do nhu cầu cao của các Quận, Huyện trong nội thành Hà Nội. Chính vì vậy nhu cầu cần phải mở rộng trường mầm non thực hành tại các cơ sở thực hành là rất cấp thiết hiện nay. Nhà trường đã có những biệp pháp nhằm tăng số trường mầm non thực hành trên địa bàn. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ. Tác giả đưa ra một số ý kiến đóng góp dựa trên thực tế của trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội như sau:
a. Mục đích:
-Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác rèn luyện kỹ năng nghề cho giáo sinh, đáp ứng được nhu cầu của ngành giáo dục mầm non hiện nay.
- Chọn trường mầm non theo các yêu cầu của Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ HN đảm bảo cho giáo sinh TTSP có hiệu quả.
- Xây dựng các điều kiện hỗ trợ thiết thực cho các đợt TTSP, góp phần tạo điều kiện cho giáo sinh xác lập niềm tin nghề nghiệp.
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cả về kiến thức, kỹ năng nghề, địa bàn thuận lợi cho giáo sinh đi lại trong các đợt TTSP.
b. Nội dung:
- Khảo sát một số trường mầm non trên địa bàn gần trường, chọn các trường mầm non đạt yêu cầu TTSP cho gáo sinh về cơ sở vật chất, đội ngũ BGH, chất lượng đội ngũ GVMN.
- Tham khảo ý kiến của CBQL, GV, các đối tượng tham gia TTSP trước khi báo cáo với BGH nhà trường bằng văn bản.
- Xin ý kiến chỉ đạo của Tổ, Bộ môn, Ban giám hiệu nhà trường, đề xuất ý kiến với Ban giám đốc Sở GD & ĐT Hà Nội.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường mầm non về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, hướng dẫn giáo sinh trong các đợt TTSP.
- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ cơ sở vật chất cho trường mầm non.
- Đánh giá các điều kiện của trường thực hành trước khi đưa giáo sinh xuống trường TTSP.
c. Cách tiến hành:
Khâu 1: Tuyển chọn trƣờng mầm non TTSP
Đầu năm của năm học trước, CBQL công tác TTSP của trường đề xuất ý kiến với Ban giám hiệu về kế hoạch mở rộng trường mầm non TTSP đảm bảo về số trường, số nhóm lớp nhà trẻ, mẫu giáo cho giáo sinh thực hành vào năm tới và các năm sau.
Khảo sát một số trường mầm non trong địa bàn gần Trường về cơ sở vật chất, trình độ Ban giám hiệu, trình độ của đội ngũ GVMN, chất lượng CS – GD trẻ, nhu cầu trở thành trường MN thực hành của trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội.
Xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu, Tổ, Bộ môn trong nhà trường. Làm văn bản đề nghị với lãnh đạo Sở GD & ĐT Hà Nội, được sự đồng ý của Sở GD & ĐT Hà Nội ký văn bản công nhận trường mầm non đã chọn làm cơ sở TTSP của trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội.
Khâu 2: Bồi dƣỡng đội ngũ CBQL và GVMN tại các cơ sở thực hành
Điều tra nhu cầu bồi dưỡng về chuyên môn, kinh nghiệm hướng dẫn giáo sinh thực hành của BGH và GVMN.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng: CBQL công tác TTSP đề xuất ý kiến với Tổ, Bộ môn về kế hoạch, nội dung, thời gian tiến hành bồi dưỡng. Các
Tổ, Bộ môn cử các giảng viên của môn mình thực hiện nội dung bồi dưỡng theo nhu cầu của trường mầm non.
Sau khi bồi dưỡng xong phần lý thuyết, CBQL thực hành cùng Tổ, Bộ môn trao đổi với BGH trường mầm non chọn các giáo viên nòng cốt của trường để thực hiện phần thực hành.
Các nội dung thực hành được GVSP, Ban giám hiệu, các giáo viên tại cơ sở thực hành cùng dự, thảo luận về các tiêu chí đáng giá, mức độ dánh giá, trên cơ sở đó CBQL thực hành, GVSP nắm được kết quả bồi dưỡng.
Trước khi cơ sở thực hành tiến hành hướng dẫn giáo sinh, CBQL thực hành, giáo viên, BGH trường mầm non cho toàn thể GVMN trong trường dự giáo sinh tập dạy hoặc tổ chức các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ. Tập thể sư phạm thảo luận, thống nhất cách đánh giá dựa trên các tiêu chí đã có.
Trong quá trình hướng dẫn giáo sinh đội ngũ giáo sinh tại các cơ sở thực hành vẫn phải tiến hành thường xuyên, bổ sung những khâu còn yếu.
Khâu 3: Hoàn thiện cơ sở vật chất, kinh phí cho TTSP
Khảo sát các điều kiện về cơ sở vật chất: đồ dùng, đồ chơi phục vụ CS – GD trẻ và giúp giáo sinh TTSP, các điều kiện phục vụ cho công tác TTSP khác …
Cán bộ quản lý TTSP trao đổi với BGH trường mầm non xây dựng kế hoạch bổ sung đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động CS – GD trẻ khi có giáo sinh xuống TTSP.
Đồng thời đề xuất với BGH, phòng Tài vụ của trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội hỗ trợ kinh phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho các cơ sở thực hành.
Dự trù kinh phí thực tập cho các đối tượng tham gia TTSP như: kinh phí đi lại, ăn trưa, văn phòng phẩm, y tế…cho CBQL, GV, GVMN xứng đáng với công sức bỏ ra của mọi người .
Khâu 4: Đánh giá các điều kiện của cơ sở thực hành
Đây là khâu cuối cùng trong việc xây dựng mở rộng các trường mầm non thực hành. Sau khi tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ, bổ sung cơ sở vật
chất, các cán bộ trong Ban chỉ đạo TTSP kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ, chất lượng hướng dẫn giáo sinh của trường mầm non … Khi thấy đủ điều kiện mới cho giáo sinh xuống TTSP.
d. Thời gian thực hiện:
Từ đầu năm học của năm trước đến đầu năm học của năm sau.
e. Người thực hiện:
Cán bộ phụ trách TTSP của trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội, Tổ, Bộ môn.
3.2.3. Xây dựng kế hoạch TTSP phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục mầm non và điều kiện thực tế
a. Mục đích, ý nghĩa
- Biện pháp này nhằm giúp cho giáo viên và cán bộ quản lý thực tập sư phạm nâng cao khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch thực tập sư phạm một cách có hiệu quả;
- Xây dựng kế hoạch là một chức năng cơ bản quan trọng của hoạt động quản lý. Muốn tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá thực tập sư phạm đều phải dựa vào việc lập kế hoạch. V.I.Lênin đã nói: "Mọi kế hoạch đều là thước đo, tiêu chuẩn, đèn pha và là cái mốc", bởi vậy, có thể khẳng định mỗi phút dành cho lập kế hoạch tiết kiệm được ba đến bốn phút cho việc thực hiện.
Việc xây dựng quy trình thực tập sư phạm càng cụ thể càng giúp cho việc kiểm tra, đánh giá càng chính xác và điều chỉnh kịp thời những sai sót, bất hợp lý của hoạt động thực tập sư phạm. Trong quá trình tổ chức thực tập sư phạm cho sinh viên, nếu tăng cường khâu kiểm tra đánh giá ngay trong và sau khi thực hiện từng hoạt động giáo dục trẻ thì sẽ có những rút kinh nghiệm và nhắc nhở, giúp đỡ các em sinh viên phát huy những mặt tốt và sửa sai những thiếu sót. Như vậy, việc xây dựng quy trình thực tập sư phạm khoa học không chỉ giúp cho hoạt động thực tập sư phạm có kết quả mà còn là biện pháp tăng cường quản lý thực tập sư phạm.
b. Cách thực hiện
Cụ thể ở trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội, nội dung của các học phần TTSP trong chương trình khung, quy trình và hình thức TTSP theo hướng đổi mới QLGD và đào tạo GVMN được chia là 3 giai đoạn như sau:
Thực hành sƣ phạm 1:
- Mục tiêu:
Giáo sinh có hiểu biết về thực tế bộ máy quản lý, quy mô trường , lớp, cơ sở vật chất trang thiết bị, các điều kiện phục vụ cho việc CS – GD trẻ ở trường , lớp, mầm non.
Giáo sinh bước đầu có kỹ năng quan sát, nghiên cứu, đánh giá sự phats triển của trẻ, kỹ năng giáo tiếp với trẻ.
Giáo sinh có ý thức, động cơ học tập đúng đắn, có ý thức với việc rèn luyện tay nghề hơn trước đây.
- Nội dung:
+ Tham quan trường mầm non:
Nghe báo cáo của Hiệu trưởng trường MN về quy mô trường mầm non. + Dự kiến tập:
Giáo sinh dự toàn bộ các hoạt động CS – GD trẻ trong nhóm, lớp mầm non. Thảo luận, trao đổi, chia sẻ về những nội dung tham quan, kiến tập. Biết liên hệ với lý thuyết đã học.
+ Nghiên cứu, quan sát trẻ, quan sát các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ trong trường mầm non, làm bài tập nghiên cứu trẻ theo yêu cầu của từng môn. Làm quen với trẻ, tập quan sát, nghiên cứu trẻ, đánh giá sự phát triển những biểu hiện tâm lý của trẻ trong những hoạt động cụ thể.
Thực hành sƣ phạm 2:
- Mục tiêu:
Củng cố các kiến thức về tâm lý học, giáo dục học mầm non.
Bước đầu có kỹ năng tổ chức các hoạt động GD – CS trẻ, tổ chức quản lý,điều khiển nhóm trẻ trên cơ sở đặc điểm, khả năng của trẻ.
Củng cố kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội, tình yêu nghề cho giáo sinh. - Nội dung:
+ Dự kiến tập:
Kiến tập tập trung chế độ sinh hoạt ở 2 tuổi mẫu giáo Bé, Lớn.
Kiến tập tại nhóm lớp nhà trẻ - mẫu giáo giáo sinh được phân công thực hành. + Quan sát, nghiên cứu, đánh giá sự phát triển của trẻ, quản lý, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, làm bài tập nghiên cứu, viết thu hoạch theo yêu cầu bộ môn. + Giáo sinh tập lập và thực hiện kế hoạch thổ chức các choạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở các môn phương pháp đã học xong.
Thực hành sƣ phạm 3:
- Mục tiêu:
Củng cố các kiến thức về tâm lý học, giáo dục học mầm non.
Củng cố các kỹ năng quan sát, nghiên cứu, đánh giá sự phát triển của trẻ Củng cố kỹ năng giao tiếp xã hội, tình yêu nghề.
- Nội dung:
+ Quan sát, nghiên cứu đánh giá sự phát triển của trẻ, quản lý sử dụng đồ chơi trong nhóm lớp học, viết bài thu hoạch theo yêu cầu của bộ môn.
Mỗi giáo sinh được chọn một trong các môn sau để tập làm bài nghiên cứu: Giáo dục thể chất, tiếng việt, văn học, tạo hình, âm nhạc.
+ Giáo sinh lập kế hoạch tổ chức các hoạt động CS – GD trẻ
Từ những nội dung của chương trình TTSP trên có thể đưa ra các bước để xây dựng kế hoạch nhằm đổi mới nâng cao chất lượng TTSP như sau:
- Bước 1: Lập kế hoạch và chuẩn bị cho hoạt động thực tập
Căn cứ vào lịch trình đào tạo của năm học, số lượng học sinh, những điều kiện kinh phí của nhà trường mà dự kiến số đoàn thực tập, địa điểm thực tập, lập dự trù kinh phí để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai hoạt động TTSP:
+ Thành lập ban chỉ đạo thực tập sư phạm các cấp: cấp tỉnh, cấp cơ sở; + Liên hệ với phòng giáo dục thành phố (huyện) để ấn định địa điểm thực tập;
+ Cử giảng viên làm trưởng đoàn thực tập đi liên hệ với địa phương với ban giám hiệu trường mầm non có sinh viên thực tập;
+ Xây dựng hoàn thiện kế hoạch thực tập, nội quy thực tập, các phiếu đánh giá các hoạt động giáo dục, quyết định thực tập;
+ Rà soát toàn bộ chương trình, những kiến thức phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non theo hướng đổi mới giáo dục;
+ Ban chỉ đạo thực tập cấp tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực tập với ban chỉ đạo thực tập cấp thành phố (huyện) với các trường mầm non và trưởng các đoàn thực tập. Hội nghị này bàn bạc thống nhất kế hoạch thực tập sư phạm và các biện pháp thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao;
+ Tổ chức tập huấn cho các trưởng đoàn thực tập, hướng dẫn cho các trưởng đoàn về các tài liệu cần thiết của thực tập sư phạm: cách lên kế hoạch giáo dục trẻ, phiếu đánh giá kết quả thực tập của sinh viên, cách ghi nhật kí cá nhân, hướng dẫn cách sử dụng các loại sổ sách có liên quan đến các hoạt động giáo dục trẻ mầm non…Người thực hiện là cán bộ quản lý phòng đào tạo và có thể cùng kết hợp với những trưởng bộ môn có kinh nghiệm về chuyên ngành mầm non;
+ Phân công cụ thể các công việc cho các trưởng ban, trưởng đoàn và các giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm cho giáo sinh:
Với giáo viên TCSP cần phải kết hợp cùng trưởng ban, các giáo viên mầm non dự giờ, đánh giá, quản lý các nhóm thực tập…
Với giáo viên mầm non cần phải duyệt các kế hoạch giáo dục trẻ, dự giờ, nhận xét đánh giá giáo sinh tổ chức tiến hành các hoạt động giáo dục.
- Bước 2: Tổ chức tiến hành thực tập sư phạm + Tổ chức cho giáo sinh được thâm nhập thực tế;
Giáo sinh được nghe báo cáo của địa phương, hiệu trưởng trường mầm non, giáo viên giỏi nhà trẻ, mẫu giáo, thăm cơ sở vật chất của trường mầm non (1 ngày);
+ Kiến tập dự giờ lớp mẫu giáo điểm 1 ngày; nhóm nhà trẻ 1 ngày; kiến tập tại nhóm thực tập 2 ngày (đợt 1 là 1 ngày sau đổi nhóm khác 1 ngày nữa);
+ Dạy bình điểm mẫu ở lớp mẫu giáo 3 ngày và nhà trẻ 3 ngày;
+ Sinh viên thực tập theo nhóm làm các công việc của cô giáo mầm non (quản lý lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non và xuống nhóm dinh dưỡng tập lên thực đơn, nấu ăn, tính khẩu phần dinh dưỡng… ).
Bước 3: Các giáo viên sư phạm hoàn thành chấm bài tập nghiên cứu tâm lý, giáo dục trẻ các trưởng đoàn thực tập thu thập hồ sơ, ban chỉ đạo thực tập chỉ đạo khảo sát sinh viên thực tập giỏi và tổng kết thực tập sư phạm. Điểm tổng kết của giáo sinh được công khai trước toàn đoàn. Trong buổi tổng kết giáo sinh được phát biểu ý kiến góp ý hoặc đề nghị với CBQL, giáo viên tại cở sở thực hành.
c. Điều kiện thực hiện
- Cần huy động đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực RLNVSP cho giáo sinh chuyên ngành MN cùng tham gia xây dựng kế hoạch TTSP;
- Có bộ phận tham mưu tốt với các cấp, các ngành đề cùng huy động và phân bổ các nguồn lực (nguồn nhân lực, vật lực, tài lực) tốt cho TTSP;
- Có những hội thảo khoa học và hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm về vấn đề RLNVSP thông qua TTSP...