0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 41 -41 )

1.3.3.1. Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng trung ương

Lãi suất đƣợc hình thành do cung và cầu về vốn trên thị trƣờng tiền tệ. Một cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt phải dựa trên các tín hiệu của thị trƣờng. Lãi suất huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thƣơng mại đƣợc hình thành vừa tuân theo quy luật của thị trƣờng, vừa phải thực hiện theo cơ chế điều hành của Ngân hàng nhà nƣớc. Lãi suất huy động vốn và cho vay phải phản ánh đƣợc cung – cầu về vốn huy động, vốn cho vay; tính chất của nguồn vốn huy động và cho vay.

không dựa vào những yếu tố của thị trƣờng. Vì vậy, việc quản trị tài sản có – tài sản nợ trở nên khó khăn, không hiệu quả, các công cụ để phòng ngừa rủi ro lãi suất cũng trở nên kém hiệu quả.

1.3.3.2. Quy trình quản trị rủi ro và vệc kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình

Quản trị rủi ro lãi suất bao gồm từ việc thiết lập cơ cấu tổ chức từ ban điều hành cấp cao cho đến từng bộ phận tác nghiệp. Quản trị rủi ro lãi suất phải đƣợc thực hiện một cách đồng bộ với các quy trình quản trị rủi ro khác trong hoạt động của ngân hàng và phải đƣợc ban điều hành các cấp xem xét một cách đầy đủ, toàn diện khi ngân hàng đặt ra những kế hoạch, chiến lƣợc kinh doanh. Đồng thời, quản trị rủi ro lãi suất phải đƣợc nhận thức và thực hiện ở từng cán bộ tác nghiệp tại tất cả các phòng ban của ngân hàng.

Quản trị rủi ro lãi suất thực hiện một cách có hiệu quả khi đƣợc xây dựng thành một quy trình phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng: cơ chế điều hành kinh doanh của ngân hàng; quy mô hoạt động; đối tƣợng khách hàng; mạng lƣới hoạt động của ngân hàng.

Đồng thời, phải xây dựng đƣợc một cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình một cách thƣờng xuyên và toàn diện. Kiểm tra, giám sát về việc tuân thủ các giới hạn về chịu đựng rủi ro; việc duy trì các nguồn lực thích hợp để sẵn sàng đối phó với rủi ro; việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Ban điều hành các cấp, từng cán bộ nhân viên của ngân hàng trong hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng.

1.3.3.3. Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng

Với sự đa dạng hóa và quy mô hoạt động kinh doanh ngày càng lớn mạnh của các ngân hàng thƣơng mại, nên quy mô tài sản có – tài sản nợ của các ngân hàng cũng tăng lên một cách nhanh chóng, cơ cấu tài sản có – tài sản nợ ngày càng đa dạng, phức tạp. Đồng thời, các nhân tố trên thị trƣờng tác động tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại cũng thay đổi một cách thƣờng xuyên, liên tục, phức tạp. Do vậy, một hệ thống công nghệ thông tin đƣợc xây dựng một cách đồng bộ, hiện đại sẽ giúp ích cho các ngân hàng thƣơng mại trong việc nhận biết, đo lƣờng, giám sát, kiểm

soát rủi ro lãi suất một cách nhanh chóng, chính xác, thƣờng xuyên, toàn diện và hiệu quả.

1.3.3.4. Mức độ phát triển và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô

Một nền kinh tế phát triển, có tính ổn định thì các luồng vốn trong nền kinh tế đƣợc luân chuyển và phân bổ một cách có hiệu quả. Ngân hàng – trung gian tài chính – cũng sẽ thực hiện chức năng phân bổ luồng vốn trong nền kinh tế một cách có hiệu quả. Đặc điểm trong hoạt động ngân hàng là nguồn vốn huy động thƣờng có kỳ hạn ngắn hơn cho vay, nên luôn luôn tồn tại khe hở kỳ hạn giữa tài sản có – tài sản nợ của ngân hàng. Một nền kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, các nguồn vốn huy động của ngân hàng thƣờng có xu hƣớng dài hơn; các khoản cho vay của ngân hàng đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả, tỷ lệ thu hồi vốn cao, do vậy khe hở kỳ hạn giữa tài sản có – tài sản nợ của ngân hàng ngày càng thu hẹp và do vậy ảnh hƣởng của rủi ro lãi suất đối với thu nhập của ngân hàng cũng đƣợc giảm thiểu.

Nền kinh tế vĩ mô hoạt động có hiệu quả và ổn định sẽ là cơ sở để cho các thị trƣờng: thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ; thị trƣởng tài chính; thị trƣờng bất động sản; thị trƣờng lao động; thị trƣờng khoa học – công nghệ;... phát triển một cách đồng bộ và có hiệu quả. Trong đó, thị trƣờng tài chính, bao gồm: thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng chứng khoán là nơi mà các ngân hàng thƣơng mại thực hiện chức năng trung gian tài chính. Thị trƣờng tài chính phát triển sẽ tạo tiền đề cho các ngân hàng thƣơng mại có thể thực hiện đƣợc đầy đủ các hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động của ngân hàng.

1.3.3.5. Đặc thù hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại

Mỗi ngân hàng thƣơng mại đều có đối tƣợng khách hàng mục tiêu, thị trƣờng mục tiêu, do vậy tính chất của tài sản và nguồn vốn của mỗi ngân hàng thƣơng mại sẽ có những điểm khác biệt. Có những ngân hàng thƣơng mại có thế mạnh trong lĩnh vực cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên các khoản vay thƣờng mang tính chất ngắn hạn, quy mô của các khoản vay nhỏ; có những ngân hàng thƣơng mại có thế mạnh trong lĩnh vực cho vay tài trợ phát triển, tài trợ dự án, nên các khoản vay thƣờng

đối với các ngân hàng thƣơng mại sẽ khác nhau tùy thuộc vào đặc thù hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Quy mô hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại khác nhau, có những ngân hàng thƣơng mại có quy mô hoạt động chiều rộng lớn: số lƣợng chi nhánh nhiều, cơ cấu tổ chức phức tạp; nên cơ chế điều hành cũng trở nên phức tạp hơn, kém linh hoạt hơn so với những ngân hàng thƣơng mại có quy mô hoạt động theo chiều rộng nhỏ bé hơn. Do vậy, quản trị rủi ro lãi suất tại mỗi ngân hàng thƣơng mại cũng sẽ đƣợc thực hiện theo những cách thức khác nhau.

CHƢƠNG 2

QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 41 -41 )

×