3.1.1.1. Mục tiêu của chính sách lãi suất
Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong từng thời kỳ luôn phải bám sát định hƣớng điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nƣớc, tình hình diễn biến trên thị trƣờng, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nƣớc, đồng thời mang tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính sách lãi suất của ngân hàng phải đƣợc xây dựng nhƣ những nguyên tắc hƣớng dẫn tổng quát có sự sửa đổi bổ sung theo thời gian để ra quyết định về lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi, làm cơ sở để quản trị lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất. Nếu không có những nguyên tắc hƣớng dẫn nhƣ vậy, khi áp dụng lãi suất linh hoạt các chi nhánh trực thuộc, những nhân viên tác nghiệp trong hoạt động huy động vốn và cho vay sẽ gặp khó khăn. Chính sách lãi suất do Trụ sở chính xây dựng phải là cơ sở để từ đó các chi nhánh xây dựng nên các mức lãi suất phù hợp với tính chất và quy mô của từng khoản tiền gửi và tiền vay.
Chính sách lãi suất đƣợc xây dựng phải đáp ứng đƣợc mục tiêu cho từng thời kỳ hoạt động của ngân hàng: mục tiêu lợi nhuận, khả năng thanh khoản, mục tiêu giảm thiểu rủi ro,....
Một chính sách lãi suất tốt là chính sách hƣớng đến các giải pháp làm hạ thấp đƣợc chi phí đầu vào để từ đó giảm đƣợc chi phí đầu ra, ngăn ngừa và hạn chế đƣợc rủi ro lãi suất.
3.1.1.2. Những cơ sở để xác định lãi suất
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên dựa trên những yếu tố sau để xây dựng chính sách lãi suất cho ngân hàng: lãi suất thị trƣờng, lợi nhuận
của khách hàng, lợi nhuận của khách hàng, chi phí hoạt động của ngân hàng, môi trƣờng kinh tế và triển vọng phát triển.
- Lãi suất thị trƣờng: Lãi suất do Ngân hàng đƣa ra nếu quá xa rời với mặt bằng lãi suất của thị trƣờng thì sẽ không huy động đƣợc tiền gửi (nếu lãi suất quá thấp) hoặc sẽ không cho vay đƣợc (nếu lãi suất quá cao). Vì vậy, lãi suất kinh doanh ngân hàng cần xem xét đến lãi suất thị trƣờng.
- Lợi nhuận của khách hàng: Ngân hàng chỉ có thể tồn tại và phát triển khi các khách hàng sử dụng vốn vay của ngân hàng một cách có hiệu quả, nhƣ vậy lợi nhuận của khách hàng gắn liền với lợi nhuận của ngân hàng. Mức lãi suất của ngân hàng phải nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế nhất định.
- Chi phí hoạt động của ngân hàng: Lãi suất cho vay đƣợc ấn định sao cho thu nhập từ lãi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải bù đắp đủ chi phí và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
- Môi trƣờng kinh tế và triển vọng phát triển của nền kinh tế: Trong môi trƣờng kinh tế ổn định thì lãi suất ngân hàng thƣờng thấp vì ít rủi ro, thu nhập của nhà kinh doanh ổn định. Ngƣợc lại, nền kinh tế chƣa ổn định thì lãi suất ngân hàng cao vì chỉ có lãi suất cao mới đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Một nền kinh tế có triển vọng phát triển cao sẽ làm tăng cầu về vốn dẫn đến lãi suất tăng và ngƣợc lại.
- Trong cơ chế tự do hóa lãi suất thì lãi suất do cung cầu vốn trên thị trƣờng tiền tệ quyết định nhƣng lãi suất này lại chịu tác động của những nhân tố trên do vậy ngân hàng nên nghiên cứu những nhân tố tác động đó để có chính sách lãi suất thích hợp.
3.1.1.3. Định hướng điều hành lãi suất theo cơ chế linh hoạt
Hiện tại, Ban điều hành tại Trụ sở chính của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đều có văn bản chỉ đạo về lãi suất huy động vốn và cho vay đối với toàn bộ hệ thống trong từng thời kỳ phù hợp với các văn bản điều hành lãi suất
động vốn và cho vay cố định phù hợp với tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn chi nhánh đó hoạt động, đối tƣợng khách hàng mục tiêu của chi nhánh, song mức lãi suất này thƣờng chỉ phân theo kỳ hạn huy động, cho vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) chứ chƣa dựa trên việc đánh giá hiệu quả của nguồn vốn huy động hoặc cho vay cụ thể. Do vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng nên chuyển sang phƣơng thức quản trị lãi suất linh hoạt. Để thực hiện phƣơng thức quản trị lãi suất linh hoạt, ngân hàng nên thực hiện:
- Xây dựng mục tiêu đạt đƣợc về tài sản có cần phải thực hiện của năm kế hoạch; - Xây dựng tiêu chuẩn để áp dụng khi thƣơng lƣợng lãi suất đối với khách hàng,
tiêu chuẩn này có thể căn cứ vào các tiêu chí xếp hạng khách hàng đƣợc xây dựng bởi hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Nhờ vậy, từng nhân viên tác nghiệp có căn cứ thống nhất để thƣơng lƣợng với khách hàng về lãi suất mà nhà quản trị ngân hàng vẫn có cơ sở để kiểm soát, tránh đƣợc những trƣờng hợp lạm dụng, ƣu đãi về lãi suất đối với ngân hàng do nhân viên tác nghiệp gây ra.
Sự thƣơng lƣợng về lãi suất sẽ giúp nhân viên ngân hàng linh hoạt hơn trong giao dịch với khách hàng về lãi suất, có thể thƣơng lƣợng với lãi suất cao hơn, thấp hơn hoặc bằng lãi suất quy định. Sự bù qua lại giữa các loại tài sản có là chiến lƣợc để đạt đƣợc lãi suất mong muốn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đạt đƣợc mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về lãi suất có định hƣớng.
Cơ chế phân biệt lãi suất áp dụng đối với từng loại hình cho vay, nhóm khách hàng và mức độ rủi ro của khoản vay:
Ngân hàng xây dựng các tiêu thức để áp dụng lãi suất đối với từng loại hình cho vay, nhóm khách hàng và mức độ rủi ro của khoản vay nhƣ sau:
- Lãi suất cho vay thông thƣờng: Áp dụng đối với khách hàng cá nhân vay tiêu dùng có hội đủ các điều kiện cho vay theo quy định của ngân hàng; các khoản vay có kỳ hạn dài, thời gian thu hồi vốn lâu; kinh doanh trong những ngành nghề, lĩnh vực có mức độ rủi ro cao; các khách hàng chƣa khẳng định đƣợc uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng và trên thị trƣờng.
- Lãi suất cho vay ƣu đãi: Lãi suất này cho phép đƣợc giảm theo một tỷ lệ nhất định so với lãi suất cho vay thông thƣờng dựa vào các tiêu thức phân loại khách hàng nhƣ sau:
+ Phân loại khách hàng theo tiêu thức mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng: Lãi suất ƣu đãi với khách hàng đã có quan hệ vay nhiều lần và có uy tín; khách hàng có quan hệ thanh toán và sử dụng nhiều, thƣờng xuyên dịch vụ của ngân hàng, có số dƣ tiền gửi thanh toán lớn.
+ Phân loại khách hàng theo tiêu thức ngành nghề: ngân hàng nên dành lãi suất ƣu đãi đối với những ngành, lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phục vụ cho mục tiêu phát triển: những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, những ngành nghề phục vụ cho nông nghiệp, phát triển nông thôn.
+ Phân loại khách hàng theo tiêu thức tỷ suất lợi nhuận theo từng dự án có khả năng đạt đƣợc. Theo nguyên tắc này những dự án có tỷ suất lợi nhuận cao áp dụng lãi suất cho vay cao hơn dự án có tỷ suất lợi nhuận thấp song vẫn đảm bảo nguyên tắc lãi suất cho vay nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận của dự án.
Tiêu thức này có thể thực hiện đƣợc vì ngân hàng vẫn đảm bảo đƣợc lợi ích cho khách hàng vay vốn khi hoàn trả xong lãi vay, dự án vẫn có lãi, về phía ngân hàng có thể đảm bảo điều hòa lãi suất cho vay bình quân thực hiện đƣợc lợi nhuận dự tính.
Muốn thực hiện đƣợc tiêu thức này, đòi hỏi công tác thẩm định dự án đầu tƣ của ngân hàng phải đƣợc coi trọng trên cơ sở xác định tỷ suất lợi nhuận kỳ báo cáo và tính toán tỷ suất lợi nhuận của dự án xin vay vốn để quy định lãi suất cho vay hợp lý.
+ Phân loại khách hàng theo tiêu thức tỷ lệ vốn vay trong tổng số vốn tự có của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc này, áp dụng lãi suất cho vay ƣu đãi đối với những doanh nghiệp có tỷ lệ vốn vay trong tổng số vốn tự có của doanh nghiệp từ 50% trở lên. Tiêu thức này nhằm hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng.
+ Phân loại khách hàng theo tiêu thức dự án hoặc hình thức cho vay có mức độ rủi ro cao hay thấp: Những dự án có mức độ rủi ro cao thì lãi suất cho vay phải cao hơn những dự án có khả năng mức độ rủi ro thấp; cho vay chiết khấu thƣơng phiếu
và các giấy tờ có giá thì mức độ rủi ro thấp hơn cho vay ứng trƣớc đối với các phƣơng án vay.
Phân quyền và trách nhiệm của các bộ phận trong quyết định lãi suất tiền gửi và cho vay.
Một chính sách lãi suất linh hoạt phải đƣợc xây dựng, vận hành một cách đồng bộ, thống nhất, phân định trách nhiệm, quyền hạn của những bộ phận, cá nhân tham gia vào quá trình hình thành nên lãi suất đối với từng khoản tiền gửi và cho vay.