Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 85)

Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro lãi suất bao gồm việc hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro lãi suất và quy trình quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng.

3.2.1.1. Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro lãi suất

Bộ máy quản trị rủi ro lãi suất phải thống nhất với bộ máy quản trị điều hành, mô hình tổ chức của ngân hàng. Nhƣ vậy, cấp cao nhất thực hiện quản trị rủi ro lãi suất chính là Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị xây dựng chiến lƣợc, chính sách quản trị rủi ro lãi suất. Bộ máy tiếp theo chính là Ban điều hành, Ban điều hành căn cứ vào chiến lƣợc và chính sách quản trị rủi ro lãi suất đã đƣợc Hội đồng quản trị xây dựng để đề ra cách thức thực hiện bằng việc đƣa ra các kế hoạch, các hạn mức và phân cấp mức phán quyết để các chi nhánh trong hệ thống thực hiện. Các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng chính là các đơn vị trực tiếp thực hiện các chỉ đạo của Ban điều hành trong quản trị rủi ro lãi suất: thực hiện quản trị tài sản nợ - tài sản có, vốn chủ sở hữu đối với Bảng cân đối kế toán của mình.

Để bộ máy quản trị rủi ro lãi suất vận hành tốt, Ngân hàng phải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận trong quá trình quản trị phù hợp với quy trình quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng đã đƣợc xây dựng. Quy trình quản trị rủi ro lãi suất đƣợc xây dựng hoàn thiện tới đâu, nếu bộ máy thực hiện không tốt thì quy trình rủi ro cũng không thể phát huy đƣợc hiệu quả. Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đƣợc trình bày cụ thể trong mục 3.2.1.2 dƣới đây gắn liền với từng khâu trong quy trình quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng.

3.2.1.2. Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro lãi suất

Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng bao gồm hoàn thiện các công việc nhƣ sau: quy định trách nhiệm về rủi ro lãi suất của Hội đồng quản trị và Ban điều hành; các chính sách và thủ tục quản trị rủi ro phù hợp; các chức năng đo lƣờng, giám sát và kiểm soát rủi ro; kiểm soát nội bộ; thông tin cung cấp cho các đơn vị giám sát; mức độ an toàn vốn.

Hội đồng quản trị có trách nhiệm cuối cùng cho sự hiểu biết về bản chất và mức độ rủi ro lãi suất của Ngân hàng. Thực hiện trách nhiệm của mình, Hội đồng quản trị cần

phê duyệt các chiến lƣợc và chính sách liên quan tới Quản trị rủi ro lãi suất, xem xét lại các mục tiêu tổng thể của Ngân hàng liên quan tới rủi ro lãi suất của Ngân hàng, cung cấp các hƣớng dẫn rõ ràng về mức độ chấp nhận rủi ro lãi suất của Ngân hàng và đảm bảo rằng Ban điều hành sẽ thực hiện các bƣớc cần thiết nhằm giám sát và kiểm soát các rủi ro nhất quán với các chính sách và chiến lƣợc đã đƣợc phê duyệt. Hội đồng quản trị cần đƣợc thông báo thƣờng xuyên về mức độ rủi ro lãi suất của Ngân hàng nhằm đánh giá công tác giám sát và kiểm soát rủi ro lãi suất so với các hƣớng dẫn của Hội đồng quản trị về các cấp độ rủi ro đƣợc chấp nhận tại Ngân hàng.

Ban điều hành phải đảm bảo rằng cơ cấu hoạt động kinh doanh của ngân hàng và mức độ rủi ro lãi suất chấp nhận đƣợc quản lý hiệu quả và phải đảm bảo các thủ tục và chính sách phù hợp đƣợc thiết lập nhằm kiểm soát và hạn chế các rủi ro, cũng nhƣ đủ nguồn lực đáp ứng cho công tác đánh giá và kiểm soát rủi ro lãi suất. Đồng thời, đảm bảo thông tin xem xét lại định kỳ đủ chi tiết và kịp thời cho phép hiểu và đánh giá hiệu quả của ban điều hành trong giám sát và kiểm soát những rủi ro này trong việc tuân thủ các chính sách đã đƣợc phê duyệt; đảm bảo rằng Hội đồng quản trị hoặc một trong các ủy ban của mình định kỳ tái đánh giá chính sách quản trị rủi ro lãi suất cũng nhƣ chiến lƣợc kinh doanh tổng thể có ảnh hƣởng tới rủi ro lãi suất của Ngân hàng.

Ban điều hành chịu trách nhiệm: thiết lập và phát triển các thủ tục quản trị rủi ro lãi suất cả trong thời gian dài hạn và thời gian ngắn hạn; duy trì rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm quản lý và kiểm soát rủi ro này; thực hiện các chiến lƣợc một cách giới hạn những rủi ro liên kết với mỗi chiến lƣợc và đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định; duy trì giới hạn thích hợp về rủi ro này; duy trì hệ thống đầy đủ và tiêu chuẩn đo lƣờng rủi ro; duy trì các tiêu chuẩn để đánh giá và đo lƣờng hiệu quả; duy trì báo cáo rủi ro lãi suất toàn diện và quy trình, thủ tục xem xét lại quản trị rủi ro lãi suất; duy trì hiệu quả kiểm soát nội bộ và tiêu chuẩn đạo đức; bảo đảm rằng các báo cáo rủi ro lãi suất cung cấp thông tin tổng hợp cũng nhƣ hỗ trợ đầy đủ, chi tiết cho phép đánh giá sự nhạy cảm của Ngân hàng khi điều kiện thị trƣờng thay đổi và các yếu tố rủi ro quan trọng khác; định kỳ xem xét lại chính sách và quy trình quản trị rủi ro lãi suất để đảm

phân tích và quản trị rủi ro liên quan tới rủi ro lãi suất đƣợc thực hiện bởi đội ngũ nhân viên có thẩm quyền với kiến thức và kỹ thuật, kinh nghiệm phù hợp với tính chất, phạm vi hoạt động của Ngân hàng; đảm bảo rằng nhân viên có đủ kiến thức sâu và rộng.

Ngân hàng cần xác định rõ các cá nhân và/hoặc các hội đồng/ủy ban có trách nhiệm trong việc quản trị rủi ro lãi suất và đảm bảo phân tách trách nhiệm thích hợp trong các cấu phần quan trọng của quy trình quản trị rủi ro nhằm tránh các xung đột tiềm tàng về lợi ích. Ngân hàng nên có các bộ phận chức năng đo lƣờng, giám sát và kiểm soát rủi ro với nhiệm vụ đƣợc xác định rõ ràng, tƣơng đối độc lập với các bộ phận nghiệp vụ của ngân hàng và thực hiện báo cáo các khoản mục rủi ro trực tiếp cho Ban điều hành và Hội đồng quản trị. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là Ngân hàng có quy mô lớn và hoạt động kinh doanh phức tạp nên có đơn vị độc lập chịu trách nhiệm thiết kế và theo dõi các chức năng đo lƣờng, giám sát và kiểm soát rủi ro lãi suất của Ngân hàng.

Các chính sách và thủ tục về rủi ro lãi suất của Ngân hàng cần đƣợc xây dựng rõ ràng, phù hợp với bản chất và mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng. Các chính sách trên nên đƣợc áp dụng trên cơ sở hợp nhất hoặc tại từng đơn vị thành viên nếu phù hợp, đặc biệt với trƣờng hợp nhận định có khác biệt về mặt luật pháp và trở ngại về luân chuyển tiền tệ giữa các đơn vị thành viên. Ngân hàng nên có chính sách và thủ tục rõ ràng để hạn chế và kiểm soát rủi ro lãi suất. Các chính sách và thủ tục nên phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn về quyết định rủi ro lãi suất, chiến lƣợc phòng ngừa rủi ro và các trạng thái nắm giữ. Chính sách rủi ro lãi suất nên xác định các thông số định lƣợng và mức độ rủi ro lãi suất mà Ngân hàng chấp nhận. Tất cả chính sách rủi ro lãi suất nên đƣợc xem xét định kỳ và sửa đổi khi cần thiết. Ngân hàng nên xác định cụ thể và phê duyệt các thủ tục cần thiết cho các ngoại lệ đối với các chính sách, các hạn mức và ủy quyền.

Việc Ngân hàng xác định các rủi ro tiềm ẩn trong các sản phẩm và dịch vụ mới, và đảm bảo các rủi ro trên đã đƣợc xét duyệt qua các thủ tục và quy trình phù hợp trƣớc khi giới thiệu và triển khai là hết sức quan trọng. Các đề xuất quản lý hoặc phòng ngừa

quan trọng hoặc các sáng kiến quản trị rủi ro trong tiến trình thực hiện cần đƣợc phê duyệt trƣớc bởi Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng/Ủy ban đƣợc ủy quyền phù hợp.

Ngân hàng cần sở hữu các hệ thống đo lƣờng rủi ro lãi suất cho phép nắm bắt tất cả các nguồn rủi ro lãi suất trọng yếu và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các biến động lãi suất theo cách thức thống nhất với phạm vi của các hoạt động đó. Hệ thống đo lƣờng và giám sát rủi ro này sẽ cung cấp mức rủi ro lãi suất hiện hành của Ngân hàng và xác định bất kỳ các rủi ro lãi suất lớn có thể phát sinh trong tƣơng lai. Hệ thống đo lƣờng nên: đánh giá tất cả các rủi ro lãi suất cơ bản liên kết Tài sản Nợ - Tài sản Có và các công cụ ngoại bảng của Ngân hàng; các khái niệm tài chính đƣợc chấp nhận chung và công cụ đo lƣờng rủi ro; có các dẫn chứng giả định và thông số. Các cán bộ quản trị rủi ro và quản lý kinh doanh cần am hiểu rõ các giả định đƣợc sử dụng trong hệ thống. Các giả định đƣợc sử dụng trong đánh giá độ nhạy cảm lãi suất của các khoản mục, công cụ phức tạp với thời gian đáo hạn không chắc chắn cần phải tuân theo các tiêu chuẩn nhất định và cần xem xét lại.

Ngân hàng phải thiết lập và áp dụng các hạn mức hoạt động và các biện pháp khác nhằm duy trì mức rủi ro trong phạm vi phù hợp với các chính sách nội bộ. Các hạn mức này có thể đƣợc áp dụng trên danh mục cá nhận, các hoạt động hoặc các đơn vị kinh doanh. Một hệ thống hạn mức thích hợp sẽ giúp cho nhà quản trị ngân hàng kiểm soát rủi ro lãi suất, thảo luận về cơ hội và rủi ro, giám sát rủi ro thực tế với dung sai rủi ro xác định trƣớc. Hệ thống hạn mức phải đảm bảo rằng các trƣờng hợp vƣợt quá định mức trƣớc nhận đƣợc sự quan tâm của nhà quản lý. Hệ thống hạn mức có thể đƣợc thiết lập trên cơ sở tổng hợp cũng nhƣ theo từng loại danh mục và công cụ. Các hạn mức đƣợc thiết lập phải đảm bảo phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp và mức vốn của ngân hàng, cũng nhƣ khả năng của ngân hàng để đo lƣờng và quản trị rủi ro của mình, đồng thời phải nhất quán trong việc xem xét các ảnh hƣởng của thay đổi lãi suất đối với thu nhập ròng của Ngân hàng. Các hạn mức sau đây cần đƣợc theo dõi: hạn mức yếu tố nhạy cảm, hạn mức GAP.

Ngân hàng cần ƣớc tính tổn thất trong các điều kiện khủng hoảng thị trƣờng, bao gồm việc các giả định chính không còn phù hợp và cân nhắc các kết quả này trong quá trình thiết lập và rà soát các chính sách và hạn mức liên quan đến rủi ro lãi suất.

Ngân hàng phải có hệ thống công nghệ thông tin phù hợp cho việc đo lƣờng, giám sát, kiểm soát và báo cáo các mức rủi ro lãi suất. Các báo cáo phải đƣợc cung cấp kịp thời cho Hội đồng quản trị, Ban điều hành và tùy từng trƣờng hợp, có thể cho các cấp quản lý tại các bộ phận kinh doanh của Ngân hàng. Báo cáo đo lƣờng rủi ro lãi suất phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và so sánh với các hạn mức đã đƣợc đạt ra. Ngoài ra dự đoán quá khứ hoặc ƣớc lƣợng rủi ro nên so sánh với kết quả thực tế để xác định bất kỳ sự hạn chế của mô hình. Các báo cáo chi tiết về rủi ro lãi suất cần đƣợc xem xét thƣờng xuyên bởi Hội đồng quản trị. Các báo cáo tối thiểu bao gồm: Tóm lƣợc tổng thể lãi suất của Ngân hàng; mức độ rủi ro lãi suất của Ngân hàng; báo cáo chứng minh việc tuân thủ các chính sách và hạn mức; các giả định chính, chẳng hạn thông tin hành vi ngƣời đi vay trả nợ trƣớc hạn hoặc hành vi của ngƣời gửi tiền rút trƣớc hạn nhằm giúp Ngân hàng có thể thiết lập những giả định về rủi ro quyền lựa chọn; kết quả kiểm tra khủng hoảng gồm cả đánh giá sự cố trong các giả định chính và các thông số; tóm tắt những phát hiện của các đánh giá chính sách rủi ro lãi suất, tính đầy đủ của hệ thống đo lƣờng rủi ro lãi suất bao gồm cả những phát hiện của kiểm toán viên nôi bộ hoặc bên ngoài hay bất kỳ những ngƣời đánh giá độc lập.

Ngân hàng phải có hệ thống kiểm soát nội bộ đầy đủ trong quy trình quản trị rủi ro lãi suất để đảm bảo tính toàn diện của thủ tục quản trị rủi ro lãi suất, kiểm soát nội bộ này là một phần của hệ thống kiểm soát nội bộ tổng thể của Ngân hàng. Nội dung cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm các rà soát và đánh giá một cách độc lập, thƣờng xuyên về hiệu quả của hệ thống và, khi cần thiết, đảm bảo rằng các điều chỉnh hoặc tăng cƣờng đối với các chốt kiểm soát nội bộ đã đƣợc thực hiện. Kết quả của các rà soát trên cần đƣợc cung cấp cho các cơ quan giám sát phù hợp. Chúng khuyến khích: hiệu quả và hoạt động hiệu quả; báo cáo tài chính đúng quy định và đáng tin cậy; tuân thủ luật pháp liên quan, quy định và chính sách của tổ chức. Một hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả đối với quản trị rủi ro lãi suất phải đảm bảo rằng: có môi

trƣờng kiểm soát lành mạnh, phải có một quá trình đầy đủ để xác định và đánh giá rủi ro, có các hoạt động kiểm soát đầy đủ nhƣ các chính sách, thủ tục, phƣơng pháp; có một hệ thống thông tin quản lý hiệu quả. Ngân hàng nên xem xét lại chức năng đo lƣờng, giám sát và kiểm soát một cách thƣờng xuyên bởi một bên độc lập (nhƣ kiểm toán nội bộ hay kiểm toán bên ngoài). Đảm bảo tất cả những ngƣời đánh giá độc lập đủ để nắm bắt các yếu tố vật chất của quản trị rủi ro lãi suất, dù hoạt động phát sinh trong hay ngoài Bảng cân đối kế toán. Vì vậy, ngƣời đánh giá nên xem xét các yếu tố sau đây trong việc đƣa ra những đánh giá rủi ro: (1) Số lƣợng rủi ro lãi suất: khối lƣợng và độ nhạy cảm giá của các sản phẩm khác nhau; các lỗ hổng của các khoản thu nhập và vốn theo tỷ lệ thay đổi khác nhau, gồm đƣờng cong thu nhập; việc tiếp xúc các khoản thu nhập và giá trị kinh tế dƣới nhiều hình thức khác của rủi ro lãi suất bao gồm cả rủi ro cơ bản và rủi ro quyền chọn. (2) Chất lƣợng quản trị rủi ro lãi suất: Hệ thống đo

lƣờng của Ngân hàng là phù hợp với tính chất, phạm vi và mức độ phức tạp của Ngân hàng; Ngân hàng có đơn vị kiểm soát rủi ro độc lập chịu trách nhiệm thiết kế và quản lý chức năng đo lƣờng, giám sát và kiểm soát rủi ro; Hội đồng quản trị và Ban điều hành tích cực tham gia vào quá trình kiểm soát rủi ro; các chính sách kiểm soát và các thủ tục liên quan đến quản trị rủi ro lãi suất cũng là tài liệu và cần tuân thủ; giả định hệ thống đo lƣờng rủi ro là tài liệu, dữ liệu chính xác xử lý, tập hợp dữ liệu là đúng và đáng tin cậy; Ngân hàng có đủ nhân viên để tiến hành một quá trình quản trị rủi ro lớn.

Cơ quan thanh tra giám sát cần thu thập một cách đầy đủ và kịp thời các thông tin phục vụ cho việc đánh giá mức độ rủi ro lãi suất của Ngân hàng. Thông tin này nên bao gồm toàn bộ các loại kỳ hạn và loại tiền tệ trong mỗi danh mục của Ngân hàng, bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng cũng nhƣ các yếu tố có liên quan khác, ví dụ các

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 85)