0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu, dự báo biến động lãi suất

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 58 -58 )

2.2.4.1. Tình hình diễn biến lãi suất trên thị trường

a) Diễn biến lãi suất trên thị trường trong năm 2009

Năm 2009, Ngân hàng nhà nƣớc thực hiện điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá để đảm bảo góp phần thực hiện hài hoà các mục tiêu: ngăn ngừa suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trƣởng kinh tế hợp lý; kiềm

chế lạm phát; ổn định tỷ giá. Ngân hàng nhà nƣớc đã thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 8,5%-7%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 9,5%-8-7%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 7,5-6-5%/năm nhằm giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Tuy nhiên, về cuối năm 2009 kinh tế phục hồi và để chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại Ngân hàng nhà nƣớc đã điều chỉnh lãi suất cơ bản từ mức 7%/năm lên mức 8%/năm, vì vậy lãi suất trên thị trƣờng có xu hƣớng tăng trong nửa cuối năm 2009.

Trong nửa đầu năm 2009, với cơ chế điều hành lãi suất nhƣ vậy của Ngân hàng nhà nƣớc, lãi suất huy động trên thị trƣờng tƣơng đối ổn định quanh mức 9%/năm và có xu hƣớng tăng lên vào nửa cuối năm 2009 xung quanh mức 10%/năm. Điểm nổi bật trong năm 2009, đối với lãi suất huy động của các ngân hàng thƣơng mại đó là câu chuyện của đƣờng cong lãi suất, khi nó đƣợc kéo thẳng ở hầu hết các kỳ hạn, trạng thái này kéo dài cho đến trƣớc ngày 11/06/2012. Đƣờng cong lãi suất nhƣ vậy không phản ánh tính chất rủi ro đối với kỳ hạn gửi tiền và làm cho công tác quản trị lãi suất huy động vốn không phát huy tác dụng, các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất bị vô hiệu hoá hoặc thực hiện không có hiệu quả.

Trong năm 2009, Ngân hàng nhà nƣớc thực hiện điều hành lãi suất cho vay theo cơ chế lãi suất trần (lãi suất cho vay tối đa bằng 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nƣớc công bố). Chính vì vậy, lãi suất cho vay tối đa của các ngân hàng thƣơng mại ấn định ở mức 10,5%/năm. Cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay này đã góp phần rất quan trọng trong việc bình ổn lãi suất trong điều kiện lãi suất biến động bất lợi, đặc biệt ở thời điểm khi mà nhu cầu vốn tín dụng tăng nhanh, áp lực tăng lãi suất lớn. Chính sách điều hành lãi suất này đã giúp các ngân hàng đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh, tiếp tục tăng trƣởng và kinh doanh có lãi; đảm bảo dòng vốn tín dụng lƣu thông bình thƣờng và mở rộng tín dụng đến các lĩnh vực của nền kinh tế theo nguyên tắc thƣơng mại, kể cả trong việc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất cũng không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng. Tuy nhiên, cơ chế điều hành lãi suất nhƣ vậy bộc lộ những hạn chế nhất định: không phản ánh đúng giá cả thị trƣờng của hoạt động tín dụng trong

khách hàng/nhóm khách hàng riêng biệt, tính chất rủi ro đối với các khoản tín dụng khác nhau và gây khó khăn nhất định cho các ngân hàng trong công tác quản trị điều hành lãi suất và rủi ro lãi suất. Chính vì vậy, một số ngân hàng thƣơng mại đã lách trần lãi suất cho vay dƣới các hình thức: phí thẩm định khoản vay, thu phí giải ngân, phí theo dõi khoản vay,… và một số hình thức thu phí khác đối với hoạt động cho vay, dẫn đến thu nhập của các ngân hàng không phản ánh đúng tính chất của nghiệp vụ phát sinh, do vậy gây khó khăn cho công tác quản trị, điều hành.

b) Diễn biến lãi suất trên thị trường trong năm 2010

Diễn biến của lãi suất năm 2010 đi theo kịch bản của năm 2009: lãi suất điều hành ổn định trong một thời gian dài và sau đó tăng lên vào cuối năm nhằm kiềm chế lạm phát; lãi suất thị trƣờng có xu hƣớng giảm vào giữa năm và tăng cao trở lại trong những tháng cuối năm.

Năm 2010, Ngân hàng nhà nƣớc thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trƣờng tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một cách hiệu quả. Theo đó, Ngân hàng nhà nƣớc đã duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ổn định ở mức 8%/năm trong suốt 10 tháng đầu năm và thực hiện điều chỉnh lên mức 9%/năm trong hai tháng cuối năm dƣới sức ép của lạm phát. Đồng thời, trong năm này, Ngân hàng nhà nƣớc đã thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng việc ban hành Thông tƣ số 07/2010/TT-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện lãi suất cho vay thoả thuận đối với khách hàng.

Với cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nƣớc nhƣ vậy, lãi suất huy động và cho vay trên thị trƣờng vẫn ở mức cao.

Đối với lãi suất huy động VND: Trong năm 2010, duy trì đà tăng của lãi suất huy động vào những tháng cuối năm 2009, lãi suất huy động VND về cơ bản đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,96-3,39% cho các kỳ hạn so với cuối năm 2009, tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng.

Trong 6 tháng đầu năm lãi suất đã tăng so với cùng kỳ của năm 2009 với hai mốc tăng tƣơng đối ổn định. Nếu nhƣ trong quý I/2010, lãi suất hy động tăng bình quân 0,03-0,07% cho tất cả các kỳ hạn chƣa kể đến các hình thức khuyến mại thì bƣớc sang tháng đầu tiên của quý II, để chấm dứt các chính sách tặng thƣởng đƣợc xem là hình thức cạnh tranh không lành mạnh, các ngân hàng thƣơng mại đã từng bƣớc công bố tăng lãi suất vƣợt ngƣỡng 10,5%/năm – là tỷ lệ đƣợc duy trì từ tháng 12/2009 để hình thành nên một mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngƣỡng 12%/năm. Từ đây, đã hình thành nên một cuộc đua lãi suất của các ngân hàng thƣơng mại, có những thời điểm lãi suất huy động của một số ngân hàng thƣơng mại xoay quanh mốc 17%/năm đến 18%/năm. Trƣớc tình trạng leo thang khó có điểm dừng của lãi suất huy động, Ngân hàng nhà nƣớc đã phải trực tiếp lên tiếng yêu cầu các ngân hàng thƣơng mại giảm mặt bằng lãi suất huy động, bao gồm cả khoản chi khuyến mại dƣới mọi hình thức, sẽ không vƣợt quá 14%/năm.

Đối với lãi suất cho vay VND: Lãi suất cho vay trong năm 2010 thể hiện hai điểm nóng là trong những tháng đầu năm (trƣớc và sau khi thực hiện lãi suất thoả thuận theo Thông tƣ số 07/2010/TT-NHNN) và hai tháng cuối năm thì lãi suất cho vay ở mức khá cao (khoảng 14,5%-18%/năm). Do vậy, để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, Ngân hàng nhà nƣớc đã tích cực hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thƣơng mại thông qua hoạt động của thị trƣờng mở và thị trƣờng liên ngân hàng nên lãi suất cho vay các tháng giữa năm (từ tháng 05/2010 đến tháng 10/2010) đã hạ nhiệt. Tuy nhiên, trƣớc những diễn biến không thuận lợi của kinh tế vĩ mô, mặt bằng lãi suất đã tăng cao trở lại trong các tháng cuối năm.

c) Diễn biến lãi suất trên thị trường trong năm 2011

Năm 2011, trƣớc tình hình lạm phát tăng cao (trên mức 20%) Ngân hàng nhà nƣớc đã thực hiện chính sách tiền tệ thặt chặt nhằm ổn định nền kinh tế. Trƣớc tháng 3/2011, chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nƣớc không có nhiều biến động. Tuy nhiên, từ tháng 3/2011, lãi suất trên thị trƣờng có chiều hƣớng tăng cao so với năm 2010, đặc biệt là cuộc đua lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thƣơng

vì vậy, ngày 03/03/2011, Ngân hàng nhà nƣớc đã chính thức can thiệp bằng biện pháp hành chính với việc ra đời Thông tƣ số 02/2011/TT-NHNN quy định về mức lãi suất trần huy động (tính cả chi phí khuyến mãi dƣới mọi hình thức) không vƣợt quá 14%/năm. Ƣu tiên hàng đầu của Ngân hàng nhà nƣớc trong năm 2011 là giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp bằng cách kiểm soát chặt chẽ mức lãi suất huy động đầu vào của các ngân hàng thƣơng mại. Kể từ sau thời điểm này, những xáo trộn từ các thoả thuận ngầm, sự nở rộ của các giao dịch uỷ thác,… đã diễn ra hết sức phức tạp trên thị trƣờng tiền tệ. Mức lãi suất thực huy động trên thị trƣờng vƣợt xa mức trần lãi suất 14%/năm do Ngân hàng nhà nƣớc đặt ra.

Với mức lãi suất huy động đầu vào cao nhƣ vậy, nên trong năm 2011, mức lãi suất cho vay trên thị trƣờng phổ biến ở mức 17% đến 19%/năm. Nhƣ vậy, mức lãi suất cho vay trung bình đã tăng đáng kể từ mức 14,5%/năm vào tháng 03/2010 (khi bắt đầu thực hiện thỏa thuận về trần lãi suất cho vay) lên đến mức 18,5%/năm vào tháng 6/2011 và 18,73%/năm vào tháng 8/2011. Đặc biệt, mức lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực phi sản xuất bao gồm bất động sản, chứng khoán hay tiêu dùng cao hơn mức lãi suất cho vay thông thƣờng trung bình khoảng 3% đến 5%/năm. Để đạt mục tiêu của chính sách tiền tệ, Ngân hàng nhà nƣớc đã có những biện pháp quyết liệt nhằm tăng cƣờng kiểm soát đối với chính sách trần lãi suất huy động, chẳng hạn nhƣ sẽ sa thải lãnh đạo ngân hàng trong trƣờng hợp phát hiện những thủ thuật hay gian lận của ngân hàng trong huy động tiền gửi. Do vậy, những tháng cuối năm (từ tháng 10 đến tháng 12/2011) lãi suất cho vay trên thị trƣờng đã có những dấu hiệu giảm nhiệt, lãi suất cho vay bình quân trên thị trƣờng ba tháng cuối năm dao động trong khoảng 17% đến 18%/năm.

2.2.4.2. Công tác nghiên cứu, dự báo biến động lãi suất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Hiện nay việc nghiên cứu, dự báo tình hình lãi suất để từ đó đề ra biện pháp ứng phó với rủi ro lãi suất đƣợc thực hiện tại Ban thống kê và dự báo kinh tế của Ngân hàng. Hàng tuần, hàng tháng và hàng quý Ban thống kê và dự báo kinh tế đƣa ra Bản báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô có ảnh hƣởng tới hoạt động của ngân hàng, môi

trƣờng cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng, các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động của ngân hàng,... để trình cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành, các Ban nghiệp vụ chuyên môn tại trụ sở chính có liên quan để làm cơ sở cho việc đề ra các kế hoạch hành động cho các mảng hoạt động của ngân hàng.

Phƣơng pháp nghiên cứu, dự báo của Ban thống kê kinh tế dựa trên việc phân tích các số liệu quá khứ của ngân hàng, tổng hợp tin tức, tình hình kinh tế vĩ mô của đất nƣớc.

Các căn cứ để dự báo đƣợc xu hƣớng lãi suất: tình hình lạm phát của nền kinh tế, sự biến động của thị trƣờng tài chính, mục tiêu điều hành nền kinh tế của Chính phủ ƣu tiên cho tăng trƣởng hay ổn định nền kinh tế động thái chính sách của Chính phủ, Ngân hàng nhà nƣớc.

Tuy nhiên, việc dự báo tình hình lãi suất hiện tại vẫn còn mang tính thụ động, các bản báo cáo đƣa ra còn mang nội dung chung chung, chƣa thật sự sâu sát và nhạy bén để phục vụ cho mục tiêu quản trị rủi ro lãi suất. Đó là do công tác thu thập thông tin, phân tích các thông tin thu thập đƣợc để đƣa ra những nhận định và xu thế của thị trƣờng tiền tệ là chƣa nhạy bén, sát thực.

Với diễn biến lãi suất trên thị trƣờng hết sức phức tạp, biên độ biến động lớn, diễn ra theo những chiều hƣớng khác nhau nhƣ vậy trong khoảng thời gian vừa qua, công tác dự báo biến động lãi suất tại Ngân hàng nông nghiệp là hết sức khó khăn và hầu nhƣ không theo sát đƣợc diễn biến trên thị trƣờng và chƣa ra đƣợc những ý kiến tham mƣu cho công tác điều hành lãi suất của Ngân hàng. Quản trị rủi ro lãi suất thực hiện tại ngân hàng đi sau những diễn biến lãi suất trên thị trƣờng.

Nhìn chung, công tác nghiên cứu và dự báo đúng xu hƣớng biến động lãi suất đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng, các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam cũng nhƣ các ngân hàng thƣơng mại tiên tiến khác trên thế giới là một công việc hết sức khó khăn. Bởi vì, trong những yếu tố hình thành nên lãi suất có những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát và dự báo của các ngân hàng thƣơng mại.

Để phòng ngừa rủi ro lãi suất các ngân hàng thƣơng mại có thể sử dụng các công cụ: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tƣơng lại, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi; bảo hiểm rủi ro lãi suất; dự phòng rủi ro lãi suất.

Để sử dụng các công cụ này, đòi hỏi phải có một thị trƣờng tài chính phát triển tới một trình độ cao nhất định. Trong khi đó, thị trƣờng tài chính tại Việt Nam (bao gồm thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng chứng khoán) mới ở giai đoạn phát triển sơ khai; hàng hóa giao dịch trên các thị trƣờng này còn ít, chất lƣợng chƣa cao, quy mô giao dịch còn hạn chế, các công cụ phái sinh trên các thị trƣờng này chƣa đƣợc đƣa vào sử dụng. Do vậy, các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam chƣa sử dụng đƣợc các công cụ phái sinh: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tƣơng lại, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi để phòng ngừa rủi ro về lãi suất.

Tƣơng tự, đối với thị trƣờng bảo hiểm tại Việt Nam hiện tại chƣa có công ty bảo hiểm nào cho ra đời sản phẩm bảo hiểm rủi ro về lãi suất cho các ngân hàng thƣơng mại.

Lãi suất là giá cả của hàng hóa – vốn cho vay và đi vay – của ngân hàng và giá cả thƣờng xuyên biến động. Theo nguyên tắc kế toán thận trọng đối với các loại hình doanh nghiệp khác, việc sử dụng dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán, dự phòng giảm giá đầu tƣ dài hạn,.... đều có các doanh nghiệp sử dụng nhƣ một công cụ để phòng ngừa sự biến động của giá cả. Tuy nhiên, đối với hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại, chƣa có văn bản nào quy định và hƣớng dẫn về việc trích lập dự phòng đối với rủi ro lãi suất.

Do vậy, tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất mà ngân hàng hiện tại đang sử dụng đó là đƣa ra các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn và cho vay nhằm bảo đảm cân bằng sau:

Giá trị tài sản có nhạy cảm lãi suất = Giá trị tài sản nợ nhạy cảm lãi suất

Theo bảng số liệu về tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng đƣợc đƣa ra trong phần trên:

Tài sản nợ của ngân hàng: bao gồm các khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài có kỳ hạn danh nghĩa và kỳ hạn thực tế dƣới 1 năm chiếm tỷ trọng 80% so với tổng nguồn vốn.

Tài sản có của ngân hàng: bao gồm các khoản cho vay, đầu tƣ trung và dài hạn trên 1 năm chiếm tỷ trọng bình quân qua các năm 60%/tổng tài sản có của ngân hàng.

Ngân hàng tìm cách kéo dài kỳ hạn (theo mô hình định giá lại) của tài sản nợ bằng các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn dài, có thể rút gốc linh hoạt, kỳ điều chỉnh lãi suất thích hợp và rút ngắn kỳ hạn (theo mô hình định giá lại) của tài sản có bằng các

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 58 -58 )

×