0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Những hạn chế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 67 -67 )

Tuy đạt đƣợc những kết quả tốt nhƣ đã phân tích ở trên trong quản trị rủi ro lãi suất, song so với những chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro lãi suất thì quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam vẫn chƣa đƣợc thực hiện một cách thỏa đáng.

Ủy ban quản trị rủi ro của Ngân hàng chưa thực hiện tốt quản trị rủi ro lãi suất

Ủy ban quản trị rủi ro của Ngân hàng hiện tại chỉ tập trung vào quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro lãi suất thực hiện chỉ dừng lại ở việc tham mƣu cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành ban hành các chính sách lãi suất chứ chƣa xây dựng đƣợc hệ thống thông tin bên trong và bên ngoài một cách đầy đủ để phục vụ cho việc dự báo về thay đổi lãi suất trong tƣơng lai, cũng nhƣ chƣa xây dựng đƣợc hạn mức rủi ro tổng thể nói chung và hạn mức đối với từng loại rủi ro nói riêng để làm cơ sở so sánh, đánh giá, kiểm tra, kiểm soát rủi ro của ngân hàng có vƣợt quá hạn mức quy định hay không.

Quản trị rủi ro lãi suất chưa được hoạch định như một chiến lược trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, và được thực hiện một cách hết sức thụ động.

Quản trị rủi ro lãi suất đƣợc thực hiện tại cách chi nhánh đơn thuần là việc xây dựng kế hoạch tài chính hàng quý, hàng năm để đảm bảo tối đa hóa thu nhập ròng từ lãi suất. Do vậy, có những thời điểm lãi suất trên thị trƣờng có xu hƣớng tăng song ngân hàng vẫn ra sức thu hút khách hàng gửi tiền với kỳ hạn dài và lãi suất tiền gửi duy trì cố định trong suốt kỳ hạn gửi; có những thời điểm lãi suất trên thị trƣờng có xu hƣớng giảm song ngân hàng đẩy mạnh việc cho vay các khoản ngắn hạn. Nhƣ vậy, bộ phận huy động nguồn vốn tại ngân hàng chỉ quan tâm tới việc tăng quy mô về nguồn vốn; bộ phận cho vay chú tâm tới việc tăng quy mô về sử dụng vốn mà các bộ phận

này chƣa phối hợp thực sự có hiệu quả với nhau để quản trị tài sản nợ - tài sản có theo mục tiêu tối thiểu hóa rủi ro lãi suất, tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.

Hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng hỗ trợ chưa hiệu quả cho quản trị rủi ro lãi suất

Một trong những cơ sở để đo lƣờng rủi ro lãi suất trong hoạt động của ngân hàng đó là hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện công việc này một cách thƣờng xuyên, chính xác. Tuy nhiên, hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chƣa phục vụ đƣợc cho công tác đo lƣờng rủi ro lãi suất theo các phƣơng pháp đo lƣờng mà các ngân hàng tiên tiến trên thế giới sử dụng: phƣơng pháp đo lƣờng theo mô hình kỳ hạn đến hạn; mô hình định giá lại và mô hình thời lƣợng.

Ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống thông tin bên ngoài và bên trong một cách đầy đủ để thực hiện quản trị rủi ro lãi suất.

Chất lƣợng thông tin ngân hàng phục vụ cho công tác quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng còn nhiều hạn chế. Lãi suất đƣợc hình thành do quy luật cung cầu vốn trên thị trƣờng tiền tệ, do đó các thông tin trên thị trƣờng tiền tệ phải đƣợc thu thập thƣờng xuyên, đầy đủ để Hội đồng quản trị và Ban điều hành của ngân hàng có những quyết sách và biện pháp ứng phó kịp thời. Tuy nhiên, các thông tin ngân hàng thu thập đƣợc đôi khi còn chậm trễ, thông tin không đầy đủ và có những thông tin phản ánh còn sai lệch so với thực tế.

Hệ thống thông tin nội bộ của ngân hàng cũng chƣa đƣợc xây dựng một cách đồng bộ, thông suốt. Do vậy, những tác động của biến động lãi suất, cơ chế điều hành lãi suất tới tài sản nợ - tài sản có của các bộ phận nghiệp vụ trong ngân hàng, của từng chi nhánh không đƣợc phản ánh một cách nhanh chóng, kịp thời cho Ủy ban quản trị rủi ro và Ban điều hành cấp cao của Ngân hàng.

Cơ chế lãi suất của Ngân hàng được hoạch định còn chưa linh hoạt.

Công tác hoạch định lãi suất của ngân hàng nhiều thời điểm còn mang tính chất tình thế: lãi suất huy động kỳ hạn càng ngắn lãi suất càng cao, kỳ hạn huy động càng dài lãi suất càng thấp. Hoạch định lãi suất chƣa tính toán đƣợc sự biến động của lãi suất

dựa vào các tín hiệu thị trƣờng. Cơ chế lãi suất cho vay đƣợc hoạch định còn chƣa linh hoạt, mức lãi suất cho vay niêm yết chủ yếu mới phân theo kỳ hạn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) mà chƣa phân theo mức độ rủi ro của từng khách hàng, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Hiện tại, trong hoạt động cho vay việc định kỳ hạn trả nợ đối với khách hàng chƣa sát với luồng tiền thu đƣợc từ hoạt động sản xuất kinh doanh, chƣa có quy định về lãi suất phạt về việc trả nợ trƣớc hạn của khách hàng. Do vậy, việc tính toán kỳ hạn của tài sản có sẽ bị sai lệch dẫn đến việc quản trị rủi ro lãi suất hiệu quả bị hạn chế.

Thực hiện các nghiệp vụ hiện đại để phòng ngừa rủi ro lãi suất tại Ngân hàng còn hạn chế.

Các nghiệp vụ hiện đại để phòng ngừa rủi ro lãi suất nhƣ: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi lãi suất hầu nhƣ chƣa đƣợc ngân hàng sử dụng (hiện tại chỉ mới thực hiện hợp đồng hoán đổi lãi suất nhƣng số lƣợng hợp đồng còn rất ít). Một phần do chƣa có hành lang pháp lý của Ngân hàng nhà nƣớc cho phép thực hiện; phần còn lại là do các sản phẩm của các ngân hàng thƣơng mại nói chung và của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng còn chƣa đa dạng, phong phú; cơ cấu nguồn vốn và tài sản của các ngân hàng thƣơng mại thƣờng là tƣơng đồng nhƣ nhau.

Bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ của Ngân hàng chưa thực hiện tốt vai trò giám sát các mặt rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Trách nhiệm của Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ của ngân hàng giúp cho Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc, Ban giám đốc điều hành một cách thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ chƣa phát huy đƣợc vai trò của mình. Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc lập kế hoạch ngắn hạn hàng tháng, quý, năm dƣới hình thức các chƣơng trình kiểm tra, kiểm toán để thực hiện một số công việc nhất định. Ban này chƣa lập ra một kế hoạch kiểm toán toàn diện, một chu trình kiểm toán đảm bảo tất cả các hoạt động nghiệp vụ, các bộ phận kinh

động kiểm toán rất chú trọng đến kiểm toán hoạt động tín dụng, hoạt động tài chính kế toán chứ chƣa chú trọng đến việc kiểm toán công tác quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng và nếu có kiểm soát quản trị rủi ro lãi suất chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tuân thủ lãi suất điều hành của Ngân hàng nhà nƣớc, các chi nhánh tuân thủ lãi suất điều hành của Hội sở chính. Kỹ thuật kiểm toán đƣợc áp dụng theo phƣơng pháp truyền thống, chủ yếu kiểm toán tuân thủ, chƣa chú trọng kiểm toán tính hiệu lực và hiệu quả của quá trình hoạt động, của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 67 -67 )

×