Nâng cao chất lƣợng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 95)

3.2.6.1. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hình thức huy động vốn.

Vốn huy động chiếm phần lớn trong hoạt động của ngân hàng và là đầu vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, sự đa dạng các hình thức huy động vốn là cơ sở cho việc thực hiện chính sách lãi suất tƣơng ứng nhằm tạo điều kiện cho

Do đặc thù hoạt động của ngân hàng là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn còn sơ sài, đơn điệu, chƣa mang tính tiện ích, chƣa có tính cạnh tranh so với các ngân hàng thƣơng mại khác và chƣa thu hút đƣợc ngƣời gửi tiền.

Để đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, Ngân hàng cần phải chủ động cải tiến theo hƣớng đa dạng hóa các loại tiền gửi theo hƣớng thỏa mãn tối đa nhu cầu gửi tiền của công chúng, các hình thức gửi tiền với nhiều thời hạn, nhiều loại lãi suất, nhiều phƣơng thức gửi và thanh toán khác nhau. Đồng thời, Ngân hàng cần tiếp tục sử dụng và hoàn thiện dần các hình thức huy động hiện có nhƣ đa dạng hóa kỳ hạn đi kèm chính sách lãi suất nhƣ: tiền gửi với lãi suất bậc thang, mở ra khả năng chuyển nhƣợng sổ tiền gửi, thực hiện gửi một nơi rút nhiều nơi. Ngân hàng cũng cần nghiên cứu áp dụng thêm nhiều hình thức huy động mới nhƣ loại tiền gửi hƣu trí, tiết kiệm có mục đích, tài khoản phát hành séc,...hoặc cho phép dịch chuyển tiền gửi tiết kiệm sang tài khoản phát hành séc để bù đắp thấu chi qua sự ủy quyền của khách hàng,..., cải tiến giờ giấc làm việc để thuận tiện cho ngƣời gửi và ngƣời rút tiền, tạo nên sự gắn kết giữa tiền gửi huy động dân cƣ với tín dụng tiêu dùng.

Ngân hàng tiếp tục khai thác nguồn vốn huy động qua phát hành các loại chứng từ có giá với thời hạn và lãi suất hợp lý nhƣ các loại chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài có thể chuyển nhƣợng hoặc không chuyển nhƣợng,...

Đồng thời, Ngân hàng cần cung ứng với chất lƣợng cao các dịch vụ đi kèm sản phẩm tiền gửi, trong đó nhóm dịch vụ quan trọng nhất là chuyển tiền và thanh toán, để có thể có đƣợc nguồn tiền gửi với chi phí thấp và không chịu nhiều áp lực từ lãi suất. Muốn vậy, Ngân hàng phải tiến hành hiện đại hóa hệ thống giao dịch: triển khai giao dịch qua Internet, qua điện thoại di động,... giúp khách hàng giảm thiểu tối đa thời gian giao dịch, chi phí giao dịch.

3.2.6.2. Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Thu nhập từ hoạt động tín dụng hiện vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất so với tổng thu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, song hoạt động tín dụng cũng chứa đựng

nhiều rủi ro nhất trong hoạt động ngân hàng. Vì thế, đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng tín dụng nhằm nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Đối với các sản phẩm truyền thống, Ngân hàng cải tiến chính sách tín dụng nhằm hƣớng tới khách hàng, giúp các khách hàng có cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng hơn. Đối với từng địa bàn hoạt động khác nhau, Ngân hàng nên xây dựng chính sách tín dụng hƣớng tới các nhóm khách hàng mục tiêu mang lại lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng so với các Ngân hàng thƣơng mại khác trên cùng địa bàn hoạt động.

Ngân hàng nên quan tâm tới sản phẩm cấp tín dụng dƣới hình thức chiết khấu thƣơng phiếu. So với hình thức cho vay ứng trƣớc thì đây là nghiệp vụ có độ an toàn cao cho ngân hàng, đồng thời khách hàng cũng đƣợc thỏa mãn nhu cầu về vốn một cách kịp thời. Sản phẩm này sẽ có điều kiện phát triển nếu nhƣ Luật Thƣơng phiếu đƣợc ban hành và thực sự đi vào đời sống. Ngân hàng cũng cần nghiên cứu, phát triển dịch vụ bao thanh toán (Factoring) vì dịch vụ này đã đƣợc cấp phép và mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng cũng nhƣ ngân hàng. Cho vay với thế chấp bằng hợp đồng bảo hiểm cũng là một dịch vụ khá an toàn do khoản vay của ngân hàng đƣợc chính các công ty bảo hiểm chi trả nếu khách hàng không trả đƣợc nợ, nhƣng cho đến nay các ngân hàng chƣa thực hiện. Với lợi thế sẵn có của mình, các ngân hàng chỉ cần thiết kế quy trình thẩm định hợp đồng bảo hiểm là có thể thực hiện dịch vụ, do vậy các ngân hàng cần triển khai nhanh để có thể mở rộng thị phần.

Hiện tại, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng của Ngân hàng đã đƣợc đƣa vào vận hành, tuy nhiên hệ thống này chƣa đƣợc phát huy tác dụng một cách có hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng. Điều đó là do ngƣời vận hành hệ thống chƣa đánh giá một cách nghiêm túc trong việc vận hành hệ thống, dẫn đến các thông tin đầu vào của hệ thống còn chƣa đƣợc thu thập một cách đầy đủ, đáng tin cậy; kết quả do hệ thống đƣa ra chƣa đƣợc cán bộ vận hành coi nhƣ một cơ sở để lựa chọn khách hàng hoặc dự án cho vay. Do vậy, để thực hiện nâng cao chất lƣợng tín dụng, ngân hàng cần phải quan tâm đặc biệt tới công tác thẩm định trƣớc khi cho vay, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng một cách chặt chẽ, thƣờng xuyên, có các biện

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 95)