0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 70 -70 )

Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước

Nhìn chung, cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nƣớc đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thƣơng mại trong việc ấn định lãi suất huy động, cho vay. Tuy nhiên, đôi khi cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nƣớc chỉ mang tính hình thức, mang nặng tính chất áp đặt và theo ý chí chủ quan của cơ quan điều hành. Có những thời điểm lãi suất huy động và cho vay thực tế của các ngân hàng thƣơng mại vƣợt rất xa so với lãi suất các ngân hàng thƣơng mại phải niêm yết theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc. Điều này dẫn đến lãi suất không phản ánh đƣợc đúng tính chất về thời hạn, rủi ro của các nghiệp vụ huy động, cho vay. Hơn nữa, việc lãi suất thực vƣợt xa so với lãi suất các ngân hàng thƣơng mại niêm yết làm cho số liệu về thu nhập và chi phí từ lãi của các ngân hàng thƣơng mại không đƣợc phản ánh một cách đúng đắn dẫn đến các phƣơng pháp đo lƣờng và phòng ngừa rủi ro lãi suất của các ngân hàng thƣơng mại không chính xác và không hiệu quả.

Bên cạnh đó, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất trên thị trƣờng mở chƣa phát huy vai trò định hƣớng, chỉ đạo thị trƣờng, chƣa thực sự tác động vào lãi suất cho vay và lãi suất huy động và nhu cầu về dự trữ của các ngân hàng thƣơng mại.

Có thể thấy rằng, Ngân hàng nhà nƣớc chƣa có một biện pháp cụ thể để tác động tích cực vào lãi suất thị trƣờng. Đồng thời, các mức lãi suất điều hành mà Ngân hàng nhà nƣớc đƣa ra còn mang tính phiến diện, chƣa phản ánh một cách đúng mực cung – cầu về vốn trên thị trƣờng tiền tệ.

Chính sách của Ngân hàng nhà nƣớc cũng không có những tác động tích cực đến thị trƣờng tài chính, nhất là thị trƣờng trái phiếu và thị trƣờng cổ phiếu. Khi mà chính sách lãi suất của Ngân hàng nhà nƣớc không tác động đƣợc đến giá cổ phiếu và trái phiếu thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc Ngân hàng nhà nƣớc chƣa có một giải pháp thích hợp để điều hành khối cung, cầu của tiền thông qua thị trƣờng tài chính.

Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nƣớc liên tục có những thay đổi làm cho quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện không có hiệu quả.

Trƣớc thời điểm tháng 5/2008, Ngân hàng nhà nƣớc thực hiện cơ chế điều hành lãi suất thỏa thuận, sau đó Ngân hàng nhà nƣớc chuyển sang điều hành lãi suất theo cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, “lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhƣng không đƣợc vƣợt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nƣớc công bố” [1], lãi suất đối với các khoản vay mới của Ngân hàng sau thời điểm này thậm chí còn thấp hơn lãi suất của các khoản vốn huy động trƣớc đó. Việc điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất cơ bản đƣợc các ngân hàng thƣơng mại đánh giá là tƣơng đối linh hoạt, vì đã một phần quan tâm đến quan hệ cung – cầu trên thị trƣờng tiền tệ; tuy nhiên, cơ chế điều hành này các ngân hàng thƣơng mại cho rằng căn cứ để xây dựng nên mức lãi suất cơ bản còn phiến diện, mơ hồ, chƣa thực sự phản ánh hết đƣợc tín hiệu thị trƣờng. Do vậy, lãi suất huy động thực tế của các ngân hàng thƣơng mại vƣợt rất xa so với mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nƣớc. Hơn nữa, giới hạn mức lãi suất cho vay không đƣợc vƣợt quá 150% lãi suất cơ bản nhƣ vậy thực ra là quy định về trần lãi suất cho vay do đó bó buộc các ngân hàng thƣơng mại trong việc ấn định mức lãi suất kinh doanh. Các ngân hàng thƣơng mại hoàn toàn bị động trong việc duy trì hệ số chênh lệch lãi thuần một cách tối ƣu.

Đối với cơ chế trần lãi suất huy động vốn hoặc trần lãi suất cho vay của Ngân hàng nhà nƣớc, lãi suất huy động vốn của Ngân hàng đƣợc ấn định không phản ánh đƣợc tính chất khác nhau của từng khoản mục nguồn vốn huy động, khoản mục cho vay nên quản trị tài sản nợ - tài sản có trở nên kém hiệu quả. Đồng thời, để tồn tại đƣợc

vay không đƣợc phản ánh một cách chính xác nên tạo khó khăn cho Ngân hàng trong quản trị rủi ro lãi suất.

Cơ chế tác động trên thị trường tiền tệ và tạo dựng hành lang pháp lý của Ngân hàng nhà nước

Trong nền kinh tế thị trƣờng, để kiểm soát và điều tiết tiền tệ, Ngân hàng trung ƣơng các nƣớc thƣờng sử dụng hệ thống các công cụ nhƣ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trƣờng mở. Đối với Việt Nam, hệ thống các công cụ kiểm soát và điều hành tiền tệ đã đƣợc hình thành và bƣớc đầu đã sử dụng các công cụ gián tiếp.

Việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để thực hiện vai trò điều tiết tiền tệ của Ngân hàng nhà nƣớc cũng còn một số hạn chế nhất định. Dự trữ bắt buộc còn quy định hạn hẹp ở loại tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở xuống nên khả năng kiểm soát và điều tiết khối tiền tệ M2 còn rất hạn chế. Việc Ngân hàng nhà nƣớc trả lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc khuyến khích các ngân hàng thƣơng mại tận dụng tối đa nguồn vốn dẫn đến có thời kỳ các ngân hàng thƣơng mại để dự trữ dƣ thừa nhiều, hạn chế các hoạt động cho vay ngắn hạn, nhất là cho vay qua đêm trên thị trƣờng tiền tệ.

Ngân hàng nhà nƣớc chƣa thực sự làm ngƣời cho vay hay đi vay cuối cùng trên thị trƣờng liên ngân hàng mà gần nhƣ Ngân hàng nhà nƣớc là ngƣời cho vay theo nhu cầu của ngân hàng nào muốn vay mà không tính đến việc nền kinh tế đang thừa hay thiếu tiền.

Mặc dù cơ chế tái cấp vốn không có sự phân biệt đối với các loại hình ngân hàng, nhƣng thực tế tái cấp vốn vẫn chủ yếu thực hiện đối với các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh hoặc ngân hàng thƣơng mại cổ phần mà nhà nƣớc chiếm cổ phần chi phối (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tƣ và phát triển Việt Nam, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần nhà đồng bằng sông Cửu Long), các ngân hàng thƣơng mại cổ phần ít đƣợc tái cấp vốn do thƣờng không đủ điều kiện. Lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng nhà nƣớc chỉ dựa vào lãi suất trúng thấu của tín phiếu kho bạc qua đấu thầu nên rất hạn chế việc

đƣa thêm tiền vào lƣu thông và sử dụng lãi suất tái chiết khấu để ảnh hƣởng đến lãi suất thị trƣờng.

Đối với nghiệp vụ thị trƣờng mở, do hàng hóa trên thị trƣờng còn hạn hẹp (chủ yếu là tín phiếu kho bạc) và chủ yếu chỉ có ngân hàng thƣơng mại quốc doanh hoặc ngân hàng thƣơng mại cổ phần mà nhà nƣớc chiếm cổ phần chi phối tham gia nên hoạt động của thị trƣờng chƣa thực sự sôi động. Điều này dẫn đến tác động của nghiệp vụ thị trƣờng mở đến vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và các điều kiện thị trƣờng tiền tệ nói chung là chƣa đáng kể. Nhìn chung, lãi suất trên thị trƣờng mở, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu chƣa phản ánh sát thực quan hệ cung cầu về vốn trên thị trƣờng, chƣa phát huy vai trò lãi suất định hƣớng, chỉ đạo thị trƣờng tác động đến các nhu cầu về dự trữ của các tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, Ngân hàng nhà nƣớc chƣa có văn bản hƣớng dẫn cho các ngân hàng thƣơng mại về việc trích lập dự phòng rủi ro lãi suất, mặc dù rủi ro lãi suất đƣợc đánh giá là một trong những rủi ro tiềm tàng và nguy hiểm nhất đối với hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại.

Ngân hàng nhà nƣớc cũng chƣa xây dựng đƣợc một thị trƣờng tiền tệ chuyên biệt cho các công cụ phái sinh mà các ngân hàng thƣơng mại sử dụng cho việc phòng ngừa rủi ro lãi suất: thị trƣờng giao dịch các hợp đồng tƣơng lai về lãi suất; hợp đồng hoán đổi lãi suất; hợp đồng kỳ hạn lãi suất,...

Thị trường tài chính của Việt Nam đang trong quá trình phát triển hoàn thiện, hành lang pháp lý đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa đồng bộ, hoàn thiện.

Nền kinh tế thị trƣờng càng phát triển thì các quy luật thị trƣờng đƣợc vận hành một cách đầy đủ, đồng bộ; khi đó các công cụ điều tiết thị trƣờng của các chủ thể trong nền kinh tế sẽ đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả và phát huy tác dụng. Các thị trƣờng trong nền kinh tế: thị trƣờng hàng hóa, thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng bất động sản,... và các thực thể tham giao vào các thị trƣờng này cũng vận hành cùng chiều, cùng xu hƣớng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng. Cũng nhƣ cơ

khỏe; một nền kinh tế phát triển ổn định, có hiệu quả sẽ tạo ra môi trƣờng hoạt động tốt cho các thực thể trong nền kinh tế, luồng vốn luân chuyển trong nền kinh tế sẽ đƣợc phân bổ và sử dụng một cách có hiệu quả.

Nền kinh tế Việt Nam phát triển chƣa ổn định, thiếu hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, thu nhập bình quân đầu ngƣời của các cá nhân và hộ gia đình còn thấp, môi trƣờng pháp lý chƣa đồng bộ và không thực sự lành mạnh. Sự phát triển của nền kinh tế chƣa dựa trên các yếu tố cơ bản, phát triển mang tính chất bong bóng, ví dụ nhƣ thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng bất động sản,...Chính điều này đã làm cho nguồn vốn huy động của các ngân hàng thƣơng mại thiếu ổn định; cơ cấu của nguồn vốn huy động còn chƣa hợp lý; nguồn vốn cho vay của ngân hàng không có hiệu quả; tỷ lệ nợ xấu cao; cơ cấu sử dụng vốn không hợp lý so với cơ cấu nguồn vốn huy động (huy động kỳ hạn ngắn, cho vay kỳ hạn dài) là những nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp tới quản trị rủi ro lãi suất của các ngân hàng thƣơng mại.

Thị trƣờng tiền tệ - nơi mà lãi suất đƣợc hình thành thông qua sự vận động của cung cầu vốn – phát triển sẽ là cơ sở để hoạt động quản trị rủi ro lãi suất phát huy đƣợc hiệu quả. Tuy nhiên, thị trƣờng tiền tệ ở Việt Nam hiện tại mới ở giai đoạn phát triển sơ khai do đó có những ảnh hƣởng nhất định tới việc quản trị rủi ro lãi suất của các ngân hàng thƣơng mại.

Thị trƣờng nội tệ liên ngân hàng đã thực hiện việc điều tiết vốn ngắn hạn cho các ngân hàng, nhƣng chức năng phân phối, điều chuyển vốn khả dụng thị trƣờng chƣa đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả. Việc điều chuyển vốn diễn ra đối với một số các ngân hàng có quan hệ vay mƣợn thƣờng xuyên thƣờng chỉ diễn ra theo một chiều giữa nhóm ngân hàng thƣơng mại thƣờng xuyên đi vay và nhóm ngân hàng thƣơng mại thƣờng xuyên cho vay. Thậm chí, ở một vài ngân hàng việc điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống chƣa linh hoạt cũng làm hạn chế sự phát triển của thị trƣờng. Hoạt động của thị trƣờng liên ngân hàng kém phát triển nên dẫn đến tình trạng ngân hàng này thừa vốn, ngân hàng khác thiếu vốn mà không thể điều chuyển cho nhau đƣợc vừa làm

tăng tỷ lệ tài sản không sinh lời ở ngân hàng thừa vốn, vừa làm giảm khả năng đáp ứng thị trƣờng tín dụng ở ngân hàng thiếu vốn.

Vì thế, lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng chƣa thực sự phản ánh cung cầu vốn khả dụng, do vậy lãi suất này chƣa phải là công cụ điều tiết có hiệu quả của Ngân hàng nhà nƣớc đối với lãi suất huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thƣơng mại.

Hiện tại, thị trƣờng tiền tệ của Việt Nam còn hạn chế về quy mô, chủng loại hàng hóa, thành viên tham gia. Chủng loại hàng hóa đƣợc sử dụng trên thị trƣờng tiền tệ theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc bao gồm: tín phiếu kho bạc nhà nƣớc, trái phiếu Chính phủ, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác. Tuy nhiên, trên thị trƣờng này, hàng hóa chủ yếu vẫn là tín phiếu kho bạc nhà nƣớc và trái phiếu chính phủ, song kỳ hạn của các loại hàng hóa này chƣa đa dạng và linh hoạt. Thành viên tham gia trên thị trƣờng chủ yếu vẫn là các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc hoặc ngân hàng thƣơng mại cổ phần nhƣng nhà nƣớc chiếm cổ phần chi phối và khoảng hơn 10 ngân hàng thƣơng mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tham gia. Trên thị trƣờng hầu nhƣ chƣa có sự tham gia của các thành viên mang tính chuyên nghiệp nhƣ các nhà tạo lập thị trƣờng, các nhà môi giới, các công ty xếp hạng,... nên chƣa tạo đƣợc sự sôi động của thị trƣờng và làm hạn chế sự phát triển của thị trƣờng.

Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tƣơng lai, hợp đồng quyền chọn hầu nhƣ chƣa đƣợc ngân hàng thực hiện do chƣa thiết lập đƣợc một thị trƣờng để thực hiện các nghiệp vụ này và các cơ quan chủ quản cũng chƣa xây dựng đƣợc một hành lang pháp lý hoàn chỉnh để hƣớng dẫn các ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ này.

Năng lực hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam còn yếu, do vậy khi giao dịch trên thị trƣờng tài chính không tạo đƣợc uy tín, niềm tin đối với nhau. Ngay cả trên thị trƣờng liên ngân hàng, chỉ có một số ít ngân hàng tham gia giao dịch thƣờng xuyên, đó thƣờng là các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc hoặc ngân hàng

thƣơng mại cổ phần mà nhà nƣớc nắm cổ phần chi phối, một số ngân hàng thƣơng mại cổ phần lớn và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

Đặc thù hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Đặc thù trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là địa bàn nông nghiệp, nông thôn và cung ứng vốn chủ yếu cho lĩnh nông nghiệp và phát triển nông thôn. Địa bàn nông thôn là những nơi kinh tế kém phát triển hơn so với khu vực thành thị; lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực hoạt động có hiệu quả thấp hơn so với lĩnh vực phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng,...Do vậy, các chi nhánh của Ngân hàng hoạt động trên địa bàn nông thôn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn cho vay chủ yếu của các chi nhánh này đƣợc hỗ trợ bởi nguồn vốn huy động đƣợc từ các chi nhánh hoạt động trên địa bàn thành thị. Hiệu quả sử dụng vốn của các chi nhánh hoạt động trên địa bàn nông thôn và các chi nhánh tài trợ cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn còn thấp: kỳ hạn vay dài, lãi suất thƣờng là không linh hoạt, thời gian thu hồi vốn chậm. Nhƣ vậy, công tác quản trị rủi ro lãi suất trở nên khó khăn: chênh lệch thu nhập ròng từ lãi suất thấp; cơ chế điều hòa vốn trong nội bộ hệ thống đòi hỏi phải có sự linh hoạt; mức lãi suất điều hòa vốn nội bộ phải phù hợp.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam: số lƣợng chi nhánh lớn nhất, lực lƣợng cán bộ nhân viên ngân hàng đông đảo nhất, quy mô tài sản nợ - tài sản có lớn nhất. Với cơ chế quản lý tài chính hiện tại của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chỉ tiêu chênh lệch thu nhập ròng từ lãi đƣợc Hội sở chính giao tới từng Chi nhánh cấp 1, 2 và các chi nhánh này lại giao chỉ tiêu chênh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 70 -70 )

×