0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Về mô hình tổ chức

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 46 -46 )

Nhƣ phần trên đã phân tích, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng thƣơng mại có hệ thống mạng lƣới, số lƣợng các chi nhánh, phòng giao dịch lớn nhất, rộng khắp cả nƣớc trong khối Ngân hàng thƣơng mại hoạt động tại Việt Nam.

Mô hình tổ chức của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam:

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank 2010. [2, Tr. 27])

Ủy ban quản trị rủi ro của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đƣợc thành lập vào năm 2009 theo quy định tại Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN THƢ KÝ HĐQT

BAN KIỂM SOÁT ỦY BAN QUẢN

LÝ RỦI RO TỔNG GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG KIỂM TRA, KS NỘI BỘ KẾ TOÁN TRƢỞNG HỆ THỐNG BAN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG TY CON VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CHI NHÁNH LOẠI 1, 2 SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH LOẠI 3 PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG GIAO DỊCH CHI NHÁNH CHI NHÁNH NƢỚC NGOÀI

Hiện tại, hoạt động quản trị rủi ro lãi suất thuộc chức năng nhiệm vụ của Ủy ban quản trị rủi ro thuộc Hội đồng quản trị. Chức năng nhiệm của của Ủy ban quản trị rủi ro đƣợc quy định nhƣ sau:

- Tham mƣu cho Hội đồng quản trị trong việc ban hành các quy trình, chính sách thuộc thẩm quyền của mình liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo quy định của pháp luật và điều lệ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

- Phân tích, đƣa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của ngân hàng trƣớc những nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hƣởng và biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro này trong ngắn hạn cũng nhƣ trong dài hạn.

- Xem xét, đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các quy trình, chính sách quản trị rủi ro hiện hành của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam để đƣa ra các khuyến nghị, đề xuất với Hội đồng quản trị về những yêu cầu cần thay đổi quy trình, chính sách hiện hành, chiến lƣợc hoạt động.

- Tham mƣu cho Hội đồng quản trị trong việc quyết định phê duyệt các khoản đầu tƣ, các giao dịch có liên quan, chính sách quản trị và phƣơng án xử lý rủi ro trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao.

Hiện tại, do ủy ban mới đi vào hoạt động nên các chính sách, quy trình hiện đƣợc tập trung cho hoạt động tín dụng, còn các mảng quản trị rủi ro khác chƣa đƣợc xây dựng một cách đúng mực, thỏa đáng và thực sự chƣa phát huy đƣợc hiệu quả trong việc quản trị rủi ro lãi suất.

Theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị hoạt động ngân hàng một cách thận trọng và hiệu quả, các quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh của Ban điều hành ngân hàng trƣớc khi đƣa ra, các dịch vụ, sản phẩm mới trƣớc khi đƣợc áp dụng phải đƣợc thông qua Ủy ban về quản trị rủi ro. Nhƣ vậy, đối với việc quản trị rủi ro lãi suất, các quyết định về lãi suất phải đƣợc sự thông qua của Ủy ban quản trị rủi ro. Tuy nhiên, hiện tại các quyết định về lãi suất đƣợc thực hiện thông qua Ban chuyên môn nghiệp vụ là Ban kế hoạch tổng hợp và Ban tín dụng doanh nghiệp, Ban tín dụng

hộ sản xuất và cá nhân trƣớc khi đƣợc Ban điều hành phê duyệt. Những Ban chuyên môn này theo quy định về chức năng và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị không phải là đơn vị kiểm soát rủi ro của các quyết định này.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 46 -46 )

×