Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái hiện nay (Trang 29)

sinh viên các trường cao đẳng nghề

1.2.1. Góp phần hình thành nhân cách người lao động mới

Quá trình hình thành và phát triển nhân cách là quá trình con người nắm lấy kinh nghiệm đời sống xã hội. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, kinh nghiệm đó thể hiện trình độ làm chủ của con người đối với lực lượng tự nhiên và lực lượng xã hội. Nó thể hiện một cách khách quan, được vật thể hóa trong nền văn hóa vật chất và tinh thần của xã hội. Quá trình con người nắm lấy kinh nghiệm của đời sống xã hội là sự thống nhất biện chứng giữa sự đối tượng hóa (khách quan hóa) với việc cá thể con người giành lấy (chủ quan hóa) bản chất xã hội của mình. Chính vì thế trong quá trình lao động, con người không chỉ phát triển năng lực của mình mà trong quá trình đó, con người đã đối tượng hóa các năng lực ấy trong các vật phẩm. Các vật phẩm đó là kinh nghiệm của con người được kết tinh dưới hình thức vật chất và mang tính khách quan... Môi trường lao động chính là nguồn gốc trực tiếp mà ở đó người lao động hấp thụ và cũng rút ra những tư tưởng, tri thức, kinh nghiệm của mình để hình thành những giá trị nhân cách của người lao động.

Theo Triết học Mác-Lênin, nhân cách là sản phẩm của xã hội, cho nên sự hình thành phát triển nhân cách chủ yếu do các điều kiện xã hội - lịch sử và hoạt động của cá nhân quyết định. Quá trình hình thành nền đạo đức xã hội chủ nghĩa chính là quá trình chuyển hóa từ đạo đức của cá nhân người lao động đến nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới. Trong đó, nhân cách người lao động mới chịu tác động trực tiếp bởi quan hệ sản xuất đương thời. Do đó, trong thời kỳ hội nhập hiện nay đang đặt ra cho nhân cách của người lao động mới phải có những đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, sống có lý tưởng XHCN, có trách nhiệm với công việc, với

xã hội, và với chính mình.

Thứ hai, có sức khỏe, có học thức, có năng lực làm việc sáng tạo, cải

tiến công tác đưa đến năng suất, hiệu quả cao, có ý thức tổ chức kỷ luật lao động.

Thứ ba, có sự phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tâm

hồn.

Thứ tư, có bản lĩnh khẳng định mình, vượt qua được những cám dỗ và

dám đấu tranh với những biểu hiện sai trái, tiêu cực trong xã hội.

Như vậy, có thể nói sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố đó thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi người. Trong quá trình sống, con người có được những kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen...và ngược lại, khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Không chỉ thế, họ còn dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài. Như thế, quá trình này luôn gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi người và do vậy, gắn với quá trình tự giáo dục, quá trình thường xuyên tự hoàn thiện mình của nhân cách. Tuy nhiên việc giáo dục nhân cách cho sinh viên không thể thành công trong một sớm một chiều. Bởi giáo dục là cả một quá trình và không thể chỉ thực hiện đơn thuần bởi giáo viên trực tiếp giảng dạy, mà cần phải có sự hỗ trợ chặt chẽ của nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong trường, các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội tham gia công tác giáo dục sinh viên mới có thể tin tưởng đạt được kết quả tích cực và bền vững.

1.2..2. Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Với những yêu cầu đặt ra trong tiến trình thực hiện CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, đòi hỏi nước ta phải có đội ngũ lao động kỹ thuật đủ về số lượng, có kiến thức, kỹ năng nghề thành thạo với cơ cấu và trình độ phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội. Lực lượng lao động kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh đòi hỏi trình độ ngày càng cao và kỹ năng ngày càng giỏi. Những người qua đào tạo trong thời kỳ mới phải có phẩm chất, nhân cách tốt, tinh thông nghề nghiệp, có đủ sức khỏe phục vụ cho các ngành kinh tế, vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động.

Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 xác định mục tiêu: “Nhân lực Việt Nam có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo được thế chủ động trong môi trường sống và làm việc, đồng thời đề ra chỉ tiêu đến năm 2020 phải xây dựng được ít nhất 10 trường dạy nghề đẳng cấp quốc tế là nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động không biên giới” [19, tr.83].

Thực tế cho thấy từ nền sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp chuyển sang nền sản xuất hàng hoá và công nghiệp hiện đại, người lao động còn bị ảnh hưởng nặng nề tư tưởng, thói quen của nền sản xuất tiểu nông manh mún, thiếu tính toán hiệu quả kinh tế, lãng phí...Tác phong công nghiệp chưa trở thành phổ biến, nên tính tự do, ý thức chấp hành luật pháp, kỷ luật trong lao động còn yếu... Khả năng làm việc theo nhóm, làm việc trong môi trường đa văn hóa, đa sắc tộc... còn rất hạn chế, đặc biệt là những rào cản về văn hóa, về ngôn ngữ khi có yếu tố lao động nước ngoài hoặc làm việc ở nước ngoài. Có thể nói, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người lao động nước ta trong một

nền công nghiệp hiện đại chưa phát triển hoàn thiện, bài bản và chuyên nghiệp hay nói một cách khác là chưa có tác phong công nghiệp. Đáp ứng yêu cầu này trách nhiệm đầu tiên thuộc về bộ phận giáo dục và đào tạo mà trực tiếp là các trường dạy nghề hiện nay. Đây là vấn đề bức xúc đang được đặt ra đối với cả các trường dạy nghề và thị trường lao động nước ta. Bởi trong quá trình CNH, HĐH con người giữ vai trò và vị trí trung tâm. Khi người lao động có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp sẽ là những người lao động trung thực, trách nhiệm, họ tìm thấy ở lao động các giá trị đạo đức của bản thân và xã hội, niềm kiêu hãnh, sự say mê và hứng thú trong công việc, được cống hiến, được khẳng định mình và trở thành người có ích. Thiếu điều đó họ sẽ trở thành những người lao động vô cảm, những cỗ máy khô cứng và đánh mất giá trị bản thân cũng như giá trị đích thực của hoạt động nghề nghiệp.

Chính sự phát triển mạnh mẽ của sự nghiệp công nghiệp hóa sẽ là cơ sở khách quan cho việc hình thành và phát triển các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mới, các chuẩn mực và giá trị mới về lao động và việc làm trong xã hội hiện nay. Nó tạo ra một bộ lọc tự nhiên, thu nhận những người lao động đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường lao động, có khả năng thích ứng với những điều kiện của công nghiệp hiện đại và loại bỏ những người lao động không đáp ứng được nhu cầu, định hướng việc hình thành những giá trị và chuẩn mực mới về nghề nghiệp.

Chúng ta chỉ có thể đào tạo và phát triển đạo đức nghề nghiệp trong điều kiện đẩy mạnh và phát triển không ngừng quá trình CNH, HĐH. Trong trường hợp này, sự phát triển mạnh mẽ của quá trình CNH sẽ vừa tạo ra những nhu cầu về nguồn nhân lực vừa tạo cơ sở thực tiễn cho việc hình thành những chuẩn mực và giá trị lao động nghề nghiệp mới. Ngược lại, chính nguồn nhân lực lao động có tri thức, có ý thức kỷ luật, yêu lao động sáng tạo, có văn hóa nghề nghiệp cao, được tổ chức chặt chẽ lại là “linh hồn” của sự phát triển công nghệ và kỹ thuật, là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát

triển không ngừng và bền vững của sự nghiệp CNH. Như vậy, giáo dục đạo đức nghề nghiệp sẽ góp một phần căn bản trong việc hoàn thiện con người lao động mới hiện nay có đủ đức và tài để đáp ứng được yêu cầu của thời đại.

1.2..3. Góp phần nâng cao chất lượng giai cấp công nhân Việt Nam

Vai trò của giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với việc nâng cao chất lượng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, nâng cao bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp của giai cấp công nhân trong thời kỳ hội nhập. Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X) đã xác định

mục tiêu: “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hoá dân tộc nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước, có tinh thần đoàn kết dân tộc, hợp tác quốc tế, thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng cộng sản Việt Nam” [3, tr.31].

Nội dung này xác định bản chất và lợi ích của giai cấp công nhân gắn liền với CNXH, xu thế phát triển tất yếu của lịch sử. Hiện nay, Đảng ta đang lãnh đạo xây dựng nền kinh tế thị trường định theo hướng XHCN, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế vì vậy, việc giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng là vấn đề quan trọng. Nếu không nhận thức sâu sắc điều này thì rất dễ mơ hồ, dẫn đến phai nhạt lý tưởng , làm biến chất Đảng. Con người Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam phải thấm sâu chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đó là, có lòng tự hào dân tộc sâu sắc; có hoài bão khát vọng ý chí thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội; sẵn sàng làm mọi việc vì dân vì nước; không dung thứ với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.

Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, có nhiều tác động từ bên ngoài, hơn lúc nào hết, bản lĩnh, lập trường chính trị của giai cấp công nhân phải kiên định, thể hiện được ý thức dân tộc. Đi liền với đó trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công nhân cũng phải được nâng cao… Theo số liệu điều tra của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2008 cho thấy hiện ở nước ta còn có 14,7% công nhân trong tình trạng thường xuyên không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định, 51,7% công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 35,6% công nhân trong các doanh nghiệp tư nhân phải đi thuê nhà ở trọ. Đặc biệt, sự an toàn đối với người lao động chưa được bảo đảm. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ năm 2005-2010, cả nước đã xảy ra hàng chục ngàn vụ tai nạn lao động dẫn đến những thiệt hại rất lớn về người và vật chất. Riêng năm 2010, xảy ra 5.125 vụ tai nạn lao động, trong đó có 554 vụ tai nạn lao động chết người. Tổng số người bị nạn là 5.307 người, trong đó có 600 người chết, 1.260 người bị thương nặng. Tổng thiệt hại về vật chất lên tới 137,5 tỷ đồng. Điều hết sức đáng trăn trở là đời sống của họ hiện nay đang gặp nhiều khó khăn với mức lương phổ biến chỉ 1,5 triệu đến 3 triệu đồng/1 tháng, người công nhân phải tự cân đối mọi nhu cầu chi tiêu trong đồng lương ít ỏi đó.

Là giai cấp nắm giữ lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội nhưng đời sống của công nhân đang ở mức thấp so với xã hội. Tính bất hợp lý này đang tạo nên nhiều luồng tư tưởng và tâm lý tự ti, bất ổn trong chính giai cấp công nhân. Có nhiều công nhân xác định nghề nghiệp họ đang làm chỉ là tạm bợ, luôn tìm cách tìm kiếm một công việc có thu nhập cao hơn. Thực tế cho thấy rất nhiều công nhân chỉ làm việc trong một thời gian ngắn từ 2 đến 3 năm lại bỏ việc về quê hoặc ra ngoài buôn bán, làm các nghề tự do khác. Điều này không chỉ lãng phí tiền của đào tạo của nhà nước và các doanh nghiệp, làm xáo trộn hoạt động của doanh nghiệp mà còn gây tâm lý hoang mang cho những người lao động mới vào nghề. Khi họ không thực sự gắn bó lâu dài,

luôn hướng đi tìm một mục tiêu nghề nghiệp khác thì lý tưởng đạo đức nghề nghiệp với họ như một điều thật xa lạ.

Một điều đáng quan tâm hơn nữa là đời sống hôn nhân gia đình của nam nữ công nhân lao động, họ yêu nhau nhưng không dám cưới vì không có tiền, cưới thì không dám có con, vì có con không có chỗ ở, có con không có chỗ gửi trẻ và không đủ tiền để nuôi, đành xa cách tình mẫu tử và gạt nước mắt để gửi con về quê mà nhớ con da diết. Do vậy, một thực trạng đáng lo ngại hiện nay là công nhân trẻ quan hệ tình dục trước hôn nhân gia tăng, thậm chí nhiều công nhân lao động trẻ sa vào tệ nạn xã hội. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người công nhân, đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất của chính bản thân doanh nghiệp mà hệ lụy lớn hơn nữa là chất lượng nguồn lực của chính mỗi doanh nghiệp, của cả nền kinh tế và tính bền vững của đời sống gia đình.

Với thực trang trên, việc xây dựng bản lĩnh chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp là hết sức cần thiết và mang tính cấp bách hiện nay. Đòi hỏi sự chung tay của các tổ chức giáo dục, các doanh nghiệp và nhà nước. Trong đó tác động đầu tiên phải kể đến vai trò giáo dục đạo đức trong nhà trường. Trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò của giáo dục đạo đức nghề nghiệp, định hướng giá trị niền tin, định hướng bản lĩnh nghề nghiệp. Vì khi người lao động thực sự gắn bó cùng doanh nghiệp, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, năng suất lao động cao, tất yếu đời sống của họ sẽ đảm bảo hơn rất nhiều. Điều này đã được chứng minh tại một số doanh nghiệp ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người lao động, đa phần công nhân làm việc tại doanh nghiệp này xác định gắn bó lâu dài tại đây. Để làm được điều này phải có tác động tích cực từ cả hai phía doanh nghiệp và người lao động. Nhưng trước hết về phía người công nhân, họ phải chấp nhận gắn bó cùng doanh nghiệp, vượt qua những giai đoạn khó khăn của doanh nghiệp khi mà nền kinh tế thị trường đang nhiều

biến động như hiện nay. Muốn làm được điều đó, dù tay nghề lao động còn hạn chế thì họ cũng phải xác định cho mình một bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò của giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong quá trình được đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục. Đây sẽ là hành trang không thể thiếu để người lao động bước vào thị trường lao động hiện nay.

Thứ hai, góp phần xây dựng phẩm chất nghề nghiệp cần có của người lao động hiện đại và năng lực thích ứng, năng động trong quá trình tham gia

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái hiện nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)