Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh trong các

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái hiện nay (Trang 88)

các trường nghề tại Yên Bái

Dạy nghề là một trong những giải pháp đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tạo nguồn nhân lực, phát triển nhanh đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp, phục vụ CNH,HĐH góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển dạy nghề được coi là quốc sách hàng đầu.

Mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh. Công văn số: 307/KH-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về "Xây dựng trường

học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 -

2009 và giai đoạn 2008-2013 có mục tiêu xây dựng như sau:

Xây dựng hệ thống trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn có tính mô phạm. Phòng học đáp ứng được nhu cầu học tập về bàn ghế, ánh sáng. Hàng năm vào dịp đầu xuân tổ chức cho học sinh trồng cây và có kế hoạch chăm sóc cây thường xuyên. Tổ chức cho học sinh tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, tham gia lao động làm sạch đẹp các công trình vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân.

Một là, để hoàn thiện môi trường này, cần phải theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”.

Chuẩn hóa bao gồm rất nhiều tiêu chí, ở đây đặc biệt nhấn mạnh đến chuẩn hóa tiêu chí đánh giá sản phẩm cuối cùng của giáo dục là con người và nguồn nhân lực, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trường lớp, trang

nghề, nhất là chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhằm tạo cho sinh viên các trường cao đẳng nghề có đủ năng lực tham gia bình đẳng vào thị trường lao động nói chung.

Hiện đại hóa chính là hiện đại hóa nội dung phương pháp và quy trình đào tạo, trong đó đưa những nội dung mới và phản ánh những thành tựu mới nhất của văn hóa và khoa học. Đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo phù hợp với xu thế hiện đại và hiện đại hóa các phương tiện dạy học, tăng cường các thiết bị thông tin viễn thông.

Xã hội hóa giáo dục trong các trường cao đẳng dạy nghề là huy động lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia và gắn hoạt động của nhà trường với hoạt động của các tổ chức đoàn thể tại địa phương, đặc biệt phải gắn hoạt động của nhà trường với hoạt động của doanh nghiệp. Tạo hướng phát triển mới và đầu ra trong tìm kiếm việc làm sau khi ra trường cho sinh viên. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác dạy nghề, đào tạo nghề có ảnh hưởng đến sự thành công khi tiến hành CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân cần tích cực thực hiện tốt chủ trương của Đảng đã được thể hiện trong các văn kiện về phát triển công tác đào tạo nghề.

Xây dựng cơ chế, chính sách, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của khoa học vào công tác đào tạo nghề, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Có những giải pháp để kiểm soát chất lượng đào tạo nghề.

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư cho phát triển đào tạo nghề, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo nghề, huy động các nguồn lực cho phát triển đào tạo nghề. Khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia tích cực vào công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau khi đào tạo nghề.

Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nghề, mở rộng trao đổi và học tập kinh nghiệm của các nước phát triển về các hoạt động đào tạo nghề. Có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đào tạo nghề. Tăng cường vai trò của cộng đồng, của các đoàn thể, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát hoạt động đào tạo nghề. Cần thực hiện đồng bộ những biện pháp cơ bản sau:

- Quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Tích cực tham mưu với các cấp ủy, chính quyền địa phương để huy động các ngành, các lực lượng xã hội tham gia và hỗ trợ, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc quan tâm, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.

- Đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng thời nâng quan tâm xây dựng, cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục dạy nghề, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương.

- Các cấp quản lý giáo dục phải tích cực tham mưu, đề xuất những vấn đề có tính chiến lược cho phát triển giáo dục tại các trường chuyên nghiệp. Tăng cường bám sát thực tiễn và cơ sở một cách có kế hoạch, giải quyết kịp thời, dứt điểm những vướng mắc, khó khăn; đồng thời nhân rộng điển hình tiên tiến, các mô hình hiệu quả một cách phù hợp. Theo báo cáo tổng kết năm học 2011- 2012 và nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012-2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái thì nhiệm vụ trọng tâm trong năm học tiếp theo là: “Tiếp tục triển khai thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và các đề án của Uỷ ban nhân dân tỉnh về giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thực hiện, triển khai các nội dung của Nghị quyết 35/2009/QH12 của Quốc hội, trong đó tiếp tục hoàn thiện về cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực tài chính giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục, tăng

cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, công tác tuyên truyền và công tác cải cách hành chính trong giáo dục” [52, tr,14].

Hai là, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò.

Do tác động của nền kinh tế thị trường cùng những tác động của xã hội mà ngày nay, mối quan hệ thầy - trò đã có nhiều thay đổi và phức tạp hơn so với trước. Không phải thầy, mà trò mới là chủ thể của giáo dục. Người thầy giờ đây là người dẫn dắt, hướng dẫn, gợi mở cho trò trên con đường tìm kiếm tri thức. Do đó, thầy và trò là đối tượng trung tâm của văn hoá học đường. Nội dung và hoạt động giáo dục rất đa dạng, phong phú, nhưng trong nhà trường, hoạt động phổ biến nhất, chiếm nhiều thời gian nhất vẫn là hoạt động dạy học trên lớp. Và, mối quan hệ chủ đạo, chi phối toàn bộ kết quả giáo dục vẫn là mối quan hệ giữa thầy và trò. Nếu xây dựng được quan hệ thầy - trò tích cực, học sinh sẽ hứng thú, tự giác tham gia vào các hoạt động lĩnh hội kiến thức. Ngược lại, sẽ là một tiết học nặng nề, học sinh thụ động, kiến thức sẽ mang tính áp đặt. Đảm bảo mối quan hệ giữa thầy và trò trong nhà trường, trong sáng lành mạnh, thầy ra thầy, trò ra trò cần phải thực hiện một số nguyên tắc cơ bản sau.

Về phía người thầy, phải là người mẫu mực, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh, luôn biết giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, có lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lòng yêu nghề, yêu người, không vụ lợi sinh viên trong các mối quan hệ.

Về phía sinh viên, phải luôn biết kính trọng các thầy cô giáo, luôn có ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Thực hiện đúng nội quy, quy chế của nhà trường, nhận thức đúng các vấn đề xã hội, chủ động điều chỉnh các hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Trong mối quan hệ thầy trò phải trong sáng, lành mạnh.

Thứ nhất, trong quan hệ thầy trò là mối quan hệ cởi mở, tôn trọng lẫn

nhau, người thầy cần biết tiếp thu ý kiến đóng góp của sinh viên với thái độ chân thành, cởi mở để không ngừng hoàn thiện bản thân.

Thứ hai, mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ dân chủ, công

khai, chứ không còn áp đặt một chiều như trước. Học trò không những được tự do tranh luận trao đổi với nhau , mà còn có thể trao đổi chất vấn với thầy.

Thứ ba, cả thầy và trò cùng quyết tâm, nỗ lực thực hiện mục tiêu chung

của giáo dục nhà trường, tích cực xây dựng môi trường sư phạm có tính mô phạm cao.

Thứ tư, dù thời cuộc đổi thay như thế nào thì thầy vẫn luôn là tấm

gương sáng về đạo đức, tự rèn luyện và sáng tạo, học trò vẫn là người noi gương thầy, không ngừng phấn đấu, học hỏi.

Ba là, xây dựng mối quan hệ tập thể vững mạnh, đoàn kết tương thân tương ái trong học tập và cuộc sống.

Sinh viên chủ yếu là sống xa nhà, mối quan hệ cơ bản thời điểm này chính là nhà trường và tập thể lớp. Tập thể được hình thành trên cơ sở mục đích chung, mục đích của tập thể sinh viên là trau dồi tri thức đạo đức nghề nghiệp, chuẩn bị các phẩm chất nghề nghiệp và năng lực để tham gia vào đời sống lao động xã hội. Cùng thực hiện những hoạt động tập thể chung trong học tập, lao động công ích, văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí. Trong tập thể, phải xây dựng đồng bộ ba mối quan hệ sau:

Thứ nhất, quan hệ phục tùng của các thành viên đối với nội quy của tập thể. Việc tôn trọng và tuân theo những quy định sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể. Đảm bảo cho tập thể phát triển lành mạnh theo đúng mục tiêu đặt ra.

Thứ hai, quan hệ của các thành viên đối với hoạt động chung của tập

thể, thể hiện trách nhiệm của sinh viên. Trong tập thể mỗi sinh viên có một vị trí và vai trò nhất định, xây dựng mối quan hệ đối với công việc và tạo điều

kiện cho mỗi người hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và nhiệm vụ chung của tập thể, làm cho các thành viên trong tập thể đoàn kết, gắn bó.

Thứ ba, xây dựng mối quan hệ tình cảm riêng tư gắn kết, yêu thương,

giúp đỡ lẫn nhau.

Qua những hoạt động này, phẩm chất cá nhân và những đặc điểm tâm sinh lý được bộc lộ đầy đủ cả về những ưu điểm và hạn chế. Thông qua hoạt động tập thể không chỉ tạo một môi trường, một sân chơi lành mạnh cho sinh viên mà còn giúp hoàn thiện nhân cách sinh viên, trong đó bao hàm cả các nội dung về đạo đức nghề nghiệp.

- Vai trò của việc xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện và lành mạnh đối với giáo dục đạo đức nghề nghiệp.

+ Tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, bình đẳng, đảm bảo mọi quyền lợi cho sinh viên, tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Rèn luyện cho sinh viên cả về đức, trí, thể, mỹ...

+ Đội ngũ giáo viên được hoàn thiện cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có tâm huyết với nghề và hết lòng vì người học.

+ Sinh viên sẽ được học tập dưới một môi trường thân thiện và tinh thần dân chủ, được chủ động tìm hiểu kiến thức, được tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường để phát huy năng lực của bản thân như khả năng tìm hiểu, khám phá, sáng tạo…thông qua đó rèn luyện kĩ năng sống cần thiết.

+ Sinh viên sẽ có niềm tin với những nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp được truyền thụ, tích cực hình thành thói quen, tác phong nghề nghiệp và hình thành những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

+ Phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh niên.

Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh niên, hình thành phẩm chất cao đẹp của con người mới XHCN.

Trước hết gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho thanh niên. Gia đình là nơi mà tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực, làm gương về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Hiện nay do sức ép về lao động, việc làm khiến cho không ít các bậc làm cha, làm mẹ mải miết mưu sinh hoặc chỉ lo làm giàu mà thiếu quan tâm việc giáo dục đạo đức cho con cái, hoặc khoán trắng cho nhà trường và xã hội. Nhiều khi con cái vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật mà cha mẹ không hề hay biết, hoặc không biết cách ngăn chặn, phòng ngừa. Để giáo dục đạo đức cho thanh niên, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ con cháu.

Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người. Giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nay và phải đặc biệt coi trọng. Một số nhà trường mới chỉ quan tâm trang bị kiến thức chuyên môn, tay nghề mà xem nhẹ hoặc thiếu quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên.

Việc liên kết, phối hợp các môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản quan trọng hàng đầu là các lực lượng giáo dục phải phát huy được tinh thần trách nhiệm, chủ động tìm ra các giải pháp, hình thức, tạo ra mối liên hệ, phối hợp vì mục đích giáo dục nói chung và mục đích giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng. Do đó, không thể coi đây là trách nhiệm của riêng lực lượng nào.

Liên kết, phối hợp giáo dục trong đó có giáo dục đạo đức nghề nghiệp của gia đình nhà trường và xã hội cần thực hiện những nội dung chủ yếu sau:

+ Thống nhất mục đích kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp của tập thể sư phạm nhà trường với phụ huynh, với các đoàn thể, cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp ngoài nhà trường.

+ Theo dõi đánh giá kết quả quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường và tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp mà sinh viên thực hành thực tập để không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục.

+ Gia đình phải tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ cho sinh viên, luôn làm gương cho con em mình. Phối hợp thường xuyên đều đặn mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái hiện nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)