Nội dung, yêu cầu giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái hiện nay (Trang 45)

thấy việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường cao đẳng nghề là hết sức quan trọng.

1.3.2. Nội dung, yêu cầu giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường cao đẳng nghề các trường cao đẳng nghề

1.3.2.1. Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường cao đẳng nghề

Ngoài những phẩm chất đạo đức chung cần giáo dục cho sinh viên như: Thói quen lao động có văn hóa, yêu nước, yêu lao động, biết tiết kiệm, biết quý trọng của cải và công sức trong lao động, v.v. thì đạo đức nghề nghiệp cần giáo dục các nội dung cơ bản sau:

Tình yêu nghề, tình yêu nghề nghiệp là một động lực quan trọng giúp cho người lao động quyết tâm gắn bó với nghề, ngay trong những giai đoạn cam go thử thách nhất của nghề nghiệp và thời cuộc. Chỉ có tình yêu nghề mới giúp cho người lao động có niềm đam mê, sáng tạo trong nghề nghiệp, thấy được niềm vui trong công việc và giá trị bản thân mình trong đó. Trong thực tế, không ít người lao động nhờ vào tình yêu nghề nghiệp, đã nỗ lực hết

mình để gắn bó với nghề và đạt được những thành công lớn trong sự nghiệp. Với những ai không có tình yêu nghề hay chán nản với công việc hiện tại thì ở họ tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết và sáng tạo trong lao động chỉ là những thứ xa vời, họ chỉ mau chóng làm việc cho xong không quan tâm tới chất lượng và hiệu quả.

Giáo dục tình yêu nghề nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Phải giáo dục cho sinh viên thấy được ý nghĩa công việc mà mình đã lựa chọn, một người lao động muốn thành công trong công việc, vươn tới đỉnh cao của nghề nghiệp trước hết phải biết xây dựng tình yêu với nghề mà mình đã lựa chọn, biết lao động với lương tâm nghề nghiệp. Tình yêu nghề nghiệp không đơn thuần chỉ là tình cảm yêu quý và trân trọng nghề mà đồng hành với nó phải là bản lĩnh nghề nghiệp, có lập trường vững vàng và kiên định.

Tính kỷ luật lao động, kỷ luật lao động chính là nội quy, quy chế tại mỗi cơ quan, đơn vị do chính các thành viên tại mỗi tổ chức đó đưa ra, được sự đồng thuận của mọi thành viên và tự giác thực hiện. Đây là một biện pháp quan trọng để mỗi người tự giác chấp hành, và tự giác tuân theo những điều kỷ luật đã quy định, nhưng cũng xử lý một cách nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm kỷ luật lao động để giáo dục người phạm lỗi mau chóng sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Việc đề cao kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan là nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân, viên chức nhà nước để bảo đảm việc thực hiện tốt kế hoạch mà mỗi đơn vị đặt ra. Biết tôn trọng quyền lợi của chính bản thân mình, của đồng nghiệp và của đơn vị. Việc chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động là thực hiện đúng định mức lao động, hoàn thành kế hoạch sản xuất, chương trình công tác với chất lượng tốt nhất. Đồng thời phải đấu tranh với các hiện tượng vi phạm kỷ luật lao động hàng ngày xảy ra trong xí nghiệp, cơ quan mình.

Thứ nhất: thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị, nghị quyết cấp trên và nội

quy đơn vị, tôn trọng các quy phạm, quy trình về công nghệ, về kỹ thuật và an toàn lao động.

Thứ hai: thực hiện nghiêm chỉnh nội quy xí nghiệp, cơ quan, sử dụng

đầy đủ và hợp lý có hiệu quả thì giờ làm việc của nhà nước quy định.

Thứ ba: bảo vệ của công, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí nguyên

liệu, vật liệu, thời gian, đề cao cảnh giác cách mạng, giữ gìn bí mật nhà nước.

Thứ tư: giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi làm việc.

Tinh thần trách nhiệm, hợp tác trong lao động. Tinh thần trách nhiệm

là thể hiện một thái độ làm việc có ý thức cao, thấy được vai trò và vị trí của mình trong công việc, dù là việc nhỏ hay lớn cũng luôn cố gắng bằng mọi cách hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất. Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất đạo đức nghề nghiệp hết sức quan trọng ở người lao động, phẩm chất này sẽ chi phối mọi hành vi và suy nghĩ của người lao động trong quá trình làm việc, quyết định hiệu quả lao động và chất lượng sản phẩm.

Tinh thần hợp tác trong lao động, đây chính là một truyền thống quý báu của người lao động Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp lúa nước, thông qua việc đắp đê, kè đập, chống lại lũ lụt, hạn hán, đổi công cấy, gặt, cày bừa dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. Hợp tác thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe ý kiến của nhau, cùng nhau bàn bạc để thống nhất cách giải quyết vấn đề nhằm đạt được mục tiêu chung. Ngoài những nội dung hợp tác có nhiều cấp độ hợp tác như: hợp tác trong học tập nhằm giúp nhau nâng cao kết quả học tập, hợp tác trong các hoạt động tập thể, hợp tác trong lao động, hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước, hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc…

Song trong điều kiện lao động mới đòi hỏi tính hợp tác trong lao động phải nhịp nhàng, linh hoạt, thể hiện trình độ tổ chức và tính kỹ thuật cao trong

sản xuất dây truyền và quá trình phân công lao động ngày càng diễn ra theo chiều sâu.

Nội dung của giáo dục của giáo dục trách nhiệm và tính hợp tác trong lao động như sau:

Thứ nhất, giáo dục tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,

dám chịu trách nhiệm. Nói phải đi đôi với làm, không lùi bước trước mọi khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Có thói quen lao động cần cù, bền bỉ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Có ý thức đúng đắn với lao động, lao động trung thực, năng suất vì phúc lợi xã hội và cá nhân.

Làm việc bằng mọi khả năng, công sức chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít.

Thứ hai, giáo dục kỹ năng hợp tác, biết chia sẻ và hợp tác trong công

việc, có tinh thần xây dựng trong quá trình làm việc. Biết lắng nghe và trao đổi kinh nghiệm cho nhau, hình thành kỹ năng giải quyết tranh chấp và xung đột trong công việc. Có thái độ khoan dung, biết cảm thông, giúp đỡ đồng thời biết tôn trọng riêng tư của đồng nghiệp và đối tác.

Trách nhiệm xã hội của người thợ tương lai. Ngoài trách nhiệm trong lao động, người lao động phải có trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội hiện nay đã bắt đầu được các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người lao động quan tâm, vì nó ảnh hưởng tới rất nhiều măt, nhiều yếu tố trong đời sống xã hội. Khi mà quyền và nghĩa vụ của người lao động và các quan hệ khác liên quan đến lao động ngày càng trở lên phức tạp và được quy định chặt chẽ trong Bộ luật Lao động và các văn bản luật, văn bản dưới luật có liên quan. Như là các vấn đề về chất lượng sản phẩm do người lao động làm ra khi đưa ra thị trường đặc biệt là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... Bên cạnh đó còn các vấn đề về nộp bảo hiểm xã hội, vấn đề về trợ cấp thất nghiệp, khiếu nại, tố cáo, trách nhiệm tham gia đào tạo nâng cao trình độ.

Giáo dục trách nhiệm xã hội chính là giáo dục sự hiểu biết đường lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động, chất lượng sản phẩm do bàn tay mình làm ra. Có bản lĩnh nghề nghiệp trước những cám dỗ của thị trường lao động hết sức phức tạp trong giai đoạn hiện nay.

Giáo dục các kỹ năng và phẩm chất của người lao động hiện đại, chú trọng các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác làm việc nhóm, tác phong lao động công nghiệp, có lòng tự tin, năng động, có tinh thần học hỏi dám thử thách nghề nghiệp. Hình thành thói quen lao động có văn hóa, làm việc có kế hoạch, khoa học, biết tiết kiệm, quý trọng của cải và sức lao động, thực hiện công việc được giao chuẩn xác, đúng thời hạn, biết kết hợp lao động nghỉ ngơi khoa học. Đồng thời, phải kết hợp với giáo dục thẩm mỹ để làm cho tâm hồn sinh viên trong sáng hơn, biết vươn tới cái đẹp thúc đẩy sự sáng tạo trong cuộc sống, rèn luyện cảm xúc và hoàn thiện các phẩm chất đạo đức khác.

1.3.2.2. Yêu cầu giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường cao đẳng nghề

Điều 3 Luật giáo dục của nước cộng hòa xã hội chỉ nghĩa Việt Nam được thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giao dục gia đình và xã hội” [51, tr.107]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây chính là một điểm giáo dục quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, là kim chỉ nam hướng dẫn toàn bộ các hoạt động giáo dục trong nhà trường và cả trong xã hội.

- Đạo đức nghề nghiệp luôn bao hàm tính đặc thù của nghề, mỗi nghề

sẽ quy định nội dung và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp song quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu sau:

Học đi đôi với hành. Đây là một nguyên tắc giáo dục vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa có tính khoa học vừa có tính thực tiễn. Vì học là quá trình nhận thức chân lý khoa học, hành là luyện tập để hình thành các kỹ năng, phẩm chất của đạo đức nghề nghiệp thành năng lực, phẩm chất của cá nhân mình. Học đi đôi với hành là phương pháp học tập có hiệu quả trên mọi phương diện giáo dục. Trong quá trình học tập, biết vận dụng những nội dung đạo đức nghề nghiệp vào trong quá trình thực hành sẽ làm tăng tính giáo dục, thuyết phục của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, giảm lý thuyết “suông” tính giáo điều trong giáo dục đạo đức. Thực hành được dựa trên một lý thuyết khoa học vững chắc thì niền tin về giáo dục đạo đức nghề nghiệp càng có cơ sở thuyết phục cao.

Đối với giáo dục đạo đức nghề nghiệp cũng cần có nhiều mức độ thực hành, nội dung thực hành đạo đức nghề nghiệp cần gắn với nội dung môn học cụ thể. Tại các trường cao đẳng dạy nghề, tại các xưởng thực hành chuyên môn, các trại thực hành thực tập, hay các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp mà nhà trường có liên hệ, cần cho sinh viên tích cực tham gia ngoài giờ lên lớp, để tăng chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất. Giáo dục dạy nghề phải

gắn bó chặt chẽ với các hoạt động thực hành và lao động sản xuất trong thực tiễn. Đây cũng là môi trường, một phương tiện quan trọng để kết hợp giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Vì mọi phẩm chất, nhân cách sẽ được hình thành trong lao động và trong hoạt động xã hội. Khi sinh viên được vào các xưởng thực tập hay các cơ sở sản xuất ngoài xã hội, va chạm với thực tế nghề nghiệp sẽ buộc sinh viên phải đối mặt với chính những phẩm chất nghề nghiệp, đây là cơ sở để định hình, đánh giá những cái đã đạt được và chưa đạt được. Những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thông qua đó được chỉnh lý, được xây dựng cho đúng đắn và phù hợp hơn. Có được sự hướng dẫn của giáo viên, một tinh thần khích lệ động viên kịp thời của thầy cô bè bạn sẽ là cơ sở để đặt những

viên gạch nền móng đầu tiên vững chắc cho các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp sau này.

Lí luận phải gắn với thực tiễn. Trong khi giảng dạy lý luận, giáo viên

thường xuyên phải liên hệ với thực tiễn sinh động của cuộc sống, những diễn biến sôi động ở cả Việt Nam và trên thế giới. Phải lấy những bài học được rút ra từ lao động trong việc biết tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đã mang lại hiệu quả ra sao và việc không tuân thủ đã dẫn tới một hậu quả thiệt hại như thế nào. Những minh họa cho bài giảng cần chân thực, nôi dung trọng tâm và có tính thuyết phục cao để học sinh viên qua đó vừa nắm vững lý luận lại vừa hiểu rõ thực tế. Học tập có liên hệ với thực tế sẽ làm cho sinh viên không còn thấy lý luận khô khan, khó tiếp thu mà lại trở nên sinh động và ngược lại, các sự kiện, hiện tượng thực tiễn được phân tích soi sáng bằng lý luận khoa học vững chắc. Từ đó những nôi dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp trở nên có tính thuyết phục cao hơn, sinh viên có niền tin vững chắc hơn vào những phẩm chất nghề nghiệp mà mình đang rèn luyện.

Giáo dục nhà trường phải kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã

hội. Việc phối kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường này nhằm đảm bảo sự

thống nhất về nhận thức, cũng như hành động để thực hiện hóa mục tiêu của quá trình phát triển, mỗi môi trường đều có ưu thế trong giáo dục. Gia đình có ưu thế đối với việc giáo dục định hướng nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thói quen lao động chân tay và quan hệ ứng xử. Nhà trường có ưu thế trong việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là tri thức văn hóa, các chuẩn mực đạo đức, ý thức công dân. Việc liên kết, phối hợp các môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và các tổ chức giáo dục diễn ra dưới nhiều hình thức, đòi hỏi các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tìm ra phương pháp, tạo mối liên hệ phù hợp các mục đích giáo dục. Đây không còn là nhiệm vụ của riêng ai, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục gia

đình và nhà trường. Vì các em là con cái trong gia đình và là sinh viên của nhà trường trước khi trở thành người lao động trong xã hội.

Liên kết phối hợp giáo dục của gia đình nhà trường và xã hội nhằm thực hiện những nội dung chủ yếu sau:

- Thống nhất mục đích, kế hoạch, nội dung giáo dục đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng.

- Theo dõi, đánh giá kết quả quá trình giáo dục tại gia đình, nhà trường và địa phương nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục.

- Gia đình phải tạo một môi trường thuận lợi cho sinh viên được phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ. Đẩy mạnh sự nghiệp xã hội hóa giáo dục, tạo động lực mạnh mẽ cũng như điều kiện thuận lợi cho hệ thống các trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đạo đức và đạo đức nghề nghiệp ngay từ các bậc học.

Về phía gia đình: Duy trì thường xuyên đều đặn mối quan hệ giữa gia

đình và nhà trường thông qua phiếu đánh giá, kết quả học tập cuối kỳ và quá trình rèn luyện đạo đức tại nhà trường. Nội dung đánh giá phải xem xét ở cả hai mặt tích cực và hạn chế, không nên đánh giá một chiều sẽ thiếu đi sự khách quan trung thực. Trong những hình thức vi phạm nghiêm trọng thì cha mẹ và nhà trường cần gặp gỡ trực tiếp trao đổi. Vì mục đích giáo dục các bậc cha mẹ cần mạnh dạn thẳng thắn liên lạc, phối hợp các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức ở mỗi địa phương, kể cả các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, chính quyền địa phương nếu thấy cần thiết để uấn nắn, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện sai trái, lệch lạc có thể phát triển đối với con em mình.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái hiện nay (Trang 45)