Kết hợp tốt giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành đạo đức

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái hiện nay (Trang 95)

nghiệp trong quá trình học tập tại trường của sinh viên

Kết hợp tốt giữa giảng dạy lí thuyết và thực hành. Nội dung lí thuyết

mới chỉ là quá trình nhận thức các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Để những chuẩn mực này trở thành phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trở thành thói quen, tác phong của người lao động thì cần phải được giáo dục cả trong thực hành nghề nghiệp. Vì trong giáo dục nghề nghiệp, thực chất người học được học để hình thành những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động nghề nghiệp cần thiết cho việc thực hiện thành công quá trình lao động thực tế ngay sau khi tốt nghiệp. Muốn vậy, người học phải được học và hành ngay trong quá trình lao động thực tế. Thực hiện với một số loại hình sau:

Giáo dục sản xuất trong nhà trường cho sinh viên. Đưa học sinh tham

gia trực tiếp vào lĩnh vực nghề nghiệp mà các em đang được đào tạo. Đem lại những sản phẩm lao động cụ thể, thông qua đó hình thành phẩm chất quý báu của nghề nghiệp, đồng thời tạo cho các sinh viên được thử sức mình trong những nghề nghiệp nhất định. Quá trình lao động sản xuất này có thể tiến

hành ngay tại cơ sở sản xuất trong nhà trường hay các cơ sở sản xuất ngoài xã hội. Đây là hình thức mà các nhà trường dạy nghề đang áp dụng phổ biến hiện nay, song quy mô và tính chất chưa thật bài bản. Cần nhân rộng mô hình này, vì hoạt động học tập của sinh viên cao đẳng nghề gắn liền với quá trình thực hành nghề nghiệp, nội dung học tập này chiếm một phần không nhỏ trong chương trình học của sinh viên, tâm lý chung của sinh viên thích được học tại các xưởng, trại thực hành, thực tập hơn là ngồi học trên giảng đường.

Giáo dục lao động công ích xã hội cho sinh viên. Thông qua các việc

như tu sửa trường lớp, sân chơi, thư viện, vệ sinh khu giảng đường, khu ký túc xá, trồng và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh... Đây là loại hình lao động không có thù lao, nhưng nó rất có ưu thế trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm, hình thành tình cảm, tinh thần đoàn kết trong tập thể. Thông qua hoạt động lao động công ích sinh viên được giao lưu học hỏi, biết cống hiến cho xã hội, biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ tài sản công. Đây cũng là một phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người lao động trong tương lai. Không chỉ biết trân trọng thành quả lao động do chính mình làm ra mà đồng thời phải biết trân trọng giữ gìn thành quả chung trong xã hội. Mặc dù kết quả lao động công ích là phục vụ chung cho mọi người nhưng bản thân mỗi người cũng được hưởng chung thành quả đó.

Giáo dục tự phục vụ cho sinh viên. Được sinh viên tiến hành ở gia đình

hay chính nơi ở trọ của mình thông qua việc biết giữ gìn vệ sinh chung, biết chăn sóc vật nuôi, cây cảnh, biết sửa chữa các đồ dùng sinh hoạt và biết giúp đỡ mọi người xung quanh. Tự phục vụ bản thân mình là tự có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình, sống không dựa dẫm, ỷ lại trông chờ vào người khác. Một người lao động luôn dựa dẫm vào người khác sẽ không thể là người chăm chỉ, sáng tạo, đam mê trong lao động, đồng thời sẽ không thể là người có trách nhiệm cao trong lao động. Điều này thật nguy hiểm cho xã hội, trong những ngành nghề, lĩnh vực nhất định chỉ cần một chút tắc trách trong

quá trình lao động có thể gây ra hậu quả lớn có thể thiệt hại hàng tỷ đồng và tính mạng của nhiều người xung quanh.

+ Kết hợp hai quá trình này sẽ giúp học sinh thấy được tính thực tiễn và vai trò của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp chi phối rất lớn tới hiệu quả công việc.

- Để hoạt động trên mang lại hiệu quả cần:

+ Lựa chọn các dạng lao động để sinh viên có thể làm quen với một phạm vi rộng các dạng lao động xã hội.

+ Phải tạo được tâm lý hứng thú, lôi cuốn sinh viên tham gia. Biết đặt niềm tin vào sinh viên, khen thưởng và kỷ luật kịp thời và phân minh.

+ Lựa chọn và kết hợp các phương pháp phù hợp, linh động, tùy theo nội dung và theo tính cách, tâm lý của đối tượng sinh viên.

+ Cần tổ chức lao động phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương để khai thác kinh nghiệm của sinh viên, thu hút sinh viên đi vào lĩnh vực mà địa phương đang yêu cầu.

+ Những người hướng dẫn lao động cần phải có kiến thức, có kỹ năng về lĩnh vực lao động để đảm bảo lao động mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái hiện nay (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)