Về phía gia đình

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái hiện nay (Trang 83)

Môi trường gia đình là cái nôi đầu tiên giáo dục nhân cách mỗi con người, môi trường giáo dục truyền thống của gia đình Việt Nam rất chú trọng tới vấn đề này. Khi điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, các gia đình thông thường chỉ có hai con, nhận thức về các vấn đề xã hội và nghề nghiệp càng sâu sắc hơn, nên các gia đình đã quan tâm nhiều hơn tới con cái, tạo điều kiện cho con cái được phát triển toàn diện bản thân. Chính vì vậy, thế hệ trẻ ngày nay rất tự tin, năng động và nhạy bén với thời cuộc. Đây là một dấu hiệu tích cực để phát triển toàn diện các môi trường giáo dục cho sinh viên.

Nhưng bên cạnh đó còn nhiều vấn đề bất cập trong văn hóa gia đình, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển nhân cách thế hệ trẻ. Sai lầm này bắt nguồn từ chính nhận thức của cha mẹ trong quá trình nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Ở lứa tuổi của các em, nhiều cha mẹ cho rằng con mình đã trưởng thành, thường ít quan tâm hoặc phó mặc việc giáo dục đạo đức đặc biệt là việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho nhà trường. Nhiều cha mẹ do thiếu hiểu biết và nhận thức chưa đúng về giáo dục con cái, thường nuông chiều con cái quá mức hoặc quá khắt khe không tôn trọng những nhu cầu sở thích chính đáng của con cái, không nắm bắt được tâm sinh lý của lứa tuổi mới lớn. Không quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em ở trường, nhiều khi con vi phạm kỷ luật nhưng cha mẹ không hề hay biết. Khi con cái mắc sai lầm nghiêm trọng tại nhà trường hay ngoài xã hội lại dung túng bao che trước những sai lầm của con cái. Vô hình chung, khi được tiếp tay con cái sẽ tiếp tục mắc sai lầm và sẽ dẫn tới quan niệm cho đó là điều bình thường.

Điều này thật nguy hiểm trong nhận thức của giới trẻ, đã có rất nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Việc cấm đoán hay buông thả đều tạo nên những sai lầm trong giáo dục từ gia đình. Một thực tế phổ biến cho thấy, ở lứa tuổi này trong nhiều gia đình giữa cha mẹ và con cái không có tiếng nói chung, thậm chí có nhưng xung đột gay gắt. Điều này cũng có tác động không nhỏ tới việc hình thành đạo đức lối sống của sinh viên, ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức về vai trò, vị trí của đạo đức nghề nghiệp và hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái hiện nay (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)