Khái lược đặc điểm sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Yên Bái

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái hiện nay (Trang 56)

Các trường cao đẳng nghề Yên Bái về cơ bản đào tạo các chuyên ngành: Công nghệ thông tin, công nghệ ô tô, điện công nghệ, điện dân dụng, điện tử công nghiệp, kế toán, kỹ thuật máy nông nghiệp trồng trọt, lâm nghiệp, địa chính... Các trường cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái tuyển sinh chủ yếu ở địa bàn miền núi, nhiệm vụ cơ bản của các trường là đào tạo để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Sinh viên đang được đào tạo tại các trường cao đẳng có một số đặc điểm như sau.

Thứ nhất, là lớp trẻ nên sinh viên tỉnh Yên Bái luôn có khát vọng được

đào tạo về nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn nhất định để có một công việc phù hợp, nuôi sống bản thân và khẳng định mình trong xã hội. Là giới trẻ, được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước và thế giới. Sinh viên tỉnh Yên Bái rất năng động và nhạy bén với thời cuộc. Với những đặc điểm trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo, khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, nên xu thế hội nhập quốc tế đã tác động không nhỏ tới đối tượng này.

Thứ hai, sinh viên của trường từ các địa bàn xã, huyện và thành phố của tỉnh. Thành phần xuất thân khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, phần lớn là con em của đồng bào các dân tộc thiểu số, một số ít là con em cán bộ, viên chức nhà nước, phần lớn là con em các gia đình nghèo, gia đình có thu nhập thấp. Tính cạnh tranh trong thị trường lao động Yên Bái còn thấp, do vậy ít chịu áp lực của thị trường lao động. Điều kiện tiếp cận thông tin hạn chế, việc lựa chọn nghề nghiệp còn mang tính tự phát. Chính vì thế các em vào các trường chuyên nghiệp là do sự sắp xếp của gia đình nhiều hơn là từ nhu cầu và nguyện vọng cá nhân. Phần lớn, sinh viên của các trường cao đẳng nghề Yên Bái xác định động cơ đi học để có việc làm, có thu nhập để sống, để lo cho bản thân, đỡ đần gánh nặng cho gia đình, chưa thể nghĩ sâu hơn, rộng hơn về sứ mệnh, về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước.

Thứ ba, việc coi trọng bằng cấp trong xã hội hiện nay, đã hình thành

một tâm lý phổ biến trong sinh viên đó là cần có một tấm bằng trong tay, còn khi ra trường có xin được việc hay không lại là một chuyện khác, dẫn tới tâm lý bi quan, chán nản, thiếu niềm tin vào tương lai sau khi ra trường. Tâm lý này ảnh hưởng không nhỏ tới động lực phấn đấu của sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Mặt khác, một số em có xu hướng thích học khác tỉnh, đặc biệt là được đi học tại các cơ sở đào tạo tại Hà Nội, tâm lý học tại

tỉnh nhà vẫn chưa thực sự là “sinh viên” nên các em không thích nói về trường của mình với bạn bè. Tự coi cơ sở đào tạo của mình là một nơi mà mình bị bắt buộc phải đến vì thế các em thường ít quan tâm tới trường lớp, thiếu nhiệt tình tham gia vào các phong trào tập thể được tổ chức tại nhà trường.

Thứ tư, việc tham gia vào các quan hệ xã hội của sinh viên còn rất hạn chế, còn rụt rè, nhút nhát, chưa thật sự năng động, nguồn sống của sinh viên dựa chủ yếu vào gia đình, không ít em đời sống hết sức khó khăn, với những em thuộc vùng đặc biệt khó khăn thì gia đình chỉ có thể chu cấp từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng một tháng. Với các đối tượng này thường xuyên phải nhịn bữa sáng, trong bữa cơm chính của các em thường xuyên chỉ có cơm và rau. Đời sống xa nhà với số tiền ít ỏi khiến các em gặp nhiều khó khăn, thậm chí có nhiều em gia đình không thể chu cấp nổi và phải bỏ học giữa chừng. Một số sinh viên có đi làm thêm ngoài giờ như bán hàng, phục vụ tại các quán ăn, làm một số công việc nặng nhọc như phụ vữa, phát đồi, đào đất... Một số em đã sa vào tệ nạn xã hội như làm mại dâm, cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp...

Thứ năm, về độ tuổi có sự chênh lệch, đối tượng tham gia học phong

phú. Ngoài đối tượng vừa rời ghế nhà trường PTTH đi học để đào tạo nghề thì còn có một số đối tượng như cán bộ xã, phường chưa qua đào tạo, để chuẩn hóa cán bộ họ được cử đi học và một bộ phận các em ở vùng sâu vùng xa được đi học theo diện cử tuyển… Với các học sinh dân tộc Mông thường lập gia đình rất sớm, không ít sinh viên mới 18 tuổi đời đã có gia đình và thậm chí có con. Tuổi đời còn trẻ, lại là nguồn lao động chính trong gia đình và nhiều gánh nặng trên vai, nên các em đi học không còn có được sự vô tư của tuổi trẻ. Khi gia đình có việc các em thường nghỉ rất dài, nếu không đủ kiên trì và không vượt qua nổi áp lực cuộc sống là dẫn tới tình trạng bỏ học. Do vậy số lượng sinh viên đầu năm học và cuối năm học có sự chênh nhau rất

lớn. Đây là vấn đề mà các nhà trường luôn phải quan tâm, giải quyết. Độ tuổi có sự chênh lệch và thành phần tham gia đào tạo đa dạng, đã tạo nên tính đặc thù của các trường chuyên nghiệp của một tỉnh miền núi đang phát triển.

2.2.2. Đánh giá thực trạng kết quả điều tra hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường cao đẳng nghề Yên Bái

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên; tiến hành điều tra xã hội học (bằng hình thức phát phiếu điều tra) với 300 sinh viên ở các trường cao đẳng đã thu được kết quả như sau

Bảng 2.1. Xác định các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

TT Phẩm chất Tỉ lệ %

1 Tình yêu nghề 97

2 Tính kỷ luật trong lao động 98

3 Tinh thần trách nhiệm, hợp tác trong lao động 84

4

Tác phong lao động, lòng tự tin, năng động,tinh thần sáng tạo trong lao động và dám chấp nhận thử thách nghề nghiệp

87

5 Trách nhiệm xã hội của người thợ tương lai 60

Nguồn: Tác giả điều tra

Nhìn vào kết quả điều tra có thể thấy về cơ bản sinh viên nhận thức được các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản cần phải có ở các ngành nghề. Về phẩm chất: tình yêu nghề là 97%; tính kỷ luật trong lao động là 98%. Đại đa số các sinh viên đều nhận thức được đây là những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản cần phải có của người lao động. Có thể nói đây là những phẩm chất đứng đầu bảng trong các nấc thang giá trị đạo đức nghề nghiệp. Những phẩm chất đạo đức này chi phối mọi hành vi trong lao động của người lao động. Ngay từ trong sinh hoạt đời thường, trong quan hệ xã hội,

trong học tập, lao động nếu thiếu đi tính trách nhiệm, tính kỉ luật thì hiệu quả của bất cứ công việc nào cũng không thể đảm bảo. Đối với phẩm chất về tinh thần trách nhiệm, hợp tác trong lao động là 84% và tác phong lao động, lòng tự tin, năng động, tinh thần sáng tạo trong lao động và dám chấp nhận thử thách nghề nghiệp là 87%, điều này đánh giá sự nhận thức của sinh viên rất cao về phẩm chất này, mặc dù còn 13% chưa thực sự coi trọng. Ở đây vẫn còn một bộ phận sinh viên vẫn nhận thức đó chưa phải là phẩm chất của đạo đức nghề nghiệp, một vấn đề đặt ra là các em không nhận thức được hay trong quá trình giáo dục các em không được đề cập tới những phẩm chất này.

Đặc biệt là ở phẩm chất thứ 5 là trách nhiệm xã hội của người thợ trong tương lai có tới 40% sinh viên trả lời là không phải. Sau khi thu phiếu điều tra chúng tôi có hỏi thêm sinh viên: Vì sao phẩm chất thứ 5 em lại trả lời

đó không phải là phẩm chất đạo đức nghề nghiệp? Không ít sinh viên trả lời: Không dám chắc; Không biết phẩm chất đó có nội dung gì. Đây là một vấn đề

đáng phải lưu tâm, vì khi các em không xác định được đó có phải là nội dung của giáo dục đạo đức nghề nghiệp hay không? Hay nội dung đó là gì? Điều đó có nghĩa là các em không thấy được vai trò quan trọng của trách nhiệm xã hội của người thợ, và cho rằng nó không nằm trong các phẩm chất mà em cần xây dựng và rèn luyện. Qua khảo sát trên, chúng ta có thể đánh giá tính thiếu bài bản, thiếu hệ thống trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Các em chưa nhận thấy được nhu cầu của thị trường lao động cần ở người lao động mới phải có những phẩm chất gì.

Bảng 2.2. Tầm quan trọng của các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp Đơn vị tính: % TT Nội dung Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Tình yêu nghề 50,2 45 4,8

2 Tính kỷ luật trong lao động 72 22,9 5,1

3 Tinh thần trách nhiệm, hợp tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong lao động 53 30 17

4

Tác phong lao động, lòng tự tin, năng động, tinh thần sáng tạo trong lao động và dám chấp nhận thử thách nghề nghiệp

52 41,7 6,3

5 Trách nhiệm xã hội của người

thợ tương lai 30,2 33.3 36,5

Nguồn: Tác giả điều tra

Ở nội dung bảng 2.2 khi đánh giá về mức độ cần thiết của các nội dung đạo đức nghề nghiệp. Với tình yêu nghề ở mức độ rất cần thiết và cần thiết chiếm 95,2%; và nội dung: tinh thần trách nhiệm, hợp tác trong lao động ở mức độ rất cần thiết và cần thiết chiếm 83%, ở đây mức độ cần thiết chiếm tới 17%. Thực tế cho thấy lao động ở bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực nào cũng cần phải có tinh thần trách nhiệm nhưng tính hợp tác trong lao động nông nghiệp chưa thực sự đòi hỏi cao như lao động trong công nghiệp. Đa phần các em xuất phát từ các huyện, các xã chủ yếu là làm nông nghiệp, do đó còn tới 17% không đánh giá cao nội dung này. Với nội dung thứ 4: tác phong lao động, lòng tự tin, năng động, tinh thần sáng tạo trong lao động và dám chấp nhận thử thách nghề nghiệp. Nội dung này là những biểu hiện rất cụ thể của đạo đức nghề nghiệp, là đối tượng năng động, biết đánh giá những tác động từ xã hội, nên ở mức độ rất cần thiết và cần thiết được sinh viên đánh giá rất cao là 93,7%, còn lại 6,3% cho là không cần thiết. Ở nội dung thứ 5: Trách nhiệm xã hội của người thợ tương lai, mức độ rất cần thiết được đánh giá thấp là

30,2%, mức độ cần thiết là 33%, trong đó mức độ không cần thiết chiếm tới 36%, điều này lý giải từ thực tế động cơ học tập của các sinh viên. Khi được hỏi là: Đi học vì bản thân, gia đình, xã hội hay vì tất cả các lý do trên? Số đông các sinh viên đều có chung một câu trả lời là: Vì bản thân và vì gia đình. Như vậy, trách nhiệm xã hội của các sinh viên rất thấp, ngay trong giáo dục gia đình, các bậc cha mẹ thường có quan niệm con cái mà biết tự lo cho mình là tốt lắm rồi. Về phía sinh viên lại có quan niệm rằng nếu học giỏi thì đã đỗ các trường đại học, có tương lai hơn, còn học tại các trường cao đẳng thì chỉ là có một nghề bình thường trong xã hội. Tâm lý này là một rào cản rất lớn trong việc thể hiện vai trò của sinh viên đối với xã hội. Điều đó sẽ hạn chế tính sáng tạo năng động, tự tin và tinh thần vượt khó của thanh niên sinh viên. Nội dung này tỉ lệ thuận với bảng 2.1, khi không đánh giá cao sinh viên sẽ không quan tâm đến giá trị của phẩm chất đó.

Bảng 2.3. Hiệu quả phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp qua các hình thức sau Đơn vị tính: % TT Hình thức giáo dục Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

1 Giáo dục qua dạy nghề trong lớp học

và phân xưởng 55,2 40 4,8

2 Giáo dục qua các phong trào sinh

viên, thanh niên 42 32,9 25,1

3 Giáo dục qua các phương tiện thông

tin đại chúng 32 35 33

4 Tự giáo dục bản thân 48,2 31,3 20,5

Nguồn: Tác giả điều tra

Tại nội dung bảng 2.3 và bảng 2.4 và bảng 2.5 khi điều tra về các phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp có kết quả như sau:

cần thiết được sinh viên đánh giá rất cao là 95,2%, còn lại 4,8% có đánh giá là không cần thiết. Ở hình thức này, mức độ rất cần thiết và cần thiết chiếm vị trí cao nhất trong bảng. Điều này lý giải cho chúng ta thấy ngay được đặc trưng cơ bản của các trường cao đẳng dạy nghề. Hoạt động giáo dục dạy nghề, chủ yếu là hoạt động cầm tay chỉ việc và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Với những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nói chung ở trên nhưng trong từng ngành nghề, từng bộ môn học sẽ có những nội dung cụ thể theo đặc trưng nghề nghiệp. Ví dụ, tính trách nhiệm trong hoạt động kế toán là phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán. Nội dung rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán. Ghi chép trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

Trong nghề lái xe tính trách nhiệm là phải thường xuyên kiểm tra các thông số kỹ thuật của xe, khi lái xe khách phải coi tính mạng của hành khách lên trên hết, không được phóng nhanh, vượt ẩu. Tính trách nhiệm và an toàn trong khai thác lâm sản là trước khi khai thác phải chọn hướng đổ của cây, tránh không đổ vào nhà dân và gây thiệt hại với các cây con xung quanh. Sau khi khai thác và vận chuyển gỗ ra khỏi khu vực khai thác phải dọn dẹp hết cành lá chặt bỏ, tránh gây mối mọt cho các cây xung quanh...

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp qua dạy nghề trong lớp học và phân xưởng, trại thực hành, thực tập là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Giáo viên chuyên môn vừa giảng dạy, hướng dẫn thực hành đồng thời đưa ra các quy định nguyên tắc kỷ luật của nghề nghiệp. Điều thuận lợi các sinh viên được ứng dụng ngay đối với nghề nghiệp của mình, thấy được tầm quan trọng và tác dụng của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đó. Bên cạnh đó có những hạn chế nhất định, vì nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp chỉ là nội dung được nói kèm trong bài giảng, giáo viên có thể nói hoặc không. Nội dung nói thường không bài bản, sẽ không phản ánh hết được vai trò của nội dung đó, vì

thế sẽ không thu hút nhiều sự chú ý, lưu tâm của học sinh nên hiệu quả giáo dục chưa thật cao.

Với hình thức giáo dục qua các phong trào sinh viên, thanh niên với mức độ rất cần thiết và cần thiết là 74,9%. Đa số sinh viên ghi nhận phong trào đoàn thể cho sinh viên là một kênh giáo dục quan trọng, vì đây là sân chơi lành mạnh và chủ yếu trong môi trường nhà trường, các hoạt động do đoàn tổ chức thu hút được trên 80% sinh viên tham gia. Do đó, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp sẽ mang lại hiệu quả cao. Với hình thức giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng ở mức độ rất cần thiết được

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái hiện nay (Trang 56)