Giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái hiện nay (Trang 25)

Trong thời kỳ quá độ đi lên xây dựng CNXH thì mỗi người lao động phải lấy: yêu công việc, yêu nghề nghiệp, làm việc có tâm huyết, trách nhiệm, hết lòng phục vụ cho nhân dân, cống hiến cho đất nước... làm nội dung đạo

đức chủ yếu của nghề nghiệp. Đây cũng là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chung, dù ở bất cứ một lĩnh vực, một ngành nghề nào người lao động cũng cần phải có. Đạo đức nghề nghiệp được hình thành trong quá trình đào tạo nghề nghiệp và trong suốt thời gian lao động của người lao động. Do đó, chúng ta có thể hiểu về giáo dục đạo đức nghề nghiệp như sau:

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là hoạt động hướng tới người lao động thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những quy tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng ứng xử, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất nghề nghiệp, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội.

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cần đảm bảo các nhân tố sau :

Thứ nhất, giáo dục tri thức đạo đức nghề nghiệp.Tri thức đạo đức nghề

nghiệp là một yếu tố, một cấp độ của ý thức đạo đức nghề nghiệp. Về bản chất, tri thức đạo đức nghề nghiệp là kết quả của nhận thức đạo đức nghề nghiệp, là phản ánh các hoạt động nghề nghiệp của con người.Tri thức đạo đức nghề nghiệp thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người được hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động nghề nghiệp thường ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa. Nó phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt của cuộc sống hàng ngày, thường xuyên chi phối hành vi đạo đức nghề nghiệp trong quá trình làm việc.

Tri thức đạo đức nghề nghiệp lý luận là những tư tưởng, quan điểm đạo đức được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học đạo đức, được trình bày dưới dạng các khái niệm, phạm trù đạo đức.

Sự phát triển của tri thức đạo đức từ trình độ thông thường lên trình độ lý luận là sản phẩm tất yếu của sự phát triển xã hội, của sự đa dạng và phức tạp trong quan hệ giữa các ngành nghề hiện nay và quá trình chuyên môn hóa

lao động ngày càng cao. Tương ứng với điều đó, sự phát triển từ trình độ thông thường lên trình độ lý luận trong tri thức đạo đức nghề nghiệp của người lao động biểu hiện ở sự phát triển của ý thức cá nhân đáp ứng được yêu cầu đạo đức của nghề nghiệp, tạo điều kiện cho cá nhân đó tham gia tích cực hơn trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

Thứ ha, giáo dục tình cảm đạo đức nghề nghiệp.Tình cảm là một sự

đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó tham gia vào mọi hoạt động của con người và trở thành một động lực quan trọng của hoạt động con người. Tình cảm đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố cấu thành, một cấp độ của ý thức đạo đức nghề nghiệp. Tình cảm đạo đức nghề nghiệp vừa biểu hiện khả năng nhận thức trong nghề nghiệp, đánh giá đạo đức đúng hay sai, vừa biểu hiện xu hướng nhân cách đạo đức trong nghề nghiệp là tích cực hay tiêu cực. Nhận thức đạo đức nghề nghiệp của người lao động có biến thành tình cảm mãnh liệt mới sâu sắc và phải thông qua tình cảm thì mới biến thành hành động trong thực tế, mới phát huy được sức mạnh của mình. Khi có tình cảm đạo đức nghề nghiệp người lao động mới thực sự trăn trở về cái xấu, cái đẹp trong sản phẩm lao động của mình, có trách nhiệm, thái độ tôn trọng giá trị lao động của mình và đồng nghiệp. Dám đấu tranh với những biểu hiện, hành vi sai trái vô trách nhiệm hay tham ô tham nhũng...

Thứ ba, giáo dục lý tưởng đạo đức nghề nghiệp.Lý tưởng đạo đức nghề

nghiệp là yếu tố quan trọng cấu thành ý thức đạo đức nghề nghiệp của người lao động. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, đạo đức xã hội đang có những biểu hiện của sự xuống cấp và suy thoái nghiêm trọng. Trong đó đạo đức nghề nghiệp của người lao động đang đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp và nhà nước ta trong quá trình hội nhập khi mà trình độ tay nghề của người lao động Việt Nam còn thấp và ý thức tổ chức và kỷ luật chưa cao. Một thực trạng nhức nhối cho thấy cứ sau tết nguyên đán là những người công nhân trong các khu công nghiệp tự ý nghỉ việc hay người lao động đi xuất

khẩu lao động thường xuyên phá hợp đồng và cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài...

Lý tưởng đạo đức nghề nghiệp trong thời quá độ lên CNXH và tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường đang đặt ra những mâu thuẫn và thách thức không chỉ cho xã hội mà còn với cả chính bản thân người lao động đặc biệt là thế hệ lao động trẻ hiện nay. Điều này đã đặt lên vai các nhà giáo dục phải xây dựng được lý tưởng đạo đức nghề nghiệp, định hướng được giá trị, mục đích của hành vi đạo đức, từ đó tạo ra niềm tin, khát vọng động cơ thúc đẩy người lao động sống và làm việc đúng với chuẩn mực nghề nghiệp đã đặt ra. Lý tưởng đạo đức nghề nghiệp được dựa trên nền tảng lý tưởng đạo đức chung của xã hội trong mỗi một thời đại nhất định và việc kết hợp với các tiêu chí nghề nghiệp đặc thù. Việc người lao động lĩnh hội được lý tưởng đạo đức tiên tiến của thời đại khẳng định sự phát triển đạo đức của cá nhân họ đồng thời là điều kiện đảm bảo chắc chắn cho mọi hoạt động mang ý nghĩa nghề nghiệp.

Thứ tư, giáo dục giá trị đạo đức nghề nghiệp.Giá trị đạo đức nghề

nghiệp bao gồm giá trị đạo đức truyền thống của người lao động Vệt Nam, giá trị đạo đạo đức nghề nghiệp của người lao động mới (tác phong công nghiệp) và những giá trị mang tính đặc thù nghề nghiệp.

Trong đời sống xã hội ta hiện nay, đạo đức của người lao động nước ta về cơ bản vẫn giữ được những giá trị, chuẩn mực tốt đẹp nó có trong tình cảm, hành vi của cá nhân và cộng đồng, những người chiến sĩ công an hết mình vì dân vì nước, những bác sĩ hết lòng cứu chữa bệnh nhân, những cô giáo vùng cao vượt qua bao gian khổ để dạy chữ cho học trò, những người công nhân tận tụy với công việc... Bên cạnh đó còn không ít những hiện tượng suy thoái đạo đức trong lao động, không ít người chỉ muốn hưởng thụ mà không muốn lao động, tham vọng làm giàu bằng con đường bất chính, phi pháp, trái với lương tâm trái với đạo đức xã hội và pháp luật của nhà nước.

Chính vì thế một nội dung quan trọng đồng hành với kỹ năng và chuyên môn nghề nghiệp là các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, các phẩm chất này phải được giáo dục ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)