Vai trò của báo in trong thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu Vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (Trang 29)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Vai trò của báo in trong thời kỳ đổi mới

Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa nhân loại, báo chí là một hiện tƣợng xã hội. Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin - giao tiếp, giải trí và nhận thức của con ngƣời. Mặc dầu ra đời chậm so với các hình thái ý thức xã hội khác nhƣng báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng phản ánh hiện thực của nó. Từ khi xuất hiện cho đến nay, báo chí luôn năng động trong việc phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và luôn vận động phát triển. Thông tin trong báo chí là một quá trình liên tục, xuyên suốt trong mối quan hệ chặt chẽ giữa Cuộc sống - Nhà báo - Tác phẩm - Công chúng.

Thông tin trong báo chí vừa có tính xã hội cao vừa có tính tƣ tƣởng và khuynh hƣớng rõ rệt. Song, cũng nhƣ các hình thái ý thức xã hội khác, báo chí có những đặc trƣng riêng. Chính vì những đặc trƣng ấy đã quy định tính chất, mức độ và chức năng chứa đầy lƣợng thông tin, báo chí có những các thức riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác dộng tới nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu không giống nhau. Báo chí chính là hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có đƣợc.

Ở nƣớc ta, báo chí là công cụ chính trị của Đảng, của Nhà nƣớc, của các tổ chức, đoàn thể xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Báo chí không chỉ là vũ khí tƣ tƣởng sắc bén, lợi hại mà còn là ngƣời tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong xã hội bởi lẽ: - Là kênh tạo lập, định hƣớng và hƣớng dẫn dƣ luận.

- Là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức thông tin về tình hình thời sự trong nƣớc và quốc tế cho nhân dân

- Là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội.

- Là một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình và có những mối quan hệ mật thiết với các định chế khác trong xã hội.

- Chúng cũng trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong đời sống xã hội hàng ngày của mọi cá nhân, là phƣơng tiện cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho ngƣời dân.

Biểu hiện cụ thể về vai trò của báo chí trong đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực

* Về chính trị: Báo chí là công cụ, vũ khí quan trọng trên mặt trận tƣ tƣởng - văn hóa. Vai trò của báo chí trong lĩnh vực chính trị là hƣớng dẫn nhận thức và hành động cho công chúng. Ở nƣớc ta, báo chí cách mạng vừa là ngƣới tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, vừa là ngƣời phát hiện, khẳng định, nhân rộng những cái hay, cái đẹp, điển hình và những nhân tố mới; đồng thời tích cực phê phán cái xấu, cái tiêu cực, những hành vi sai trái, lệch lạc trong xã hội. Báo chí là lực lƣợng xung kích trên mặt trận tƣ tƣởng - văn hóa của Đảng, là công cụ tham gia quản lý xã hội; công cụ giám sát cán bộ, Đảng viên về đạo đức, lối sống. Do vậy, báo chí ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.

Báo chí là công cụ thông tin sắc bén của Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội để giáo dục, thuyết phục nhân dân xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Muốn vậy, báo chí phải bám sát chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, biến đƣờng lối đó thành “ ý Đảng, lòng dân”, phục vụ nhu cầu, lợi ích của nhân dân và sự tiến bộ xã hội.

Thông qua các sản phẩm báo chí để truyền đạt, hƣớng dẫn quần chúng trong nƣớc và quốc tế nhận thức đầy đủ, đúng đắn và thực hiện nghiêm chỉnh mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ban hành. Đồng thời, báo chí tham gia chống lại các luận điệu phản tuyên truyền, âm mƣu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

* Trong lĩnh vực kinh tế: Trong nền kinh tế thị trƣờng, thông tin chính xác, kịp thời là sức mạnh tạo nên thắng lợi trong cạnh tranh. Các PTTTĐC có vai trò to lớn trong việc cung cấp những thông tin có giá trị đó. Báo chí không chỉ dừng lại trong việc cung cấp thông tin thuần túy mà còn có thể hƣớng dẫn thị trƣờng, hƣớng dẫn việc áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, giới thiệu những mô hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất và kinh doanh. Với việc phổ biến các kinh nghiệm thành công hay thất bại trong quản lý, kinh doanh và áp dụng công nghệ mới, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, báo chí góp phần tạo nên hiệu quả kinh tế lớn cho xã hội.

* Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội: Văn hóa là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu đƣợc trong đời sống tinh thần của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Vai trò của báo chí trong lĩnh vực văn hóa thể hiện trên các mặt: Thứ nhất, báo chí làm giàu, làm đẹp cho vốn văn hóa dân tộc, nhất là ngôn ngữ ( tiếng nói, chữ viết), báo chí là nơi vừa giữ gìn và sáng tạo ra nhiều tờ mới, thuật ngữ mới cả trong cách viết và cách thể hiện, trong việc chuẩn ngôn ngữ nói và viết. Thứ hai,

báo chí đăng tải các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, âm nhạc và các lĩnh vực khác, từ các tác phẩm kinh điển đến các tác phẩm vừa mới sáng tạo.Thứ ba,

qua các PTTTĐC, công chúng có thể tiếp nhận nhiều tri thức văn hóa của các dân tộc trên thế giới nhƣ quan niệm, truyền thống, lối sống, cách ăn, mặc, ở, đi lại sinh hoạt từ nhiều phong cách, bản sắc khác nhau. Thứ tư, báo chí góp phần nâng cao văn hóa, giải trí, làm cho mọi ngƣời ngày càng hiểu nhau, xích lại gần nhau hơn, chia sẻ tâm tƣ, tình cảm, đồng thời cùng học tập, tiếp thu đƣợc nền

văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc khác để làm giàu cho văn hóa dân tộc mình.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của hệ thống các PTTTĐC, báo chí in nƣớc ta không ngừng đƣợc nâng cao chất lƣợng cả về hình thức và nội dung, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của nhân dân. Báo in đã làm tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, Nhà nƣớc vừa là diễn đàn của nhân dân; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, mở rộng giao lƣu và hội nhập quốc tế, đấu tranh chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực, các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội.

Nội dung, hình thức báo chí ngày càng phong phú, đa dạng; phƣơng tiện kỹ thuật chế bản, in ấn ngày càng hiện đại; hệ thống truyền dẫn thông tin, khai thác, thu nhận thông tin đƣợc hiện đại hoá. Giao lƣu quốc tế đƣợc mở rộng tạo điều kiện cho báo chí in có môi trƣờng thuận lợi cả về nguồn tin và thị trƣờng tiêu thụ.

Đội ngũ những ngƣời làm báo có bƣớc phát triển nhanh cả về số lƣợng, chất lƣợng. Ngày càng có nhiều nhà báo đƣợc đào tạo cơ bản, đƣợc qua các khoá bồi dƣỡng nghiệp vụ ở trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Vai trò của báo in thể hiện trên các phƣơng diện nhƣ sau:

Báo in Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đƣờng lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; phát hiện và phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng của quần chúng, những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; tích cực tham gia và đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, lãng phí và suy thoái đạo đức, lối sống.

Báo in đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách mạng, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, càng phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân; đấu tranh chống những ảnh hƣởng tiêu cực của văn hóa ngoại lai, bảo vệ và xây dựng nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; cổ vũ tính tích cực của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới.

Báo in cũng đã đóng góp vào việc khẳng định nền tảng tƣ tƣởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, góp phần nghiên cứu lý luận, tổng kết thực hiện làm phong phú và cụ thể hóa đƣờng lối, chính sách của Đảng trong giai đoạn mới.

Kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mƣu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” và những luận điệu xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội, bất mãn, phản động. Báo in đã mở rộng và nâng cao chất lƣợng thông tin đối ngoại, góp phần quan trọng giới thiệu đất nƣớc, văn hóa, con ngƣời Việt Nam với bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trƣờng quốc tế.

Nhiều cơ quan báo in đã trực tiếp tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, từ thiện, đáp ứng nhu cầu lành mạnh của xã hội. Các loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo hình) đã phát triển với tốc độ nhanh, tiếp tục có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức.

Báo in Việt Nam đã có bƣớc tiến nhanh trong việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ để đáp ứng kịp thời và đa dạng nhu cầu thông tin của công chúng, của xã hội; từng bƣớc khắc phục sự tụt hậu về kỹ thuật truyền thông so với khu vực và quốc tế.

Có thể khẳng định, báo in đã vừa làm tốt nhiệm vụ công tác tƣ tƣởng- văn hóa, vừa cung cấp một khối lƣợng lớn những thông tin bổ ích cho xã hội, khi thông tin đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Ngày nay, báo in đã trở thành một lực lƣợng quan trọng tham gia quản lý đất nƣớc, quản lý xã hội, một nguồn thông tin và sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần và văn hóa của xã hội. Báo in đang tiếp tục phấn

đấu thực hiện tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức quần chúng, vừa là diễn đàn tin cậy của nhân dân.

Trong bối cảnh đất nƣớc và thế giới có nhiều biến động phức tạp, thời cơ và thách thức đan xen, đất nƣớc ta lại chịu ảnh hƣởng và biến động phức tạp của vấn đề toàn cầu hóa; những thách thức khắc nghiệt của thiên tai, từ mặt trái của kinh tế thị trƣờng… Dù hoàn cảnh nào Đảng ta vẫn kiên trì định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đặc biệt quan tâm đến các vấn đề văn hóa, coi đây là nền tảng tinh thần, là động lực của sự phát triển xã hội, và đã có nhiều chủ trƣơng chính sách, giải pháp để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Cùng với những thành tựu đáng tự hào của đất nƣớc, hoạt động báo in của nƣớc ta trong những năm đổi mới đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giao lƣu, tiếp nhận và hội nhập văn hóa quốc tế. Báo in đã góp phần giáo dục truyền thống tự lực, tự cƣờng; mở rộng thông tin đối ngoại, góp phần giới thiệu đất nƣớc, văn hóa, con ngƣời Việt Nam với bạn bè quốc tế; thực hiện đƣờng lối tự chủ, đa dạng, đa phƣơng hóa các quan hệ quốc tế, góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam.

Báo in là một bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc phát triển thông tin, là một trong những yếu tố hình thành văn hóa đọc, một kênh chuyển tải, lƣu giữ các giá trị văn hóa - khoa học. Báo in đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện mạng lƣới của mình trong cả nƣớc theo phƣơng châm không trùng chéo về tôn chỉ, mục đích, đối tƣợng phục vụ, đã lấy mục đích phục vụ lợi ích đất nƣớc, lợi ích nhân dân làm mục tiêu hàng đầu cho sự phát triển.

Báo in Việt Nam đã phát triển đi đôi với việc sắp xếp, quy hoạch mạng lƣới báo in trong cả nƣớc. Việc quy hoạch, sắp xếp đó đã giảm đầu mối các cơ quan báo chí theo phƣơng thức một cơ quan báo chí quản lý một số ấn phẩm báo chí, khắc phục xu hƣớng thƣơng mại hóa, tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, trùng lặp về nội dung, đối tƣợng, lãng phí trong khâu xuất bản, phát

hành, góp phần nâng cao chất lƣợng chính trị, chất lƣợng văn hóa, chất lƣợng khoa học, chất lƣợng nghiệp vụ của báo in.

Báo in cũng đã thử nghiệm xây dựng tổ hợp xuất bản, tập đoàn báo chí, kết hợp với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tạo nguồn thu đầu tƣ cho hoạt động của báo chí.

Mặt khác, công nghệ thông tin và mạng internet đã mang đến cho báo in Việt Nam phƣơng tiện tuyệt vời để mở ra các hình thức quan hệ, hội nhập với hệ thống báo chí toàn cầu, trực tiếp tham dự vào quá trình toàn cầu hóa truyền thông. Bản thân việc hiện diện ngày càng nhiều các đại diện của những cơ quan thông tấn báo chí nƣớc ngoài và hoạt động tác nghiệp của họ cũng có ý nghĩa nhƣ chất xúc tác thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của báo chí Việt Nam.

Việc mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế của báo in thể hiện trƣớc hết ở sự nhộn nhịp trong trao đổi thông tin và các sản phẩm báo chí truyền thông. Thể hiện thứ hai là việc tăng cƣờng trao đổi và giao lƣu quốc tế của các nhà báo dƣới nhiều hình thức nhƣ: gửi nhà báo đi công tác nƣớc ngoài nhằm đƣa tin về những sự kiện lớn; trao đổi với nƣớc ngoài các đoàn nhà báo đi tham quan, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp; trao đổi các sản phẩm định kỳ, các thông tin, tƣ liệu...

Xu thế hội nhập và giao lƣu quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, báo chí Việt Nam nói chung và báo in Việt Nam nói riêng phải tiếp tục đóng vai trò là công cụ tuyên truyền chủ trƣơng chính sách của Đảng, định hƣớng công chúng và phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân. Bên cạnh những thành tựu, báo in Việt Nam vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần đƣợc chỉ rõ và khắc phục. Tuy nhiên, báo in vẫn là trục chính của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, mà quanh nó, các loại hình khác phát triển đa dạng.

Một phần của tài liệu Vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)