7. Kết cấu luận văn
2.3.3. Ngôn ngữ
- Tít: Nói đến chức năng của tít, nhà báo Lô-íc Éc-vu-ê - tổng Giám đốc Đại học Báo chí Lin/Lille (Pháp) khẳng định ngay rằng "chức năng đầu tiên của đầu để là "bắt mắt" độc giả khi họ lướt xem tờ báo lần đầu tiên... Một đầu đề hấp dẫn, ngay lập tức sẽ thu hút sự chú ý của độc giả."
Chức năng thứ 2 của tít, theo tác giả này, là nó có chức năng "phân biệt bài nào hơn bài nào, nó thể hiện sự lựa chọn của ban biên tập." Do vậy mà
"đọc toàn bộ các đầu đề trong một tờ báo, độc giả sẽ biết ngay hôm nay có gì mới và thông tin nào quan trọng hơn." [8, tr.140]
Qua khảo sát, báo TN và TP là hai tờ nhật báo có nhiều nỗ lực trong việc hiện đại hóa phƣơng thức thông tin giành cho bạn đọc, đồng thời đặc điểm của nguồn tin về giáo dục hƣớng nghiệp mang tính chất định hƣớng do đó các
tít tin, bài đều phù hợp với nội dung của vấn đề, đảm báo tính chính xác và trung thực, phù hợp với hoàn cảnh và đáp ứng thị hiếu của độc giả.
Các tít mang tính thông báo xuất hiện liên tục và thƣờng xuyên nhƣ:
"Vẫn tuyển sinh ngành bị đình chỉ", "Nhiều trường được tuyển sinh trở lại", "Chỉ tiêu tuyển sinh 2013", "Nhiều học bổng ưu đãi cho bạn trẻ tài năng"...
Một số bài báo sử dụng các dạng tít nêu vấn đề, thu hút độc giả bằng các con số hoặc sự việc báo động: "Gần 200 triệu người thất nghiệp", "Lao đao tìm việc cuối năm - cử nhân thất nghiệp", "Lãng phí dạy nghề nông thôn - chỉ tiêu cao, thành tích ảo", "đào tạo sư phạm tràn lan"...
Loại tít đặt câu hỏi cũng xuất hiện thƣờng xuyên trong các bài báo về hƣớng nghiệp: "Siết học liên thông: con đường vòng đã bị chặn?", "Ngành nghề nào đang thu hút lao động?", "Có nên chọn các ngành báo động đỏ?", "Ngành nào đang cần nhiều nhân lực?", "Chọn ngành nào, trường nào?" "Thí sinh, các em ở đâu?"...
Mặc dù có nhiều tít bài hay, phù hợp với mục tiêu thông tin và thị hiếu của bạn đọc, tuy vậy cách đặt tít trên báo TN và TP về đề tài hƣớng nghiệp đôi khi vẫn còn bị nhiều lỗi nhƣ dạng tít mơ hồ, chung chung không đi trúng vào nội dung bài, tít có độ dài quá lớn, tít thiếu căn cứ để hiểu, tít công thức... Một hạn chế trong cách sử dụng tít trên 2 tờ báo là tính lặp lại. Cùng phản ánh về sự kiện tuyển sinh, các tít giống nhau giữa năm này với năm khác xuất hiện tần suất rất nhiều, tác giả hầu nhƣ chỉ thay đổi thời gian sự kiện, tính chất vấn đề đi chút ít. Điều này tạo tâm lý nhàm chán trong tiếp nhận thông tin đối với độc giả đồng thời cũng tạo dấu ấn không tốt cho tờ báo. Do vậy, các phóng viên phụ trách chuyên trang giáo dục nói chung và vấn đề GDHN nói riêng cần có nhiều tìm tòi, sáng tạo để có thể đổi mới cách đặt tít bài báo mang lại hiệu ứng tốt cho thông tin truyền tải.
- Ngôn ngữ phi văn tự
Bên cạnh tít hấp dẫn, bài báo cũng cần có cách trình bày bắt mắt để thu hút đƣợc độc giả khó tính nhất. Ngôn ngữ phi văn tự (đồ hình, ảnh, tranh minh họa, box…) cũng đƣợc sử dụng triệt để trong những trƣờng hợp cần thiết, vì bạn đọc trẻ trong đời sống công nghiệp ngày càng ít có thời gian để
tiếp cận với những bài báo dài. Những bài viết sử dụng khéo léo kênh phi văn tự nhiều khi có khả năng truyền tải thông tin và tạo cảm xúc cho ngƣời đọc nhanh hơn cả câu chữ.
Trong các bài báo về GDHN trên báo TN và TP có thể thấy, đồ hình, tranh minh họa ít đƣợc sử dụng. Ảnh đƣợc sử dụng thƣờng xuyên hơn nhƣng không mang lại hiệu ứng, ít hấp dẫn bạn đọc do ảnh thƣờng là ảnh đen trắng, ít tính động, không hỗ trợ đƣợc nội dung bài. Các bài báo thƣờng đƣợc trình bày theo thứ tự: Tít chính, sapo, tít phụ, box.
Box đƣợc sử dụng triệt để và có thể xem là 1 ngôn ngữ đặc biệt cho các bài báo về hƣớng nghiệp. Box vừa mang đến thông tin chi tiết cho bạn đọc vừa tạo cho họ một cách đọc hoàn toàn mới.
Trong bài "Điểm mới trong tuyển sinh" (TN.21/01/2013), phản ánh về buổi khai mạc chƣơng trình tƣ vấn mùa thi do báo Thanh Niên tổ chức; tác giả bài viết ngoài nội dung chính đã sử dụng tới 4 box với 4 nội dung:
1. GS-TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Chương trình luôn là sự chờ đợi của thí sinh. 2. Ngành nào thu nhập cao? 3.Chính học sinh quyết định 4.Các bước lưu ý khi làm hồ sơ dự thi
Việc sử dụng box trong bài báo nhƣ một kênh phi văn tự đƣợc sử dụng thƣờng xuyên, liên tục trên báo TN, TP. Với sáng tạo tác phẩm báo chí nhiều "cửa" giúp tăng lƣợng thông tin cho độc giả đồng thời cũng nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông của vấn đề.