Thông tin tuyển sinh ĐHCĐ,TCCN, đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (Trang 57)

7. Kết cấu luận văn

2.2.4. Thông tin tuyển sinh ĐHCĐ,TCCN, đào tạo nghề

Qua khảo sát và thống kê số lƣợng tin bài có nội dung thông tin về tuyển sinh ĐHCĐ, TCCN, đào tạo nghề trên 2 tờ báo TN và TP; có thể khẳng định, đây là nội dung chiếm ƣu thế nhất (61,5%) [hình 2.2, tr.42] về số lƣợng tin bài so với các thông tin khác về vấn đề GDHN.

Số liệu thống kê tại bảng phụ lục 1 và bảng phụ lục 2 [trang 121] cho thấy, trong suốt thời gian 1 năm từ tháng 6/2012 - 6/2013 hai tờ báo liên tục

Đặc biệt vào những tháng 3,4,5 là thời điểm học sinh làm hồ sơ dự thi và tháng 7,8, 9 khi các trƣờng thực hiện xét tuyển; số lƣợng tin bài về nội dung này tăng vƣợt trội.

Báo chí phản ánh về tuyển sinh ĐHCĐ, TCCN, đào tạo nghề tập trung vào các vấn đề sau đây:

* Đăng tải những chủ trương, chính sách, thông tin mới nhất của Bộ GD&ĐT về kỳ thi tuyển sinh ĐHCĐ,TCCN, đào tạo nghề

Những điểm mới nhất về kỳ thi tuyển sinh luôn là thông tin đƣợc mong đợi nhất không chỉ đối với các em học sinh tốt nghiệp PTTH mà còn cần thiết đối với các bậc phụ huynh, gia đình và toàn thể xã hội. Do vậy, trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, thời điểm chuẩn bị làm hồ sơ đăng ký dự thi, các báo đều đồng loạt đƣa tin những chủ trƣơng, chính sách mới nhất của bộ GD&ĐT về kỳ thi nhằm thỏa mãn nhu cầu của độc giả.

Báo Tiền Phong số ra ngày 23/1/2013 có bài "Những điểm mới của kỳ thi tuyển sinh 2013" và báo Thanh niên số ra ngày 21/1/2013 "Điểm mới trong tuyển sinh" tổng hợp những thay đổi cơ bản nhất của kỳ tuyển sinh theo chủ trƣơng của bộ GD&ĐT. Các thay đổi đƣợc đăng tải rất rõ ràng và chi tiết, tiện cho bạn đọc theo dõi.

"Một trong những điểm mới nhất của kỳ thi tuyển sinh năm 2013 là ngành GD&ĐT bổ sung Ban chấm thi Thanh tra trực thuộc Hội đồng tuyển sinh trường. Ban này có nhiệm vụ tổ chức chấm ít nhất 10% số bài của mỗi môn thi tự luận.

Điểm mới tiếp theo là bổ sung đối tượng dự thi tuyển sinh liên thông, là những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng, chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi có nguyện vọng liên thông lên trình độ CĐ hoặc ĐH.

Năm nay, 10 trường khối văn hóa nghệ thuật được thi tuyển sinh riêng..."

Ngoài thông tin tổng hợp, các báo còn phản ánh, khai thác và phân tích ƣu nhƣợc điểm của từng chính sách mới: "Nhiều trường chưa sẵn sàng tự

chủ" (TP. 4/12/2012), “Năm 2013: Khối Văn hóa - nghệ thuật tuyển sinh riêng” (TP. 10/1/2013), "Đưa đổi mới của kỳ tuyển sinh 2013 vào quy chế"

(TP. 27/2/2013), "Năm 2013 tiếp tục phạt vi phạm về chỉ tiêu tuyển sinh?" (TP. 28/2/2013), "Chủ trương tuyển sinh: Vừa làm vừa nghĩ" (TP.22/2/2013),

"Khuyến khích các trường tuyển sinh riêng" (TP. 23/2/2013)... Các bài báo có tính phản biện không chỉ cung cấp cho độc giả cái nhìn đa chiều mà còn góp phần gợi mở các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn chính sách đã ban hành.

* Thông tin dự báo chỉ tiêu tuyển sinh, các cơ sở đào tạo, các ngành đào tạo mới

Số lƣợng tin phản ánh về chỉ tiêu tuyển sinh, cơ sở đào tạo, các ngành đào tạo mới đƣợc đăng tải thƣờng xuyên trên 2 tờ báo, là cứ liệu quan trọng cho học sinh, phụ huynh có thêm căn cứ trƣớc khi đặt bút làm hồ sơ dự tuyển.

Báo Tiền Phong từ những tháng cuối năm 2012 đã có bài về chỉ tiêu dự kiến của các trƣờng: "Kiến nghị giảm chỉ tiêu các trường công lập (21/2), "Nhiều trường dự kiến thêm ngành, tăng chỉ tiêu" (25/12), “nhiều trường không giảm chỉ tiêu ngành kinh tế, sư phạm” (1/1/2013), “Tuyển sinh năm 2013 sẽ khó hơn” (28/2/2013)... Trên báo Tiền Phong cũng xuất hiện nhiều bảng tổng hợp, thống kê giới thiệu các trƣờng, học viện với chỉ tiêu tuyển sinh từng ngành đƣợc đăng tải trên trang phụ giúp bạn đọc có thể cập nhật thông tin thƣờng xuyên hơn.

Báo Thanh Niên đăng tải thƣờng xuyên nội dung trên với các dạng tổng hợp. Gần nhƣ ngày nào trong các tháng 1,2,3 báo đều đăng tải các bảng thống kê chỉ tiêu tuyển sinh của các trƣờng. Ví dụ, tháng 1 có rất nhiều tin về chỉ tiêu tuyển, ngành tuyển nhƣ: "Trường ĐH Giao thông vận tải cơ sở 2 tuyển sinh theo ngành" (11/1/2013), "Chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành của trường ĐH Sài Gòn" (10/1/2013), "Nhiều ngành học mới" (15/1/2013), "Chỉ tiêu tuyển sinh 2013" (16/1/2013), "Nhiều ngành được tuyển sinh trở lại"

(18/1/2013), "Chỉ tiêu tuyển sinh mới" (19/1/2013)...

học, trƣờng đƣợc mở thêm hệ đào tạo, những chuyên ngành mới cần tuyển trong kỳ thi tuyển năm 2013... Hầu hết các thông tin đều cập nhật, chính xác và phong phú là nguồn tin thiết thực, sát sƣờn đối với bạn đọc.

* Thông tin về hồ sơ đăng ký dự thi ĐHCĐ, dự báo xu hướng chọn nghề

Từ khoảng giữa tháng 3 hàng năm, các trƣờng đại học trên cả nƣớc bắt đầu thu hồ sơ dự thi của thí sinh. Phản ánh chung về tình hình đăng ký dự thi ĐHCĐ, báo TN và TP cũng có loạt bài về vấn đề này. Báo Tiền Phong tháng 5/2013 có 2 bài: "Giảm hồ sơ dự thi ĐH,CĐ mừng hay lo?" (15/5) và "Thí sinh, các em ở đâu?" (10/5), báo TP có bài "Học sinh ngày càng thận trọng khi chọn trường" (6/5/2013). Qua phản ánh của báo TP đƣợc biết: "Theo thống kê mới đây của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, bộ GD&ĐT, tổng số hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng từ các địa phương năm 2013 là hơn 1,7 triệu. Hồ sơ dự thi ĐH chiếm 79% và hồ sơ dự thi CĐ chiếm 21%. So với năm 2012, năm nay số lượng hồ sơ giảm gần 100.000 bộ."

Cũng theoghi nhận của phóng viên báo TN: năm nay hồ sơ dự thi vào ngành tài chính ngân hàng giảm mạnh, số lƣợng thí sinh dự thi khối C ít và thí sinh có khuynh hƣớng chọn lựa đại học vùng nhiều hơn.

Qua phân tích hồ sơ dự thi, báo Tiền Phong có nhiều bài phân tích xu hƣớng chọn lựa nghề nghiệp của thí sinh nhƣ: "Tài chính ngân hàng không còn là ngành nóng" (11/4/2013), "ngành y dược lên ngôi" (12/4/2013), "Sư phạm y dược hút hồ sơ" (23/4/2013)... Tƣơng tự nhƣ TP, báo TN cũng có các bài phản ánh với nội dung tƣơng tự: "Kinh tế giảm, sư phạm tăng" (8/5/2013), "Kinh tế vẫn là ngành đăng ký dự thi nhiều nhất" (13/5/2013), "Tăng hồ sơ ngành kỹ thuật, công nghệ" (16/5/2013), "Thí sinh lơ là các ngành xã hội - nhân văn" (16/5/2013)...

Trong thời điểm trƣớc và sau khi nộp hồ sơ tuyển sinh - đƣợc xem là giai đoạn "nƣớc rút", hết sức nhạy cảm đối với các em học sinh, thì nguồn thông tin về chỉ tiêu, ngành học mà các báo cung cấp có vai trò rất quan trọng. Căn cứ vào số lƣợng chỉ tiêu các trƣờng, so sánh tƣơng quan giúp cho cả phụ huynh và học sinh có đánh giá toàn diện hơn về trƣờng, về ngành mà mình

lựa chọn cũng nhƣ việc lƣợng sức để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới gần. Đồng thời, đây cũng là số liệu tham khảo cho học sinh phổ thông và phụ huynh của các em có thể theo dõi nhằm điều chỉnh thái độ, mục tiêu chọn ngành, nghề. Đối với các trƣờng phổ thông, các số liệu tổng hợp có thể dùng tham khảo cho chƣơng trình tƣ vấn hƣớng nghề những năm tiếp theo, hoặc căn cứ vào đó, giáo viên xác định các biện pháp hƣớng nghiệp phù hợp cho từng đối tƣợng học sinh cụ thể.

* Thông tin về chấm thi, điểm chuẩn, công tác xét tuyển ĐHCĐ

Kỳ thi ĐHCĐ, TCCN thƣờng đƣợc tổ chức hàng năm vào đầu tuần tháng 7, do vậy, trong phạm vi khảo sát với thời gian 1 năm từ 6/2012 - 6/2013, luận văn chủ yếu khảo sát thông tin về công tác chấm thi, điểm chuẩn, xét tuyển của kỳ thi tuyển năm 2012.

Thông tin về chấm thi, điểm chuẩn, xét tuyển thƣờng kéo dài từ tháng 7 đến trung tuần tháng 12 hàng năm. Là chủ đề đƣợc thông tin nhiều nhất trong nội dung thông tin về tuyển sinh. Với khoảng 60 bài viết trên cả 2 tờ, báo TN và TP đã làm rất tốt vai trò thông tin của mình, trở thành ngƣời đồng hành của thí sinh và phụ huynh trong suốt quá trình từ lựa chọn nghề, thi tuyển, xét tuyển.

Từ ngày 18/7 - 5/8, ngay sau khi công tác thi tuyển kết thúc, các báo đã nhanh chóng phản ánh tin tức về công tác chấm thi, dự báo điểm chuẩn, công bố điểm thi của các trƣờng. Báo TP liên tục thông tin: "Chấm thi ĐH,CĐ 2012: Nhiều điểm 10 môn toán" (18/7), "Dự báo điểm chuẩn cao hơn năm trước (20/7/2012), "Điểm chuẩn dự kiến cao hơn năm trước ít nhất 0,5 điểm" (21/7/2012), "Những thủ khoa đầu tiên" (21/7/2012), "Trường tốp trên điểm chuẩn sẽ cao" (24/7/2012), "Trường địa phương điểm chuẩn sẽ bằng sàn" (26/7/2012)... Các nguồn tin xuất hiện thƣờng xuyên, dày đặc trên tất cả các chuyên trang, chuyên mục về giáo dục. Có thể khẳng định, nguồn tin cập nhật trên các báo đã đáp ứng mong đợi của học sinh và phụ huynh đặc biệt là trong thời gian hồi hộp chờ theo dõi kết quả.

Phản ánh của các báo về xét tuyển nguyện vọng bổ sung cũng cập nhật theo ngày trên các báo. Ngoài việc thông tin đƣợc đăng tải dƣới hình thức tổng hợp, các báo còn có nhiều bài tƣ vấn cho các em học sinh trƣợt NV1 tiếp tục lựa chọn đăng ký xét tuyển NV2, 3. Các bài báo có nội dung tƣ vấn nhƣ:

"Chọn ngành nào, trường nào dễ đậu?" "Điểm thi bằng điểm sàn, nên chọn trường nào?"... đã phần nào định hƣớng giúp học sinh đến gần nhất với cổng trƣờng đại học.

Các báo cũng thƣờng xuyên đăng tải những chủ trƣơng mới nhất về xét tuyển của bộ GD&ĐT nhƣ chủ trƣơng hạ điểm sàn, chủ trƣơng bỏ một số ngành không tuyển đƣợc thí sinh.... Bên cạnh đó, báo cũng có nhiều bài phân tích, đánh giá chung về công tác xét tuyển của ngành giáo dục trong đó nhấn mạnh vào việc cạn nguồn tuyển của các trƣờng, hiện trạng nhiều trƣờng không tuyển đƣợc thí sinh: "Thí sinh các em ở đâu?", Đại học top dưới tuyển không ra sinh viên", "Nhiều trường tiếp tục gọi thêm sinh viên." "Vô vọng chờ thí sinh..." Mặt khác, các báo cũng trích đăng nhiều ý kiến chuyên gia phản biện về những hạn chế trong công tác tuyển sinh của Bộ GD&ĐT nhƣ: "Cuộc đua không cân sức" (TP. 2/10/2012), "Rối không thể gỡ..." (TP, 3/10/2012)... Các ý kiến đều cho rằng, công tác tuyển sinh ĐHCĐ, TCCN cần có những thay đổi nhằm hợp lý hóa các khâu và phù hợp với nhu cầu thực tế cụ thể: "Bộ cần có phương án tuyển sinh riêng cho các trường ĐH, CĐ NCL và CL cũng như các trường ĐH,CĐ thuộc top trên và top dưới chứ không nên để các trường đua nhau như hiện nay. Bộ có thể giới hạn thời gian xét tuyển ở các trường CL thuộc top trên hoặc có những quy định riêng về mức điểm xét tuyển bổ sung ở các trường này thì mới mong rằng các trường NCL, các trường ĐH địa phương tuyển đủ được chỉ tiêu."

Có thể khẳng định, các tờ báo đã bám sát hoạt động xét tuyển của từng trƣờng đại học từ trung ƣơng đến địa phƣơng, phản ánh chi tiết, cụ thể nhằm cung cấp thông tin đến cho học sinh. Mỗi nguồn tin trên báo mở ra một cánh cửa cơ hội cho thí sinh, giúp các em lựa chọn, định hƣớng đƣợc con đƣờng của mình đúng đắn và chính xác.

* Thông tin về khó khăn của các trường TCCN, cơ sở nghề trong hoạt động tuyển sinh và đào tạo

Đào tạo nghề là trọng tâm của công tác hƣớng nghiệp cho thanh niên. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung Ƣơng khóa X về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng về công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc đã nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ chủ chốt là: "Xây dựng chiến lược truyền thông quốc gia về định hướng nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên. Bảo đảm cơ cấu hợp lý trong đào tạo công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học..."

Mặc dù vậy, đào tạo TCCN, đào tạo nghề đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn do tâm lý xã hội và nhu cầu xã hội. Phản ánh về thực trạng công tác đào tạo nghề hiện nay, các báo có nhiều bài: "Dạy nghề chất lượng thấp, thất nghiệp nhiều" (TP. 12/3/2013), "Trường nghề thiếu học viên" (TN. 10/4/2013), "Trường nghề đắp chiếu" (TN. 29/4/2013), "Trường trung cấp khốn đốn vì trường đại học" (TN.7/9/2013)...

Nhằm định hƣớng cho học sinh về việc học nghề, báo TP đăng 2 kỳ liên tiếp: "Học nghề đường vào đời cho những thí sinh trượt đại học."

(18/10/2012). "Bài 1: Trường nghề luôn rộng cửa", tác giả Quang Phƣơng nhận định: "Không trúng tuyển ĐH, CĐ chính quy không phải là con đường học vấn đã hết. Các bạn có thể học nghề, học TC chuyên nghiệp… vẫn có thể tạo dựng cho mình một ngành nghề vững chắc để vào đời." Minh chứng cho nhận định trên là các con số:"Hiện cả nước có gần 140 trường CĐ nghề, hơn 300 trường TC nghề tuyển sinh và đào tạo nghề chính quy trình độ TC và CĐ với tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy hằng năm là hơn 100.000. Đó là chưa kể cơ hội học nghề ngắn hạn ở hơn 2.000 cơ sở dạy nghề cả nước với hơn 400 nghề. Nét chung của hệ này là giảm lý thuyết, tăng thực hành. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo nghề phân bố trên cả nước."

Một vài năm trở lại đây, một số trƣờng nghề đã có những bƣớc đi “mang tính đột phá” làliên kết đào tạo nghề với các trƣờng nghề ở nƣớc ngoài để đào

chất hiện đại, cải tiến giáo trình, mời giáo viên nƣớc ngoài vào giảng dạy, đƣa giáo viên đi tu nghiệp ở nƣớc ngoài, thậm chí tuyển học viên, HSSV học nghề tiếp tục du học nghề... Trong bối cảnh ảm đạm của công tác đào tạo nghề, thì việc thông tin về các chính sách ƣu đãi có ý nghĩa rất lớn trong việc định hƣớng và giúp trƣờng nghề thu hút thêm nhiều hơn nữa học sinh.

Một phần của tài liệu Vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)