Báo Thanh niên

Một phần của tài liệu Vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (Trang 41)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2. Báo Thanh niên

Báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phát hành số đầu tiên vào ngày 3 tháng 01 năm 1986 với tên gọi Tuần tin Thanh Niên trực thuộc Hội liên hiệp Thanh Niên Việt Nam. Tổng biên tập đầu tiên của tờ báo là ông Huỳnh Tấn Mẫn, ngƣời từng là Chủ tịch Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn trong thời kỳ chiến tranh.

Ban đầu khi thành lập tờ báo chỉ có khoảng 10 cán bộ phóng viên. Đến nay, Thanh niên đã là tờ báo có số lƣợng phát hành lớn nhất Việt Nam với 300.000 bản một ngày (có thời điểm phát hành hơn 400.000 bản). Lực lƣợng cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên gần 400 ngƣời, có cơ ngơi làm việc khang trang tại Hà Nội, TP. HCM và văn phòng đại diện ở các khu vực với trang thiết bị hiện đại; có văn phòng thƣờng trú tại Thái Lan, Singapore. Doanh thu của báo bao gồm doanh thu phát hành và quảng cáo đạt kết quả tốt

với tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc từ 8% đến 30% đạt mức gần 600 tỉ đồng/năm trong các hoạt động và phong trào thanh thiếu niên cả nƣớc.

Với tinh thần, thái độ ủng hộ cái mới, cái tích cực và góp phần đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực bởi nhiều tin tức nhanh nhạy, khách quan, chính xác, báo Thanh niên đã góp dòng chảy của mình vào sự nghiệp chung của báo chí cách mạng Việt Nam, góp phần cùng các cơ quan chức năng trong việc làm lành mạnh hoá xã hội, điều chỉnh các chính sách phù hợp với nguyện vọng của ngƣời dân và của các tầng lớp thanh niên; góp phần quan trọng tiếng nói của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cơ quan của Đoàn thanh niên Cộng sản HCM, bám sát thực tiễn xã hội, nhất là nhu cầu thông tin, đƣợc trao đổi của tuổi trẻ, của nhân dân, phản ánh khách quan, chân thực, toàn diện sức sống và sự vƣơn lên mạnh mẽ của đất nƣớc theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Tuyên giáo TƢ là “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu, lấy cái tích cực, đẩy lùi cái tiêu cực”...

Hiện nay Thanh niên đã có hệ thống ấn phẩm truyền thông mạnh bao gồm: Thanh Niên (nhật báo - tiếng Việt), Thanh Niên Tuần San (tạp chí), Thanh Niên Thể thao & Giải trí (nhật báo).Thanh Niên Online tiếng Việt (http://www.thanhnien.com.vn) Thanh Niên Online tiếng Anh (http://www.thanhniennews.com) Thanh Niên Weekly (tuần báo). Trong đó nhật báo có số lƣợng phát hành lớn nhất cả nƣớc.

2.2. Khảo sát nội dung thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in

Thông qua khảo sát số lƣợng tin bài về GDHN đăng tải trên 2 tờ báo Thanh niên và Tiền Phong, tác giả luận văn đã thống kê đƣợc tổng số 634 tin, bài về GDHN, trong đó Báo Tiền Phong là 184 tin, bài và báo Thanh Niên là 450 tin bài. Các bài báo về GDHN đƣợc đăng tải thƣờng xuyên trong tất cả các tháng của năm từ tháng 6/2012 đến 6/2013 nhƣng tập trung vào các thời điểm tháng 3,4,5 và tháng 7,8,9; do đây là thời điểm các em học sinh bƣớc vào giai đoạn làm hồ sơ thi ĐHCĐ và các trƣờng thực hiện công tác xét tuyển ĐHCĐ, TCCN.

Thông quan thống kê, có thể thấy số lƣợng tin bài về GDHN đƣợc đăng tải trên báo Thanh niên vƣợt trội hơn hẳn so với báo Tiền Phong (gấp 1,5 lần). Mặc dù đều là 2 tờ báo giành cho đối tƣợng thanh niên, tuy nhiên có thể thấy trong thời gian gần đây, báo Thanh niên đã chú trọng đến công tác truyền thông về GDHN, đầu tƣ xây dựng nội dung chuyên trang, chuyên mục về đề tài này một cách có hệ thống.

Bảng 2.1. Bảng so sánh số lượng tin bài GDHN trên báo Tiền Phong và Thanh Niên từ 6/2012 - 6/2013

Đơn vị: tin,bài

Tháng

Năm Báo Tiền Phong Báo Thanh Niên

6/2012 8 22 7/2012 27 46 8/2012 15 58 9/2012 14 28 10/2012 15 26 11/2012 10 24 12/2012 8 23 1/2013 14 57 2/2013 8 17 3/2013 20 38 4/2013 19 49 5/2013 16 46 6/2013 10 16

Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện chênh lệch số lượng tin, bài trên báo Tiền Phong và Thanh Niên thời gian tháng 6/2012 đến 6/2013

0 10 20 30 40 50 60 70 06/201 2 07/201 2 08/201 2 09/201 2 10/201 2 11/201 2 12/201 2 01/201 3 02/201 3 03/201 3 04/201 3 05/201 3 06/201 3

Báo Tiền Phong Báo Thanh Niên

Bảng 4. Cơ cấu nội dung thông tin về GDHN trên báo Thanh Niên và Tiền Phong từ tháng 6/2012 - 6/2013

Bảng 2.2. Cơ cấu nội dung thông tin về GDHN trên báo Thanh Niên và Tiền Phong từ tháng 6/2012 - 6/2013 STT Tháng/Năm Nội dung Số lượng (tin, bài) Tỉ lệ (%) 1

Thông tin về đƣờng lối chính sách, chủ trƣơng mới của Đảng, Nhà nƣớc, Bộ Giáo dục & Đào tạo về vấn đề GDHN

34 5,4

2 Thông tin phản ánh vấn đề chung của GDHN 19 3,0

3 Thông tin về nhu cầu nhân lực trong xã hội và cơ cấu

ngành nghề 61 9,7

4 Thông tin tuyển sinh ĐHCĐ, TCCN, đào tạo nghề 386 61,5 5 Thông tin giới thiệu nghề mới, địa chỉ đào tạo 37 5,9 6 Phân tích, tƣ vấn lựa chọn ngành, nghề của chuyên gia 50 8,0

7 Giới thiệu nhân vật điển hình 41 6,5

Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu nội dung thông tin về GDHN trên báo Thanh Niên và Tiền Phong tháng 6/2012 - 6/2013

5% 3% 10%

61% 6%

8% 7%

Thông tin về đường lối chính sách, chủ trương mới của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục & Đào tạo về vấn đề GDHN Thông tin phản ánh vấn đề chung của GDHN

Thông tin về nhu cầu nhân lực trong xã hội và cơ cấu ngành nghề Thông tin tuyển sinh ĐHCĐ, TCCN, đào tạo nghề

Thông tin giới thiệu nghề mới, địa chỉ đào tạo Phân tích, tư vấn lựa chọn ngành, nghề của chuyên gia Giới thiệu nhân vật điển hình

2.2.1. Thông tin về đường lối chính sách, chủ trương mới của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, địa phương về vấn đề GDHN

Xác định " Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng , Nhà nước và của toàn dân , là quốc sách hàng đầu , giữ vai trò một nhân tố quyết định để thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển , được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội." (Đề án đổi mới toàn diện giáo dục) Đảng, Nhà nƣớc ta trong nhiều năm qua đã có nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách nhằm phát triển sự nghiệp GD&ĐT nói chung và GDHN nói chung.

Với vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nƣớc, của các tổ chức xã hội; 2 tờ báo Thanh niên và Tiền Phong đã năng động trong việc thông tin về những quyết sách mới của Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ về vấn đề GDHN đến với bạn đọc cả nƣớc, nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin mới nhất, toàn diện nhất. Trong thời gian 1 năm từ 6/2012 - 6/2013, trên 2 tờ báo TN và TP có tổng số 33 tin, bài đề cập về nội dung này. Đây đƣợc cho là nguồn thông tin cơ bản, cần thiết nhất, là cơ sở giúp các cơ quan chức năng,

các địa phƣơng, các tổ chức xã hội, nhà trƣờng và các cá nhân có thể căn cứ vào đó lựa chọn những biện pháp hƣớng nghiệp phù hợp.

- Trong tổng số 33 tin, bài nêu trên, các báo chủ yếu tập trung vào việc thông tin các quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ về vấn đề GDHN. Báo Thanh Niên số ra ngày 16/12/2012 có bài "Thiếu cả thầy lẫn thợ" qua đó phản ánh nhận định của Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng về cơ cấu nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc đối thoại với thanh niên tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 10. Thủ tƣớng khẳng định: "Chúng ta đang thiếu cả thầy lẫn thợ chứ không phải thừa thầy thiếu thợ như nhiều bạn trẻ suy nghĩ, đồng thời cơ cấu đào tạo hiện nay vẫn còn bất cập và chưa hợp lý." Bàn về giải pháp để giải quyết vấn đề trên, Thủ tƣớng nhấn mạnh: "Việt Nam cần nhận thức rằng chất lượng nhân lực luôn gắn chặt với sự phát triển ổn định và vững chắc của kinh tế đất nước. Trong đó, việc "đủ thầy đủ thợ" là yếu tố then chốt. "Đủ thầy đủ thợ" không đơn thuần là số lượng mà còn là chất lượng. Chất lượng ở đây không chỉ là được đào tạo tốt mà cơ cấu "thầy và thợ" còn phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế có tính hệ thống về phân bổ ngành và địa phương."

- Bên cạnh các thông tin chung về quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về GDHN, một nội dung quan trọng khác mà các báo chú ý phản ánh là các quyết sách mới liên quan đến công tác hƣớng nghiệp.

Trong đó chính sách nhằm tăng cƣờng nội dung giảng dạy nghề, hƣớng nghiệp tại bậc phổ thông có các bài nhƣ: "Dạy kinh doanh từ bậc phổ thông" (TN số ra ngày 09/1/2013); "Sẽ đưa môn kinh doanh vào trường phổ thông (TP số ra ngày 10/1/2013). Theo đó các báo khẳng định: "Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ triển khai đại trà nội dung tự chọn nghề kinh doanh từ lớp 11, sau 2015 đây sẽ là môn học tự chọn cho học sinh." Mục tiêu của chƣơng trình này là giáo dục kinh doanh đƣợc giảng dạy nhƣ một môn học tự chọn đối với học sinh THPT, nhằm trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kinh doanh và doanh nghiệp. Với những kiến thức và kỹ năng này, chƣơng trình mong muốn giúp các em định hƣớng nghề nghiệp và tự lập nghiệp.

Các chính sách về đào tạo nguồn lực chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng đƣợc các báo đăng tải kịp thời. Cụ thể là chính sách: "Trường đại học phải giảm ít nhất 20% chỉ tiêu trung cấp (TN, 15/6/2012),"Ưu tiên đầu tư, đào tạo nhân lực chất lượng cao." (TN, 12/8/2012), "Hướng dẫn chuyển đổi ngành đào tạo" (TN, 3/11/2012), "Giải quyết việc làm, giảm bớt tội phạm thanh thiếu niên" (TP,...), "Đào tạo theo nhu cầu xã hội: mô hình CDIO" (TP...)....

Đáng chú ý trong nội dung này là một số chính sách liên quan đến đào tạo ngành nghề trọng điểm. Thanh niên số ra ngày 20/12/2012 có tin "Ngừng mở ngành ngân hàng, kế toán" phản ánh: "Theo tin từ website của Chính phủ, trong cuộc họp về việc thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội chiều 18/12, bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết từ năm 2013 sẽ tạm dừng mở các ngành đào tạo đang thừa đầu ra như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán. Đồng thời Bộ sẽ kiến nghị Thủ tướng không cho phép mở các trường Đại học đào tạo các ngành này." Cũng trên báo Thanh niên số ra ngày 5/6/2012 cũng có bài "Xây dựng chính sách ưu tiên ngành học khó tuyển sinh". Theo đó "Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội giai đoạn 2011- 2015. Yêu cầu bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế tài chính ưu tiên, khuyến khích học sinh, sinh viên theo học những ngành mà xã hội có nhu cầu nhưng khó tuyển để đảm bảo sự cân đối về cơ cấu nhân lực"

Các chính sách nhằm khuyến khích học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội cũng đƣợc Đảng và nhà nƣớc chú trọng xây dựng. Qua phản ánh của các báo có bài: "Điều chỉnh mức lương cho người tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp nghề" (TN, 04/9/2012), Miễn giảm học phí cho học sinh 5 chuyên ngành Y (TN, 21/2/2013), "Dạy nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên" (TN, 14/3/2013), "Học Trung cấp nghề học sinh tốt nghiệp

- Các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về đạo tạo nghề cho lao động nông thôn, cho thanh niên và ngƣời dân tộc thiểu số cũng là một nội dung khác đƣợc các báo thông tin nhiều chiều và đa dạng. Có tổng số 14/33 bài chiếm gần 1/2 số lƣợng các tin, bài có nội dung liên quan đến chủ trƣơng chính sách Đảng, Nhà nƣớc về GDHN. Công tác đào tạo nghề đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm, trong đó xác định các hƣớng mũi nhọn:

"Những ngành nghề trọng điểm tại trường cao đẳng, trung cấp nghề" (TN,26/10/2012), "Đào tạo nghề kỹ thuật chất lượng cao" (TN,18/12/2012) "Đổi mới dạy nghề theo hướng chuẩn hóa (TN 25/4/2013), Đào tạo nghề cho thanh niên và người dân tộc thiểu số (TN, 16/5/2013) ...

- Các báo cũng đăng tải các chủ trƣơng của Nhà nƣớc trong việc hợp tác đào tạo với các nƣớc khác những ngành nghề chất lƣợng cao nhƣ: " Việt Nam hợp tác với nước ngoài trong đào tạo nghề" (TN, 11/10/2012), Hungary hỗ trợ đào tạo nhân lực về năng lượng điện tử" (TN, 12/1/2013), "Đào tạo 26 nghề trọng điểm cấp quốc tế" (TN,13/6/2013), Tốt nghiệp Trung cấp: "Có thể học chuyển tiếp ở nước ngoài" (TN, 6/6/2013). Nội dung chung mà các tin bài tập trung phản ánh là thực trạng chất lƣợng lao động của nƣớc ta còn hạn chế dẫn tới năng suất lao động thấp, do đó để hội nhập, nguồn nhân lực Việt Nam cần phải đạt chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trƣờng lao động khu vực và thế giới. Do đó Việt Nam cần phải tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc trong khu vực và các nƣớc phát triển trên thế giới nhằm nâng cao chất lƣợng ngƣời lao động.

Có thể khẳng định hƣớng nghiệp trong hệ thống giáo dục từ lâu và rất sớm đã là một trong những quan tâm và ƣu tiên hàng đầu trong hệ thống các chính sách và công cụ quản lý giáo dục mang tính chiến lƣợc mà Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã vạch ra. Nhiều chủ trƣơng, chính sách quan trọng đã đƣa hƣớng nghiệp vào vị trí trung tâm của các giải pháp mang tính chiến lƣợc, giải quyết không những các vấn đề về đảm chất lƣợng giáo dục mà còn hậu thuẫn xử lý mối quan hệ cung cầu trên thị trƣờng đào tạo, tạo sự tƣơng tác

giữa các hệ thống giáo dục - đào tạo - việc làm, thúc đẩy các quy hoạch và chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội.

Với vai trò là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nƣớc, báo chí nói chung đã làm tốt nhiệm vụ thông tin nhanh nhạy, kịp thời, đa chiều đƣa những chủ trƣơng chính sách đến gần hơn với đời sống nhân dân. Đối với nội dung thông tin chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về vấn đề hƣớng nghiệp, báo chí đƣa tin phong phú, đa dạng, cập nhật trên tất cả các lĩnh vực. Nhiệm vụ hƣớng nghiệp vì thế đƣợc thực hiện đúng với đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc, sát thực với nhu cầu thực tế của từng địa phƣơng; phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu, nguyện vọng của từng cá nhân trong xã hội.

Một phần của tài liệu Vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (Trang 41)