7. Kết cấu luận văn
3.3.1. Bám sát đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; nhiệm vụ phát triển
phát triển kinh tế - xã hội đất nước để xây dựng kế hoạch tuyên truyền GDHN hiệu quả
Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 5 (khóa X) Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới - đã chỉ rõ: “Báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới..."
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. đặt mục tiêu chung tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lƣợng, hiệu quả GD-ĐT trong đó nhấn mạnh "Đổi mới công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục.."
Đối với hoạt động thông tin GDHN, báo chí phải hoàn thành chức năng tƣ tƣởng của mình, báo chí phải là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nƣớc; trong đó, nhiệm vụ căn bản nhất là tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách về
GDHN của Đảng, Nhà nƣớc tới quần chúng nhân dân; cụ thể hóa các đƣờng lối đó bằng các thông tin chính xác, chân thực, dễ hiểu, gần gũi qua đó giúp ngƣời dân nắm đƣợc, hiểu đƣợc, và thực hành theo đƣờng lối đúng đắn mà Đảng và Nhà nƣớc đã vạch ra.
Khẳng định tầm quan trọng của hoạt động GDHN đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc theo quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc; hệ thống các cơ quan truyền thông nói chung và báo in nói riêng cần bám sát thực tiễn từ đó xây dựng chiến lƣợc truyền thông cụ thể theo từng giai đoạn. Trong quá trình thông tin, các cơ quan báo in cần phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan nhƣ Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH... để có những thông tin mới nhất, cập nhật những chủ trƣơng, chính sách cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực để có những bài viết định hƣớng nhanh chóng, chính xác và sâu sắc nhất.
Bên cạnh đó, nhằm đƣa các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đi vào công chúng một cách hiệu quả nhất, các cơ quan báo in cần phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, thu hút các nguồn lực tham gia xây dựng, hoạch định các biện pháp hƣớng nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế từ đó nhằm tăng hiệu quả tuyên truyền của cơ quan báo chí về vấn đề này.
Các cơ quan báo in từ trung ƣơng đến địa phƣơng nên phối hợp để có kế hoạch tuyên truyền vấn đề hƣớng nghiệp đồng bộ hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu thông in cho công chúng. Hệ thống báo chí địa phƣơng với ƣu thế gần gũi, sát thực với công chúng tại vùng miền, nên việc thông tin về vấn đề hƣớng nghiệp trên báo in địa phƣơng có thể mang lại hiệu quả cao hơn nhất là việc phân tích, dự báo thông tin về nguồn nhân lực, cơ cấu ngành nghề tại địa phƣơng.
Các cơ quan báo chí cũng cần nhận thức đƣợc sự cấp thiết của việc xây dựng chiến lƣợc truyền thông mạnh mẽ nhằm tạo hiệu ứng về một cuộc đổi mới trong lĩnh vực hƣớng nghiệp nói riêng và trên phạm vi toàn ngành giáo
dục nói chung. Hiện tại, báo chí về vấn đề giáo dục hƣớng nghiệp còn mang tính rời rạc, truyền thông chỉ dựa vào một bài báo hoặc một chủ đề nhỏ ít gây chú ý và khó làm thay đổi nhận thức của công chúng. Các tờ báo nên tổ chức bài về vấn đề này theo một hệ thống, một quá trình nhằm tạo nên làn sóng dƣ luận về các vấn đề nổi cộm nhƣ: tình trạng thừa thầy, thiếu thợ; tình trạng đua nhau học ngành "hot", tình trạng dƣ thừa lao động trẻ ở nông thôn... Ngoài việc phản ánh hiện trạng vấn đề, cần phân tích nguyên nhân và chỉ ra hậu quả của các vấn đề trên. Chỉ khi tạo đƣợc làn sóng dƣ luận mạnh mẽ, thì các vấn đề của truyền thông mới có thể giải quyết một cách triệt để và hiệu quả.
3.3.2. Tuyên truyền nhằm mục đích xây dựng tâm lý lành mạnh trong xã hội về việc lựa chọn nghề nghiệp
Dƣ luận xã hội đƣợc hiểu là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trƣớc các vấn đề, sự kiện, hiện tƣợng có tính thời sự. Mục đích của định hƣớng dƣ luận xã hội là góp phần điều chỉnh hành vi, hƣớng tới làm thay đổi thái độ, nhận thức và hành động của các nhóm xã hội theo hƣớng có lợi cho một giai cấp nhất định. Báo chí và dƣ luận xã hội có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, ảnh hƣởng chặt chẽ tới nhau. Báo chí là chủ thể khơi nguồn dƣ luận xã hội, có vai trò không thể thay thế trong định hƣớng dƣ luận xã hội, và ngƣợc lại, dƣ luận xã hội là đối tƣợng phản ánh của báo chí, đồng thời là thƣớc đo để đánh giá khả năng và hiệu quả tác động của báo chí đối với xã hội. Trong xã hội hiện đại, phần lớn dƣ luận xã hội đƣợc châm ngòi từ báo chí.
Đối với công tác tuyên truyền về GDHN, báo chí phải xác định và giữ vững lập trƣờng thông tin nhằm mục đích xây dựng tâm lý xã hội đúng đắn, chuẩn mực trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho giới trẻ.
Để định hƣớng đƣợc tâm lý xã hội, các báo in nói riêng và báo chí thông tin về GDHN trong thời gian tới cần tập trung tuyên truyền với các thông điệp cụ thể nhƣ sau:
-Tuyên truyền nhằm định hướng nhận thức của công chúng về giá trị con người trong thời đại mới.
Văn kiện Đại hội đảng lần XI đã khẳng định phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, là khâu đột phá của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020. Để thực hiện đƣợc mục tiêu chuyển hƣớng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực theo chiều rộng sang chiều sâu, coi trọng và gia tăng chất lƣợng của nguồn nhân lực Đảng ta cũng chỉ ra các giải pháp cơ bản, trong đó có việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con ngƣời Việt Nam trong thời đại mới.
Văn kiện Đại hội đảng lần XI cũng đã nêu ra những tiêu chí, những chuẩn mực của con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, những chuẩn mực đó là: “Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính,có khả năng sáng tạo và ứng dụng khoa học - công nghệ vào quá trình lao động sản xuất và quản lý."
Yêu nƣớc là truyền thống quí báu của dân tộc ta từ ngàn xƣa và đã đƣợc phát huy cao độ trong thời đại Hồ Chí Minh. Hiện nay, truyền thống yêu nƣớc của dân tộc càng phải đƣợc giữ gìn, phát huy và bổ sung thêm những nội dung mới. Đó là không cam chịu đói nghèo, là phải xây dựng đất nƣớc phồn vinh, để “sánh vai với các cƣờng quốc năm châu” và phải có tinh thần quốc tế chân chính. Trong thời đại hiện nay, hoạt động lao động sản xuất nếu không đƣợc đào tạo mà chỉ bằng kinh nghiệm, bằng vốn sống thì năng suất lao động sẽ hạn chế, kém hiệu quả.
Vì vậy, con ngƣời Việt Nam trong thời đại mới phải nêu cao tinh thần trách nhiệm công dân để không ngừng học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, nhất là phải có khả năng làm chủ khoa học - công nghệ, vận dụng đúng đắn, thành thạo các kỹ thuật, công nghệ mới hiện đại, các tri thức khoa học để lao động sản xuất giỏi. Hơn nữa, để đáp
ứng những yêu cầu ngày càng cao, với cƣờng độ lao động lớn, đòi hỏi mỗi ngƣời phải có ý thức rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực đủ sức lao động trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt.
-Tuyên truyền nhằm giáo dục thế hệ trẻ đi vào lao động sản xuất, lao động sáng tạo, lao động cống hiến
Lao động đƣợc hiểu là sự vận dụng khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của bản thân để cải tiến kĩ thuật, thay đổi phƣơng pháp làm việc để thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy các lĩnh vực của xã hội ngày càng phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng của con ngƣời. Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng từng khẳng định: “Lao động là vẻ vang và cần thiết, cần thiết cho bản thân mình để sống, lao động là cần thiết cho dân cho nước, lao động là nghĩa vụ”. Lao động không chỉ nhằm nuôi sống bản thân con ngƣời, nó còn là quá trình hình thành nhân cách, phát huy trí tuệ, tài năng. Lao động vì thế chính là động lực phát triển đất nƣớc.
Có thể khẳng định, nền tảng căn bản của việc chọn nghề là lao động, đặc biệt là tình cảm và thái độ lao động của mỗi ngƣời. Chọn nghề gì và làm nghề gì cũng phải lao động tận tụy và tự nguyện tự giác. Không thể có thái độ tích cực trong việc chọn nghề nếu ngƣời đó không có tình yêu lao động, không chăm chỉ cần mẫn để có thể lao động hết mình, có sự say mê và đầu óc sáng tạo.
Do đó, đối với thanh niên, việc giáo dục hƣớng nghiệp về thực chất là giáo dục thái độ lao động. Đó là một việc đòi hỏi nhiều công phu, trách nhiệm, tỷ mỷ và chu đáo của các nhà giáo dục đối với con ngƣời. Phải giáo dục đạo đức, trau dồi tri thức, huấn luyện về phƣơng pháp và rèn luyện các kỹ năng lao động, để khi bƣớc vào cuộc sống tự lập, con ngƣời phải lao động trung thực, có kỷ luật, có chí tiến thủ, biết quý trọng con ngƣời lao động và sản phẩm lao động làm ra, không gây lãng phí thời gian, của cải, sức lực, làm thiệt hại tới lợi ích chung của xã hội và lợi ích của chính mình. Phải tìm thấy
giá trị và ý nghĩa cuộc sống trong lao động cho mình và cho xã hội. Đó là lao động có ích. Ngƣời có thái độ lao động tốt bao giờ cũng là ngƣời có đạo đức, có lòng tự trọng. Đó là tiền đề, là cơ sở để trong lao động, trong học tập và tham gia bất cứ hoạt động nào, con ngƣời cũng luôn có ý thức vƣơn tới sự tốt đẹp, sự trong sáng đạo đức, biết tôn trọng ngƣời khác, xung quanh mình, biết quý trọng thành quả lao động của ngƣời khác nhƣ quý trọng thành quả của chính mình.
Không có tình yêu đối với lao động, với nghề nghiệp, con ngƣời không thể đạt tới nhu cầu lao động trung thực và sáng tạo, không nảy nở niềm vui trong lao động mà chỉ thấy lao động nhƣ một gánh nặng nhọc nhằn, một công việc nhàm chán và đơn điệu. Trung thực và sáng tạo là phẩm chất hàng đầu của nhân cách, là những giá trị cốt yếu nhƣ những tiêu chí đánh giá quan trọng nhất về đạo đức và nhân cách của mọi ngƣời nói chung và của thanh niên nói riêng.
Đổi mới với cơ chế thị trƣờng và kinh tế thị trƣờng đã giúp cho sự hình thành nhận thức mới về lao động xã hội có ích. Đó là lao động đem lại lợi ích cho mình và cho xã hội; làm bất cứ việc gì mà xã hội có nhu cầu và đúng với khuôn khổ luật pháp cho phép, tạo ra sản phẩm và giá trị, tự lập đƣợc cuộc sống của bản thân và có đóng góp cho xã hội dƣới mọi hình thức... đó là lao động xã hội có ích. Thanh niên cần phải xác định rõ, mọi lao động xã hội có ích đều là vẻ vang, không có bất cứ sự đánh giá thiên lệch và thành kiến nào, trọng nghề này, ngƣời này, khinh nghề khác, ngƣời khác.
Chọn nghề trở thành tiền đề và điều kiện cho việc tiếp tục học nghề, làm nghề, sống với nghề, gắn nghề với nghiệp, nghề phải phát triển, kết tinh trong nghiệp, trở thành sự nghiệp của mỗi ngƣời, biết theo đuổi sự nghiệp suốt đời. Trong nền kinh tế thị trƣờng, mỗi ngƣời cũng phải rèn luyện cho mình kỹ năng và thói quen phản ứng linh hoạt theo diễn biến của thị trƣờng, biết thích nghi, thích ứng với việc di chuyển nghề khi cần thiết. Vì vậy phải
giỏi một nghề, biết nhiều nghề. Song, sự tận tâm với nghề vẫn là phẩm chất không thể thiếu đối với ngƣời lao động có lƣơng tâm, có đạo đức. Thái độ lao động, thái độ nghề nghiệp là thái độ đối với con ngƣời, với cuộc sống, không thể sống hời hợt, nông nổi, vô trách nhiệm với mình và với cộng đồng cho nên không thể lƣời biếng trong lao động và cẩu thả với công việc. Sơ xuất này trong nghề nghiệp nếu mắc phải có thể gây tổn hại và lỗi lầm mà trong nhiều trƣờng hợp là không sao sửa chữa đƣợc.
Trong một môi trƣờng xã hội nhờ có đổi mới mà trở nên cởi mở, dân chủ hơn, con ngƣời có điều kiện mở mang hiểu biết, tiếp cận thông tin đa chiều, học vấn đƣợc nâng cao nên con ngƣời nhìn nhận, đánh giá kết quả lao động và cống hiến xã hội của mình, của ngƣời khác, của tập thể một cách khách quan, công bằng hơn. Con ngƣời hƣớng tới kết quả thực tế nhiều hơn là mù quáng chạy theo những hƣ danh, những giả giá trị. Thanh niên phải đặc biệt nhận rõ điều đó để tự phê phán, tự điều chỉnh mình, sao cho nghĩ thật, làm thật, sống thật chứ không giả dối, không đem cái giả dối ấy mà lừa dối ngƣời khác, lừa dối xã hội, lừa dối cả chính mình.
Trong thời gian qua, báo chí đã liên tục phản ánh thực trạng tâm lý lựa chọn ngành nghề hiện nay của giới trẻ phụ thuộc rất nhiều vào định hƣớng của gia đình, trào lƣu "phải học ĐH", "phải thi vào trƣờng danh giá", tâm lý thích làm "thầy" hơn làm "thợ"... Tuy vậy, tình trạng không có việc làm của một bộ phận không nhỏ sinh viên tốt nghiệp các trƣờng đại học có "danh giá" trong suy nghĩ của tuổi trẻ học đƣờng hiện nay là một minh chứng cho nhu cầu của thị trƣờng lao động đang vốn rất cần một lƣợng đông đảo những ngƣời thợ có tay nghề giỏi chứ không phải những ngƣời chỉ có bằng cấp cao.
Phải đề cao nhiệm vụ cần thiết của báo chí trong việc tuyên truyền cho công chúng đặc biệt là công chúng trẻ tuổi ý nghĩa của lao động, nhấn mạnh lao động là nghĩa vụ, là cống hiến của mỗi công dân trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nƣớc. Khi bạn trẻ chọn lựa nghề nghiệp cần căn cứ vào năng
lực, sở trƣờng của bản thân. Nếu có năng lực, sở trƣờng tốt, có thể chọn lựa vào học ĐH, nếu không trƣờng nghề cũng là con đƣờng tốt. Tuyên truyền nhằm khẳng định, mỗi ngành nghề, mỗi công việc trong xã hội đều có vị trí, giá trị nhƣ nhau, đều đáng đƣợc trân trọng, bởi tất cả đều phục vụ mục tiêu xây dựng và phát triển đất nƣớc; từ đó nhằm thay đổi nhận thức của gia đình, xã hội và tuổi trẻ về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp.
Báo chí cũng cần làm tốt công tác tôn vinh điển hình sản xuất, ngƣời lao động giỏi; đƣa tin về những hội thi nhƣ “Bàn tay vàng người thợ”, Sáng tạo khoa học", "Sáng tạo kỹ thuật"; phát hiện và nhân rộng nhiều tấm gƣơng điển hình tiên tiến của thanh niên nƣớc ta vào đời, lập thân, lập nghiệp - Đó là tuổi trẻ giàu ý chí và nghị lực, vƣợt qua mọi khó khăn để rèn đức luyện tài, những tấm gƣơng trong học tập, lao động, sản xuất, chiến đấu, thành đạt trên mọi lĩnh vực, mọi vùng, miền.
Tôn vinh giá trị lao động chân chính, đề cao nhằm thúc đẩy niềm hăng