7. Kết cấu luận văn
2.2.5. Thông tin giới thiệu địa chỉ đào tạo, ngành nghề mới
Thông tin giới thiệu địa chỉ đào tạo, ngành nghề mới là nội dung chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số tin bài về GDHN, chỉ có khoảng 37/628 tin chiếm 5,9%. Trong đó, đa phần các tin đăng trên báo Thanh niên và Tiền Phong chủ yếu là các tin giới thiệu cơ sở đào tạo dƣới dạng bài viết giới thiệu về các trƣờng đại học, cao đẳng, TCCN, các trung tâm đào tạo nghề...Ngành nghề mới còn ít đƣợc chú trọng khai thác.
Thông tin về địa chỉ đào tạo tập trung phản ánh các nội dung chủ yếu nhƣ: Thông tin cơ bản về trƣờng, cơ sở vật chất, môi trƣờng đào tạo, đào tạo lý thuyết, đào tạo kỹ năng, liên thông đào tạo, các chính sách ƣu đãi... Điều đặc biệt của các thông tin về địa chỉ đào tạo đăng trên báo TN và TP trong thời gian từ năm 2012 - 2013 là bài báo không đăng tải theo dạng phản ánh số liệu, phóng viên đã căn cứ vào tình hình xã hội, trên cơ sở thế mạnh của nhà trƣờng, phân tích và định hƣớng. Báo Thanh Niên số ra ngày 10/7/2012 có bài: "Rớt đại học, học ở đâu?", tác giả lấy số liệu cụ thể để đặt vấn đề: "Hằng năm chỉ có khoảng 15% thí sinh đậu đại học, vậy 85% các em còn lại học ở đâu?". Từ thực tế đó, bài báo giới thiệu: "Trường CĐ Viễn Đông, TP.HCM là nơi đáp ứng được cả 2 tiêu chí: vừa làm việc sau tốt nghiệp cao, vừa có đủ kiến thức học liên thông ĐH top trên tại TPHCM. Trong 2 khóa tốt nghiệp vừa qua tỷ lệ gần 100% sinh viên ngành công nghệ, CNTT và gần 90% sinh viên khối ngành kinh tế có việc làm là tỷ lệ ấn tượng. Tỷ lệ đậu liên thông cao vào các trường đại học top trên đã tạo kích thích cho những sinh viên thi rớt đại học có cơ hội đạt ước mơ của mình." Cách giới thiệu về cơ sở đào tạo nhƣ trên có thể tăng tính hấp dẫn, thu hút và mang lại hiệu quả cao hơn so với cách làm thƣờng thấy trên các báo khác.
Song song với giới thiệu cơ sở đào tạo, các báo cũng nêu tên các nghề đang mới và cần nhiều nhân lực hiện nay. Giới thiệu về nghề thƣ ký y khoa, báo TN (17/9/2012) viết: "Ngày nay, với tốc độ phát triển chóng mặt của hệ thống các bệnh viện thì nhu cầu nhân lực thư ký y khoa trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, đây là nguồn lực giữ vai trò cầu nối quan trọng giữa bệnh nhân và bác sĩ, giảm thiểu tình trạng quá tải tại các đơn vị khám chữa bệnh."
Tin đăng trên báo TN ngày 07/8/2012 đăng bài "Việt Nam đào tạo bác sĩ dinh dưỡng" thông báo: "Trường Đại học Y Hà nội công bố chương trình đào tạo cử nhân dinh dưỡng tiết chế và khánh thành phòng thực hành dinh dưỡng tiết chế với sự hỗ trợ tài chính của Tập đoàn Ajinomoto Nhật Bản. Dinh dưỡng tiết chế cũng là ngành học mới sẽ tuyển sinh khóa đầu từ năm 2013 - 2014. Chương trình đào tạo có sự tư vấn của các chuyên gia Nhật bản, ÚC."
Báo TP cũng có nhiều bài đăng giới thiệu về nghề nghiệp mới. Trong bài: "Nghề liên quan IT hút bạn trẻ" (31/10/2012) tác giả viết: "Hàng loạt trường đào tạo nghề đang mở những khóa ngắn hạn với những nghề đang hot trong thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin". Trong bài báo có 2 nghề đƣợc đƣa ra là: "An ninh mạng, lập trình di động đắt hàng" và "Nghề thiết kế đồ họa thừa đất thiếu người". Bài báo chú trọng giới thiệu đặc trƣng, đặc điểm, thế mạnh về nghề đồng thời cũng đƣa ra chỉ số chứng minh sự cần thiết của doanh nghiệp trong việc tuyển dụng đội ngũ lao động ngành này: "Số liệu của TT dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM, giai đoạn 2011 - 2015, mỗi năm, thành phố cần từ 8.000 đến 10.000 nhân sự CNTT, trong đó trọng tâm đặt vào ngành hệ thống thông tin - An ninh mạng" ...
Mỗi một nghề nghiệp có những đặc trƣng, đặc điểm, yêu cầu đối với lao động khác nhau đƣợc 2 tờ báo đăng tải khá chi tiết. Những thông tin về thế giới nghề nghiệp đƣợc đăng tải trên báo đa dạng, giúp học sinh có thể sàng lọc, căn cứ vào tình hình cụ thể của bản thân để có thể chọn lựa những ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trƣờng và hoản cảnh riêng.
Thông tin phân tích, tƣ vấn, lựa chọn ngành, nghề của chuyên gia thƣờng đƣợc các báo đăng tải không thƣờng xuyên trong cả năm. Thời điểm dạng bài này xuất hiện nhiều nhất chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm, là khoảng thời gian học sinh bắt đầu làm hồ sơ dự thi đại học, cao đẳng. Dù chiếm phần không lớn trong tổng số lƣợng tin bài về GDHN (chỉ 8,0%) nhƣng đây là nội dung vô cùng quan trọng và hữu ích đối với bạn đọc.
Báo Thanh niên từ ngày 12/1/2013 đã tổ chức khai mạc chƣơng trình tƣ vấn mùa thi lần thứ 14. Tƣ vấn mùa thi là chƣơng trình thƣờng niên do báo Thanh niên phối hợp với các doanh nghiệp và trƣờng học tổ chức với mục tiêu thông tin đầy đủ chính xác, là cầu nối để học sinh tại nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc tiếp cận với nguồn tin hữu ích, giúp các em xác định hƣớng vào đời phù hợp. Chƣơng trình tƣ vấn mùa thi lần thứ 14 kéo dài gần 2 tháng, thực hiện trên 20 tỉnh thành, là chƣơng trình bài bản, có chiều sâu, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, tạo đƣợc thƣơng hiệu, uy tín và luôn là sự chờ đợi của thí sinh trong cả nƣớc. Điểm mới của mùa tƣ vấn thứ 14 là chƣơng trình thực hiện tại các tỉnh vùng sâu vùng xa nơi học sinh ít tiếp cận đƣợc với thông tin GDHN. Bên cạnh đó chƣơng trình chú trọng vào mục tiêu hƣớng nghề hơn là tuyển sinh, trong các buổi tƣ vấn sẽ có phần định hƣớng, dự báo ngành nghề tƣơng lai của chuyên viên sở LĐTBXH, rất hữu ích cho học sinh có thêm cơ hội lựa chọn, quyết định ngành nghề dự thi.
Theo thống kê trên báo Thanh Niên từ giữa tháng 1/2013 đến cuối 4/2013 có 29 bài phản ánh, ghi lại diễn biến của chƣơng trình TVMT lần thứ 14. Qua đó có nhiều ý kiến của chuyên gia giáo dục về vấn đề hƣớng nghề, nghiệp cho học sinh.
Nhấn mạnh vào sự quan trọng của việc chọn đúng ngành nghề, báo Thanh Niên dẫn lời của Ông Phạm Ngọc Thanh - Phó GĐ sở GD&ĐT TP.HCM: "Các em nên chọn đúng ngành nghề yêu thích. Theo các thầy cô tư vấn, cần chọn nghề sau đó đến ngành và trường. Tôi bổ sung thêm là các em nên chọn cả cấp học nữa...Chọn được nghề đam mê thì nếu sức học không giỏi có thể học TC. Khi tìm việc làm, dù trong môi trường cạnh tranh cao, các
em có đam mê nghiên cứu, phát triển tay nghề thì chắc chắn sẽ có việc làm và thu nhập cao." (Điểm mới trong tuyển sinh - TN.21/1/2013).
Lời khuyên chung cho học sinh trƣớc khi làm hồ sơ dự thi, PGS.TS Ngô Kim Khôi, Cục trƣởng cục Khảo thí và kiểm định chất lƣợng, bộ GD&ĐT nói: "Để tránh sai sót và lãng phí, thí sinh cần lưu ý chọn đúng ngành thi phù hợp với năng lực thực tế của bản thân mình: học lực khá giỏi thi ĐH, học lực trung bình khá thi CĐ, yếu hơn học TCCN. Học sinh nên lưu ý, học ĐH không phải con đường duy nhất để lập thân, lập nghiệp..."
Giải đáp thắc mắc của học sinh quanh vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp, chƣơng trình bám sát nhu cầu thực tế để tƣ vấn với những chủ đề tập trung nhƣ: "Cần nhân lực chất lượng cao cho ngành kinh tế", "Tạo khác biệt để thành công", "Giúp học sinh chọn ngành phù hợp", "Học ngành thế mạnh của địa phương", "Ưu tiên học ngành phát triển địa phương", "Nhiều chính sách cho người giỏi"...
Bên cạnh thông tin định hƣớng nghề nghiệp, CTTVMT của báo Thanh Niên còn theo sát học sinh trong kỳ thi tuyển sinh, các chuyên gia phân tích và giải đáp thấu đáo các thắc mắc khác của học sinh về chỉ tiêu, nguyện vọng, đăng ký xét tuyển...
Cùng với hoạt động của CTTVMT trên báo Thanh Niên, Báo Tiền Phong cũng phản ánh nhiều ý kiến chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm tƣ vấn hƣớng nghề cho học sinh với các bài nhƣ: "Chọn ngành nào, trường nào?" "Ngành nào đang cần nhiều nhân lực?", "Đừng sợ phép thử sai.", "Tư vấn chọn trường cho thí sinh tự do"...
Bám sát nhu cầu và biến động của xã hội để tƣ vấn cho học sinh, các phân tích định hƣớng hết sức chu đáo, tận tình của các chuyên gia uy tín đầu ngành đã giúp học sinh có đầy đủ hiểu biết và tự tin để bƣớc vào kỳ thi quyết định cho tƣơng lai của mình.
Qua thống kê, khảo sát số lƣợng bài viết về những gƣơng sáng trên con đƣờng lựa chọn nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng, phản ánh bức tranh cuộc sống sinh động, hấp dẫn. Mỗi gƣơng sáng là một hình ảnh về một con ngƣời mới, với những sáng tạo và cống hiến trong các ngành nghề khác nhau song họ đều chung một lý tƣởng là xây dựng đất nƣớc giàu mạnh.
Báo TN số ngày 1/4/2013 giới thiệu về nhân vật Đinh Tuấn Ân (24 tuổi) quê Quảng Ngãi, Giám đốc chuỗi cửa hàng tàu hũ HAT, ngƣời vừa ra mắt cuốn sách "Giá như tôi biết những điều này... trước khi thi đại học". Đinh Tuấn Ân là một trong những gƣơng ngƣời trẻ giám từ bỏ giữa chừng con đƣờng lấy tấm bằng đại học khi nhận ra ngành học mà mình theo đuổi không đúng với năng lực, đam mê của mình. Trong cuộc phỏng vấn, Tuấn Ân bày tỏ quan điểm về việc học đại học: "Vào đại học chỉ là một trong những con đường đi đến thành công, có thể nó bằng phẳng và phổ biến hơn những con đường khác mà thôi. Một điều quan trọng, các bạn học sinh cần phải phân biệt rõ ràng: Những người thành công rất nổi tiếng như BillGates, Steve Jobe, Larry Ellison...họ chỉ bỏ học đại học chứ không phải bỏ học. Mặc dù họ không học đại học nhưng họ lại học bằng trường đời, tự học từ thực tế, tự nghiên cứu rất "dữ". Ân cũng đƣa ra lời khuyên giành cho các bạn trẻ chuẩn bị chọn ngành nghề tƣơng lai cho mình: " Tôi biết khi chọn ngành nghề, các bạn sẽ chịu chi phối bởi rất nhiều thứ như: sự áp đặt của gia đình, trào lưu bạn bè, ngành này “nóng” ngành kia không… Tuy nhiên, cần phải tự hỏi rằng: Đâu là điều mình đam mê? Hãy thực sự nghiêm túc, dũng cảm trả lời câu hỏi đó."
Mỗi ngƣời trẻ chọn một con đƣờng khác nhau nhƣng tất cả đều theo tiếng gọi của tình yêu, sự đam mê. Nhƣ câu chuyện "Bỏ học tiến sĩ về quê làm mắm" của Đào Thị Hằng (TP. 25/6/2013): "Hoàn thành tấm bằng thạc sĩ ở Australia, tiếp tục nhận được học bổng tiến sĩ, nhưng Đào Thị Hằng quyết định từ bỏ để trở về quê nhà Quảng Trị cùng bà con xây dựng thương hiệu mắm ruốc Thuyền Nan..."
Nói về quyết định trở về nƣớc xây dựng thƣơng hiệu nƣớc mắm Thuyền Nan cho bà con quê hƣơng, Hằng chia sẻ: “Tôi luôn đặt câu hỏi mình sống trong đời để làm gì? Danh hiệu tiến sĩ quan trọng, tiền tài cũng quan trọng, nhưng được giúp đỡ nhiều người với tôi còn quan trọng hơn",
Những gƣơng sáng trên con đƣờng chọn nghề lập nghiệp mang đến cho bạn đọc trẻ một thông điệp chung: Nếu có ƣớc mơ, hoài bão, có đủ ý chí, nghị lực,quyết tâm, hăng say lao động, cống hiến thì nhất định sẽ thành công.
* Nhìn chung, qua khảo sát, thống kê về nội dung thông tin về vấn đề GDHN trên báo in qua báo TN và TP từ 6/2012 - 6/2013 có thể thấy thông tin về vấn đề hƣớng nghiệp rất đa dạng, phong phú, chân thật, phản ánh khách quan thực trạng của hƣớng nghiệp. Số lƣợng và chất lƣợng tin bài về GDHN tăng hơn hẳn so với các năm trƣớc, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Các báo in đặc biệt là TN và TP đã có nhiều nỗ lực từng bƣớc thay đổi nội dung thông tin góp phần nâng cao năng lực nhận thức của công chúng về vấn đề này. Bên cạnh đó, báo chí cũng góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội về vấn đề chọn nghề phù hợp với năng lực, khả năng của bản thân tránh xu hƣớng chọn nghề theo đám đông, theo trào lƣu gây lãng phí trong đào tạo. Báo chí cũng làm thay đổi nhận thức của phụ huynh học sinh, giúp họ có những kinh nghiệm trong việc tƣ vấn nghề cho con em mình một cách khoa học, tránh đƣợc áp lực thi cử.
2.3. Khảo sát hình thức thông tin về vấn đề GDHN trên báo in
Truyền thông là quá trình hai chiều, trong đó yếu tố công chúng báo chí đóng vai trò quan trọng. Nói tới công chúng là nói tới chủ thể tiếp nhận tác phẩm báo chí. Một sản phẩm báo chí không phải chỉ thoả mãn nhu cầu thông tin của một ngƣời mà của nhiều ngƣời tuỳ theo cấp độ thông tin và tính chất xã hội của nó. Để quá trình truyền thông đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn thì nhà báo không thể chỉ cung cấp thông tin mà mình có với cách thức lặp lại nhàm chán, tẻ nhạt. Một tác phẩm báo chí hay bao giờ cũng là bài báo
phẩm báo chí có nhu cầu thoả mãn sự hƣởng thụ cái hay về nội dung tƣ tƣởng và hình thức thể hiện.
Đối với vấn đề thông tin về GDHN, các tờ báo in ngày càng chú trọng hơn trong việc đổi mới và nâng cao phƣơng thức truyền tải thông tin của mình.
2.3.1. Chuyên trang, chuyên mục
Mỗi tờ báo thƣờng tạo nên phong cách riêng biệt, tạo thu hút hấp dẫn độc giả, một phần quyết định quan trọng do yếu tố thiết kế chuyên trang, chuyên mục. Việc xây dựng các chuyên trang, chuyên mục của mỗi tờ báo cũng là thang đánh giá tính chuyên nghiệp của tòa soạn báo đó.
* Thông tin GDHN trên báo Thanh Niên chủ yếu đƣợc đăng tải ở 2 trang cố định: "Thanh niên và giáo dục" (trang 8), "Thanh niên và cuộc sống" (trang 9), số ít khác xuất hiện ở trang tin Kinh tế - xã hội nhƣng không có dung lƣợng lớn, thƣờng chỉ là dạng tin ngắn hoặc tin trong chùm tin vắn.
Trên cơ sở 2 trang chính, báo Thanh Niên đã tổ chức đƣợc nhiều chuyên mục nhằm liên kết các nội dung hƣớng nghiệp theo chủ đề, chủ điểm cho độc giả giúp tiện theo dõi và phân tích.
Các chuyên mục: "Tư vấn mùa thi", "Hộp thư tư vấn tuyển sinh", "Chân dung thủ khoa", "Sáng tạo vì khát vọng Việt"... thƣờng có nhiều bài viết sâu sắc, nhiều thông tin phản ánh và chỉ dẫn về hƣớng nghiệp. Thông tin đăng trên các chuyên mục này tập trung đi sâu vào việc chọn nghề, hƣớng nghề, tƣ vấn việc làm, chọn trƣờng cho học sinh phổ thông. Nội dung thông tin đa chiều, hình thức thể hiện phong phú, phƣơng thức hiện đại nên thu hút đƣợc đông đảo công chúng đặc biệt là giới trẻ.
Chuyên mục "Tƣ vấn mùa thi" phản ánh lại toàn bộ diễn biến chƣơng trình tƣ vấn mùa thi diễn ra trực tuyến do báo TN phối hợp với các đơn vị tài trợ khác thực hiện từ tháng 2/1013. Báo ghi nhận lại các buổi tƣ vấn trực tiếp của chuyên gia tại các trƣờng học ở khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc. Đây là chuyên mục đƣợc bạn đọc quan tâm đến vấn đề hƣớng nghiệp theo dõi nhiều nhất vì nó giải đáp thấu đáo những băn khoăn lo lắng của cả phụ huynh lẫn học sinh trong việc chọn trƣờng chọn nghề.
Nhìn chung, các thông tin trong chuyên mục TVMT của báo Thanh Niên đƣợc nhiều phụ huynh và học sinh mong đợi vì nó giải đáp thấu đáo nhiều băn khoăn về xu hƣớng nghề nghiệp, nhu cầu nhân lực của các ngành