7. Kết cấu luận văn
3.3.4. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hình thức thể hiện của báo in
của báo in về vấn đề thông tin GDHN phù hợp hơn với thị hiếu bạn đọc
Đối tƣợng tiếp nhận nguồn thông tin GDHN trên báo in đa dạng về trình độ, lứa tuổi, giới tính, hoàn cảnh... Trong bối cảnh phát triển ồ ạt của CNTT và truyền thông đa phƣơng tiện, nhu cầu thụ hƣởng thông tin báo chí của các
nhóm công chúng cũng thay đổi. Tuy nhiên, dù khác nhau ở nhiều điểm, bạn đọc của các loại hình báo chí nói chung và báo in nói riêng đều có cùng yêu cầu về một nguồn tin chính xác, cập nhật, đa dạng liên tục. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu của độc giả, các tờ báo in phải nỗ lực đổi mới mình trên cả phƣơng diện nội dung và hình thức thể hiện về vấn đề hƣớng nghiệp.
- Nhóm giải pháp về nội dung gồm có:
+ Sự cần thiết phải tăng cƣờng nhóm bài viết phản ánh những bất cập trong hoạt động hƣớng nghiệp (hiện tại nhóm bài viết này chiếm tỉ lệ rất nhỏ) từ đó tạo dƣ luận bàn bạc rộng rãi, công khai nhằm tìm ra biện pháp hƣớng nghiệp hiệu quả. Đây cũng là một cách nhằm hình thành các diễn đàn đóng góp ý kiến trƣớc các dự thảo chính sách liên quan đến hƣớng nghiệp mới đƣợc ban hành của Đảng, Nhà nƣớc, Bộ GD&ĐT.
+ Báo in cũng cần có những bài viết mang tính chất nghiên cứu, đánh giá sâu sắc về thị trƣờng lao động trong và ngoài nƣớc, dự báo xu hƣớng ngành nghề. Trong đó cần chú ý tới việc đánh giá xu hƣớng phát triển nghề nghiệp trong tƣơng lai vì thị trƣờng lao động hiện nay biến đổi rất nhanh. Có những ngành nghề trong thời điểm này đƣợc coi là ngành "hot" nhƣng sau một thời gian nó lại trở nên "lỗi thời". Muốn có đƣợc những bài báo hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc, ngoài việc phóng viên phải am hiểu, tìm tòi về chủ đề này, ngƣời viết cũng cần đƣợc tạo điều kiện lấy các nguồn tin phục vụ đề tài từ các cơ quan chức năng, các đơn vị quản lý, cũng nhƣ tham vấn ý kiến của các nhà lãnh đạo, chuyên gia thuộc lĩnh vực này, nhằm đảm bảo các dự báo là chính xác và phù hợp với xu hƣớng phát triển.
+ Để thông tin hƣớng nghiệp thực sự hiệu quả và hấp dẫn đối với độc giả cần đổi mới nội dung thông tin sao cho phù hợp với từng đối tƣợng. Thông tin HN không chỉ giành cho học sinh phổ thông, cho sinh viên mà còn giành cho gia đình, nhà trƣờng, xã hội. Do vậy, nguồn tin cũng không chỉ tập trung vào lĩnh vực tuyển sinh, hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông mà còn phải mở
rộng đến nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý đến đối tƣợng là lao động trẻ nông thôn.
+ Thông tin hƣớng nghiệp cần thực hiện theo các chủ đề, chủ điểm, thực hiện liên tục trong thời gian cả năm. Nên tránh tình trạng các báo chỉ tập trung phản ánh công tác tuyển sinh nhƣ một nhiệm vụ, thông tin dàn trải nhƣng không thể hiện đƣợc tính vấn đề, ít mang lại hiệu ứng. Sau đó hết mùa tuyển sinh, thông tin lẻ tẻ, thậm chí vắng mặt hẳn trên các trang về giáo dục.
+ Cần có nhiều tìm tòi, phát hiện vấn đề mới của hƣớng nghiệp, đặc biệt là những bài viết về các nhân vật thành công từ việc lựa chọn nghề nghiệp, từ đó nhằm khuyến khích và khẳng định với giới trẻ: không thể bƣớc chân vào đại học thì con đƣờng tƣơng lai vẫn luôn rộng mở với họ. Qua đó, tạo cho họ tâm lý tự tin, tăng thêm niềm đam mê xây dựng tƣơng lai cho bản thân và xây dựng tổ quốc.
+ Thông tin về vấn đề hƣớng nghiệp trên báo in cũng cần tăng cƣờng tính chỉ dẫn nhiều hơn. Các thông tin về việc làm, các chƣơng trình học bổng của chính phủ và địa phƣơng, tuyển dụng... cần đƣợc đăng tải chi tiết, dễ hiểu, hƣớng dẫn cụ thể để bạn đọc có thể nắm bắt và thực hiện.
+ Cuối cùng, các báo viết về vấn đề hƣớng nghiệp nên tham vấn, lấy ý kiến của nhiều thành phần bạn đọc trong xã hội hơn nữa. Nắm bắt đƣợc đa dạng, chính xác tâm tƣ nguyện vọng của quần chúng, cũng có thể giúp nhà báo xác định đƣợc mục tiêu, lựa chọn đề tài nhằm tuyên truyền HN hợp lý, đáp ứng đúng và đủ điều mà bạn đọc cần mà chƣa thể tìm hiểu.
- Nhóm giải pháp về hình thức:
Do những ƣu điểm và hạn chế về loại hình, trong lĩnh vực thông tin về GDHN báo in cần có những nỗ lực hiện đại hóa về phƣơng thức truyền tin để phù hợp hơn với thị hiếu của bạn đọc. Cụ thể nhƣ sau:
+ Về số lƣợng và thời lƣợng đăng tải. Mặc dù trong thời gian 1 năm, qua khảo sát có thể thấy số lƣợng các bài báo về GDHN tăng lên về lƣợng đáng kể,
tuy nhiên số bài báo có sự đầu tƣ và tạo hiệu ứng dƣ luận chƣa nhiều. Các báo TN, TP nói riêng và báo in nói chung cần tăng cƣờng hơn nữa số lƣợng các bài báo về đề tài này. Tăng thời lƣợng đăng tải trong suốt các tháng cả năm, không nên chỉ tập trung ồ ạt trong thời điểm trƣớc thời điểm thi tuyển sinh rồi sau đó lại không phản ánh hoặc thƣa thớt, lẻ tẻ, không có chủ đích.
+ Xây dựng các trang chuyên, chuyên mục thƣờng xuyên và cố định để công chúng tiện theo dõi. Hiện nay thông tin về mảng đề tài GDHN trên báo Thanh Niên và Tiền Phong thƣờng đƣợc đăng tải chủ yếu trên các chuyên trang về giáo dục, một số khác lẻ tẻ trên trang về Kinh tế xã hội, Tin tức, Thế giới trẻ... Các chuyên mục không liên tục mà thƣờng bị đứt quãng, bị "chèn" các nội dung khác gây khó khăn cho độc giả khi theo dõi. Hạn chế này cũng làm giảm đi tính thời sự, hấp dẫn cũng nhƣ độ "nóng" của vấn đề.
+ Đổi mới về thể loại, ngôn ngữ theo phƣơng thức hiện đại hóa thông tin. Cần tăng cƣờng các thể loại nhƣ phóng sự, phỏng vấn chuyên gia để tăng độ tin cậy của vấn đề. Do đặc điểm ƣu điểm của thể loại, phỏng vấn ngƣời có thẩm quyền trong lĩnh vực GDHN vừa là cách để giải đáp những thắc mắc của công chúng một cách khoa học, dễ hiểu và đáng tin cậy từ đó nhằm làm thay đổi hành vi nhất.
Ngôn ngữ phi văn tự (đồ hình, ảnh, tranh minh họa…) cần đƣợc sử dụng triệt để trong những trƣờng hợp cần thiết, vì bạn đọc trẻ trong đời sống công nghiệp ngày càng ít có thời gian để tiếp cận với những bài báo dài. Những bài viết sử dụng khéo léo kênh phi văn tự nhiều khi có khả năng truyền tải thông tin và tạo cảm xúc cho ngƣời đọc nhanh hơn cả câu chữ. Bên cạnh đó, tít và sapô ngắn gọn, ấn tƣợng, nêu đƣợc thông tin cốt lõi cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong báo chí hiện đại.