Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (Trang 91)

7. Kết cấu luận văn

3.1.2. Những hạn chế, tồn tại

* Về nội dung thông tin

- Thông tin về GDHN thƣờng xuyên lặp lại qua các năm và thiếu tính cân đối:

Qua điều tra, khảo sát nội dung thông tin về vấn đề GDHN trên báo in TN, TP thời gian 1 năm từ 6/2012 - 6/2013, so sánh tƣơng quan với các năm trƣớc đó, tác giả luận văn nhận thấy, hoạt động thông tin về GDHN trên các báo in thƣờng bị lặp lại theo tuần tự thời gian giữa các năm và chủ yếu tập trung nhiều vào lĩnh vực tuyển sinh. Tin về tuyển sinh CĐ,ĐH chiếm tới 61,5% so với các nội dung khác và đƣợc đăng tải dồn dập theo mùa, tập trung nhiều nhất từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Các báo ít chú trọng đến các vấn đề nhƣ: hƣớng nghề cho lao động phổ thông; hƣớng nghiệp cho sinh viên, việc đổi mới và phát triển ngành, nghề mới...

Trong khi đó, nội dung thông tin còn mang nặng tính phản ánh. Chủ yếu là đƣa ra các con số phản ánh thực trạng GDHN, ít thông tin dự báo, phân tích và càng hiếm hơn nữa các bài báo gợi mở hƣớng giải pháp thiết thực cho vấn đề nêu trên. Nguồn thông tin về thị trƣờng lao động, xu hƣớng biến đổi của thị trƣờng lao động còn nhiều hạn chế, đặc biệt là thông tin về dự báo nguồn nhân lực trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, việc thông tin về định hƣớng phát triển kinh tế trên các địa phƣơng và trong cả nƣớc chƣa đƣợc thông tin một cách đầy đủ, chi tiết.

- Giá trị sử dụng của thông tin và tính tƣơng tác với độc giả còn thấp Truyền thông là một quá trình tác động qua lại liên tục giữa hai hay nhiều ngƣời để chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau về cùng vấn đề đƣợc quan tâm, từ đó dẫn đến những thay đổi trong nhận thức và hành vi. Đó là sự tƣơng tác, qua lại hai chiều, tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào truyền thông cũng đạt đƣợc tính hiệu quả này. Thông qua hoạt động báo chí nói chung và qua khảo sát về thông tin HN thì thông tin chủ yếu vẫn mang tính một chiều, áp đặt, giá trị sử dụng nguồn tin không cao, sự tƣơng tác với công chúng còn ít. Tâm tƣ, nguyện vọng của công chúng ít đƣợc phản ánh. Việc mở rộng khả năng tham gia của công chúng vào hoạt động giao tiếp đại chúng

làm cho công chúng không chỉ đơn thuần là đối tƣợng tiếp nhận thông điệp đƣợc truyền tải, mà truyền thông đại chúng phải trở thành diễn đàn thể hiện dƣ luận xã hội về những vấn đề phản ánh các lợi ích, tạo nên mối quân tâm chung của quần chúng nhân dân. Đây chính là điều kiện cơ bản nhằm tạo nên các tƣơng tác xã hội tích cực và ổn định đối với hoạt động truyền thông đại chúng.

- Hiệu quả tác động của thông tin đến các nhóm độc giả không đồng đều Nhu cầu thụ hƣởng các sản phẩm báo chí thƣờng không ngang bằng giữa các khu vực, các đối tƣợng. Các tờ báo có khả năng thông tin tốt hầu hết chỉ đƣợc phát hành chủ yếu tại các thành phố lớn nơi có mức thụ hƣởng báo chí cao. Độc giả tại đây có thể luôn trong tình trạng "thừa" thông tin. Trong khi đó, khu vực nông thôn, miền núi ít đƣợc tiếp cận nguồn tin HN. Đặc biệt với báo in, hiện tƣợng nhóm độc giả ở nông thôn và vùng núi "đói" thông tin thƣờng xuyên xảy ra. Hầu hết các thông tin về hƣớng nghiệp vì thế mới chỉ gây hiệu quả đến một bộ phận bạn đọc sống tại các thành phố lớn, vùng đồng bằng và số rất ít gia đình nông thôn có điều kiện.

- Mục tiêu của thông điệp chƣa cụ thể cho từng nhóm đối tƣợng do đó chƣa tạo nên tâm lý lành mạnh trong xã hội về lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực cá nhân. Truyền thông là quá trình có chủ đích, muốn thay đổi hành vi của công chúng thì thông điệp đƣa ra phải cụ thể, chính xác đến từng đối tƣợng bạn đọc khác nhau. Hầu hết các báo khi thực hiện công tác hƣớng nghiệp mới chỉ dừng ở mức độ phản ánh, tuyên truyền chung chung mà chƣa có quá trình nghiên cứu kết quả truyền thông, nghiên cứu nhóm công chúng để từ đó có chiến lƣợc thông tin sao cho hiệu quả đến các nhóm bạn đọc cụ thể.

* Hình thức thể hiện tác phẩm

Có thể dễ dàng nhận ra các tít và ngôn ngữ bài báo lặp lại giống nhau theo các tháng của năm, do tính thƣờng niên của sự kiện hoặc do mức độ quan trọng của sự kiện. Ví dụ nhƣ phản ánh về kỳ thi tuyển sinh hàng năm, các báo chủ yếu tập trung vào các đề tài nhƣ: Chủ trƣơng mới của đảng, Nhà nƣớc, chỉ tiêu, ngành học mới... Cách đƣa thông tin dàn trải gây cảm giác nhàm chán, nặng nề

Phƣơng thức tổ chức cũ vẫn còn sử dụng nhiều trên báo. Thông tin một chiều, sự tƣơng tác thấp, chƣa chú ý nhiều đến ý kiến, sự phản hồi từ phía công chúng. Nhiều bài nội dung còn dàn trải, theo kiểu báo cáo, không tạo đƣợc điểm nhấn thu hút, hấp dẫn độc giả. Việc sử dụng ngôn ngữ phi văn tự nhƣ: biểu đồ, đồ thị... còn hạn chế. Có những bài dài kín chữ mà không để sapô, tít xen gây mệt mỏi cho công chúng trong việc tiếp nhận thông tin.

Mặt khác, nhiều bài báo có nội dung hời hợt, ngôn ngữ sử dụng chƣa phù hợp với nội dung thông tin.

Một phần của tài liệu Vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (Trang 91)