7. Kết cấu luận văn
1.1.4. Thực trạng của công tác giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, chính quyền các cấp các địa phƣơng; công tác GDHN dần đƣợc xem trọng. Mặt khác, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và bùng nổ của công nghệ thông tin giúp cho ngƣời học có nhận thức rõ ràng hơn về các ngành nghề. Ngƣời học ngày càng chủ động hơn trong việc tìm kiếm và lựa chọn ngành nghề. Bên cạnh đó đội ngũ ngƣời quản lý, tƣ vấn viên hƣớng nghiệp ngày càng đông đảo, có trình độ, đƣợc tham gia các lớp tập huấn về hƣớng nghiệp, quản lý và chỉ đạo hƣớng nghiệp. GDHN là một nhu cầu không thể thiếu của HSPT, tuy nhiên đến nay công tác này vẫn chƣa đƣợc xã hội, nhà trƣờng và gia đình quan tâm đúng mức. Thực trạng này dẫn đến việc rất nhiều HS lúng túng trong việc chọn trƣờng, chọn ngành học để đăng ký dự thi vào ĐH - CĐ
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT năm 2010, cả nƣớc có hơn 1 triệu thí sinh dự thi CĐ-ĐH, trong khi đó chỉ có hơn 500 ngàn chỉ tiêu tuyển sinh vào các trƣờng CĐ-ĐH hệ chính quy. Điều đáng nói là nhiều thí sinh thi rớt CĐ-ĐH lại không muốn theo học các trƣờng trung cấp mà đi thẳng ra thị trƣờng lao động không qua đào tạo. Mặt khác theo nhận định của nhiều nhà tuyển dụng hiện nay số lƣợng SV ra trƣờng đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu công việc của doanh nghiệp chỉ khoảng 20%, số khác hoặc thiếu các kỹ năng làm việc hoặc chuyên môn thấp. Hậu quả của vấn đề trên là SV vào CĐ-ĐH mà chƣa định hình đƣợc nghề nghiệp cụ thể, sau 3-4 năm học “lay lất” ở giảng đƣờng, ra trƣờng phải đi làm trái nghề. Trong khi đó, trên thực tế theo thống kê, hiện cả nƣớc có 102 trƣờng CĐ nghề và có khoảng 29.500 sinh viên CĐ nghề đầu tiên tốt nghiệp. Trong số gần 30.000 sinh viên tốt nghiệp đó, có khoảng 70% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, 40% trong số đó đã có việc làm ngay khi còn học năm thứ 2. Đây là một trong những tín hiệu đáng mừng của vấn đề đào tạo nghề hiện nay nhƣng thực trạng trên cũng đặt ra bất cập trong
Tại Ngày hội Việc làm - Hƣớng nghiệp năm 2010 do Báo Giáo Dục TP.HCM tổ chức đã thực hiện cuộc khảo sát về nhu cầu hƣớng nghiệp của 250 HS THPT và kết quả cho thấy, có đến 80% HS cho biết rất thiếu thông tin trƣớc khi vào kỳ tuyển sinh CĐ-ĐH. Các em HS cần đƣợc tƣ vấn hƣớng nghiệp, cung cấp những thông tin cần thiết để có cơ sở đƣa ra các quyết định cho bản thân trong lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp phổ thông, đặc biệt là các HS lớp 12 số này lên đến 98%.
Thực tế hiện nay ở nhiều trƣờng THPT, CĐ, ĐH đã có chƣơng trình tƣ vấn, GDHN, tuy nhiên vẫn còn mang nặng tính hình thức, chƣa chuyên nghiệp. Đội ngũ làm công tác định hƣớng nghề nghiệp cho HS thƣờng là các giáo viên bộ môn kỹ thuật, vốn còn thiếu về số lƣợng và chƣa bảo đảm về chất lƣợng. Trong khi chƣa có sự giúp đỡ một cách tích cực từ nhà trƣờng, trách nhiệm lại đƣợc đặt lên vai phụ huynh và HS. Chính vì vậy, nhiều HS gặp khó khăn trong việc ra quyết định cho nghề nghiệp tƣơng lai.
Hiện nay, việc hƣớng nghiệp đã có nhiều tổ chức xã hội quan tâm, thực tế là có nhiều chƣơng trình hƣớng nghiệp đƣợc tổ chức nhƣ: ngày hội hƣớng nghiệp, báo cáo chuyên đề, tham quan trƣờng CĐ - ĐH của các tổ chức xã hội, các trƣờng, cơ quan truyền thông… Tuy nhiên, những chƣơng trình nhƣ vậy vẫn mang nặng tính hình thức. Các trƣờng CĐ-ĐH phần lớn làm tƣ vấn hƣớng nghiệp chỉ đơn giản là xuống các trƣờng phổ thông quảng cáo về đơn vị mình mà chƣa có những bài trắc nghiệm về sở trƣờng, sở đoản, năng lực, tố chất… của từng HS.
Hiện tƣợng HS “khát” thông tin xảy ra, đặc biệt là các HS ở ngoại thành, vùng sâu, vùng xa. Trong nhà trƣờng mỗi tháng chỉ có 1-2 tiết dạy hƣớng nghiệp; sách về hƣớng nghiệp không nhiều, nội dung sơ sài chƣa thật sự đáp ứng đƣợc nhu cầu cần thiết của HS. Mặt khác công tác truyền thông về GDHN thực hiện chƣa bài bản đồng bộ, do đó chƣa mang lại hiệu quả.