Thông tin phản ánh thực trạng chung của vấn đề GDHN

Một phần của tài liệu Vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (Trang 49)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2. Thông tin phản ánh thực trạng chung của vấn đề GDHN

Mặc dù trong thời gian 1 năm, theo thống kê chỉ có 19 bài báo đăng tải trên cả hai tờ báo là TP và TN đề cập đến các vấn đề chung của GDHN, tuy nhiên, các nội dung của GDHN nhƣ công tác phân luồng học sinh phổ thông, công tác tƣ vấn chọn nghề, tƣ vấn khởi nghiệp cho HSSV, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn đều đƣợc phản ánh khá đầy đủ và đánh giá sâu sắc. Qua loạt bài, bạn đọc có thể hình dung thực trạng của công tác hƣớng nghiệp ở Việt Nam hiện nay, những vấn đề đặt ra và kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của các biện pháp hƣớng nghiệp nêu trên.

- Bàn về công tác phân luồng cho học sinh phổ thông, báo Tiền Phong số ra ngày 19/4/2013 có bài "Thất bại phân luồng" của tác giả Quý Hiên. Bài báo chỉ rõ thực trạng công tác phân luồng học sinh: " Mục tiêu đến năm 2020 có 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào trung cấp chuyên nghiệp và học nghề khó thực hiện, khi mà hiện tại phân luồng đã thất bại so với mục đích đặt ra cách đây hơn chục năm." Bàn về nguyên nhân xảy ra "bƣớc thụt lùi" này tác giả phân tích: "Theo Bộ GD&ĐT, giai đoạn 1993 - 2001, hệ thống các cơ sở đào tạo trung học nghề phát triển mạnh, thực hiện tốt công tác phân luồng sau THCS. Tuy nhiên, luật GD năm 1998 đã khiến hệ thống trung học nghề không còn tồn tại, việc phân luồng vào giáo dục nghề nghiệp bị thay thế bởi

ra: "Phân luồng thất bại không chỉ ở góc độ xu hướng lựa chọn của người học mà còn do quan điểm phát triển quy mô dạy nghề phổ thông của nhiều chính quyền địa phương...". Bên cạnh việc phân tích nguyên nhân thất bại của công tác phân luồng, bài báo còn trích dẫn số liệu cụ thể minh chứng cho bạn đọc, qua đó bày tỏ lo lắng về hạn chế đã tồn tại rất lâu mà chƣa có biện pháp thích hợp: "Việc để những học sinh bước chân từ trường THCS ra thẳng thị trường lao động mà không qua đào tạo nghề nghiệp thì đó là điều đáng lo ngại cho chất lượng lao động của xã hội."

Cùng bàn về công tác phân luồng học sinh phổ thông, báo Thanh niên số ra ngày 31/10/2012 và 1/11/2012 đăng liên tiếp 2 bài của tác giả Bích Thanh - Tuệ Nguyễn: "Phải phân luồng học sinh phổ thông" và "Phải phân luồng học sinh phổ thông: Tìm cách làm phù hợp". Bài báo tập hợp ý kiến của các chuyên gia giáo dục xung quanh vấn đề phân luồng qua đó khẳng định

"Các chuyên gia đều thừa nhận phân luồng là một chính sách ưu việt loại bỏ tình trạng trong xã hội ai cũng muốn học đại học dẫn đến nhiều thầy, ít thợ. Thế nhưng việc giúp học sinh tìm hướng đi đúng với năng lực và điều kiện không dễ chút nào." Hai bài báo cũng tập hợp nhiều ý kiến chuyên gia bàn về giải pháp cho công tác phân luồng. Trong đó hầu hết các ý kiến đều cho rằng, muốn phân luồng tốt cần phải có chiến lƣợc phát triển nhân lực của cả nƣớc cũng nhƣ của từng vùng, từng địa phƣơng, phù hợp với nhu cầu nhân lực và cơ cấu ngành nghề và trình độ trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc. Bên cạnh đó cần tính đến việc tái cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, hình thành trở lại các trƣờng trung học nghề, trung học kỹ thuật ở các địa phƣơng.

- Tƣ vấn chọn nghề là một nội dung đặc biệt quan trọng của GDHN, là hoạt động thông tin nhằm giúp học sinh nâng cao nhận thức, hiểu biết về nghề nghiệp và hoạt động nghề, lĩnh vực nghề riêng biệt. Kết quả cuối cùng của quá trình tƣ vấn là sự chuyển biến về nhận thức hoặc là sự thay đổi những quyết định lớn của cuộc đời. Tuy vậy, nếu công tác tƣ vấn đƣợc thực hiện chƣa tốt, thiếu thông tin toàn diện, thông tin chƣa đạt đến mức thấu tình đạt lý

thì quá trình chọn nghề không những không mang lại kết quả nhƣ ý mà còn trở nên vô bổ thậm chí diễn ra theo chiều hƣớng lệch lạc.

Phản ánh về công tác tƣ vấn nghề nghiệp, 2 tờ báo có nhiều bài viết khác nhau nhƣ: "Chọn tương lai cho con" (TN, 12/6/2012); "Thiếu dự báo, học sinh chọn ngành chưa đúng" (21/11/2012); "Tư vấn hướng nghiệp học sinh THCS" (TP 13/11/2012), "Đào tạo đại học cần tham vấn ý kiến doanh nghiệp, (TP 14/12/ 2012)... Nội dung chung mà các bài báo đề cập đến là tình trạng các trƣờng ĐH,CĐ,TCCN chủ yếu đào tạo căn cứ trên chỉ tiêu bộ GD&ĐT cấp chứ không dựa vào nhu cầu nhân lực xã hội. Công tác dự báo nguồn nhân lực ở nƣớc ta còn thực hiện phiến diện không phản ánh chính xác tổng thể thị trƣờng lao động hiện tại cũng nhƣ định hƣớng tƣơng lai dẫn đến thực trạng sinh viên ra trƣờng thất nghiệp hàng loạt. Mặt khác hoạt động tƣ vấn chỉ thực hiện phần ngọn (đối với học sinh trƣớc khi bƣớc vào kỳ thi ĐH,CĐ) mà không đƣợc làm sớm ở tất cả các cấp học, hơn nữa thông tin tƣ vấn thiếu thốn, nghèo nàn do đó dẫn đến tình trạng học sinh thiếu chuẩn bị, chƣa hiểu gì về nghề nghiệp dẫn đến tâm lý phổ biến là chọn ngành theo đám đông, theo trào lƣu.

- Với chủ trƣơng đẩy mạnh hơn nữa công tác hƣớng nghiệp, Bộ GD&ĐT phối hợp với bộ LĐ -TBXH đã xây dựng đề án "Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015" nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên và toàn xã hội về học nghề, lập nghiệp; tạo bƣớc đột phá về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng dạy nghề, tạo việc làm cho thanh niên. Báo chí thực hiện vai trò tiên phong trong hoạt động truyền thông dạy nghề. Báo TN và TP cũng mở chuyên mục, diễn đàn đề cập đến nội dung dạy nghề, hƣớng nghề cho thanh niên.

Có một thực trạng xảy ra đối với GDHN là tâm lý "thích làm thầy hơn làm thợ" của giới trẻ. Do đó, hầu hết học sinh tốt nghiệp PTTH đều muốn tiếp tục học lên ở các bậc cao hơn, số ít còn lại không còn con đƣờng nào khác mới chọn giải pháp tìm đến trƣờng nghề. Phản ánh về vấn đề này, báo Thanh

Mỹ Quyên đã chỉ rõ: "Phần lớn học sinh cho rằng cùng đường mới phải học nghề. Mấy ai biết rằng không ít học viên tốt nghiệp các trường nghề có thu nhập rất cao và thành công trong cuộc sống." Bài báo nêu lên tình trạng chung của học sinh trƣờng nghề: "Học sinh trường nghề thường có tâm lý chán nản, không chịu học, không có động lực phấn đấu, vì thế tình trạng bỏ học, rơi rụng từ đầu năm học cho tới lúc ra trường nhiều đến mức ngạc nhiên." Qua phân tích một số trƣờng hợp điển hình, lựa chọn học nghề và có cuộc sống ổn định, bài báo cũng khẳng định "thợ giỏi không sợ thất nghiệp".

Đồng thời, báo cũng trích dẫn ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý cho biết: "Dù thời điểm này nhiều doanh nghiệp đang hoạt động khó khăn, nhưng lao động tốt nghiệp TC - CĐ ở các ngành nghề như hàn, điện - điện tử, cơ khí, dệt may, chế biến thủy hải sản vẫn luôn luôn cần." nhằm tạo động lực cho học sinh nhận thức đúng về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp.

Cùng nằm trong nội dung đào tạo nghề cho thanh niên, báo Thanh niên ngày 26/11/2012 có bài "Học nghề cho... vui" của tác giả Bích Thanh bàn về chủ đề dạy nghề cho học sinh PTTH. Bài báo nêu rõ thực tế: "Giáo dục dạy nghề thực hiện trong trường phổ thông đã trên 20 năm và dù là môn học bắt buộc nhưng lại không hiệu quả" "Đa số kiến thức về nghề của học sinh gần như là số 0. Việc học nghề chỉ là cho có và để cộng điểm thi Tốt nghiệp." "Chính vì học chỉ để lấy điểm cộng nên các em chọn học những môn dễ có điểm chứ không phải môn yêu thích hay có sở trường". Bài báo bàn luận về chất lƣợng thực sự của môn học nghề nghiệp trong nhà trƣờng, đồng thời cũng đặt ra câu hỏi cho cơ quan quản lý giáo dục về biện pháp hƣớng nghiệp không mang lại hiệu quả, mong muốn tìm kiếm các giải pháp thiết thực nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản, kỹ năng thực hành trong cuộc sống.

Ngoài các nội dung đƣợc phân tích ở trên, 2 tờ báo cũng phản ánh nhiều vấn đề khác nhau của GDHN nhƣ: Vấn đề hướng nghiệp cho vận động viên, vai trò của doanh nghiệp đối với GDHN cho học sinh sinh viên, dạy nghề cho lao động nông thôn... Hầu hết các vấn đề đều đƣợc phân tích, bình luận sâu sắc, số liệu thực tế, cập nhật. Thông tin báo chí ngoài việc cung cấp cho bạn đọc

những thông tin hữu ích, nhằm giúp định hƣớng nghề nghiệp cho bản thân và cũng là công cụ, cứ liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý giáo dục trong việc xây dựng những chính sách giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế.

Một phần của tài liệu Vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (Trang 49)