Chuyên trang, chuyên mục

Một phần của tài liệu Vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (Trang 70)

7. Kết cấu luận văn

2.3.1. Chuyên trang, chuyên mục

Mỗi tờ báo thƣờng tạo nên phong cách riêng biệt, tạo thu hút hấp dẫn độc giả, một phần quyết định quan trọng do yếu tố thiết kế chuyên trang, chuyên mục. Việc xây dựng các chuyên trang, chuyên mục của mỗi tờ báo cũng là thang đánh giá tính chuyên nghiệp của tòa soạn báo đó.

* Thông tin GDHN trên báo Thanh Niên chủ yếu đƣợc đăng tải ở 2 trang cố định: "Thanh niên và giáo dục" (trang 8), "Thanh niên và cuộc sống" (trang 9), số ít khác xuất hiện ở trang tin Kinh tế - xã hội nhƣng không có dung lƣợng lớn, thƣờng chỉ là dạng tin ngắn hoặc tin trong chùm tin vắn.

Trên cơ sở 2 trang chính, báo Thanh Niên đã tổ chức đƣợc nhiều chuyên mục nhằm liên kết các nội dung hƣớng nghiệp theo chủ đề, chủ điểm cho độc giả giúp tiện theo dõi và phân tích.

Các chuyên mục: "Tư vấn mùa thi", "Hộp thư tư vấn tuyển sinh", "Chân dung thủ khoa", "Sáng tạo vì khát vọng Việt"... thƣờng có nhiều bài viết sâu sắc, nhiều thông tin phản ánh và chỉ dẫn về hƣớng nghiệp. Thông tin đăng trên các chuyên mục này tập trung đi sâu vào việc chọn nghề, hƣớng nghề, tƣ vấn việc làm, chọn trƣờng cho học sinh phổ thông. Nội dung thông tin đa chiều, hình thức thể hiện phong phú, phƣơng thức hiện đại nên thu hút đƣợc đông đảo công chúng đặc biệt là giới trẻ.

Chuyên mục "Tƣ vấn mùa thi" phản ánh lại toàn bộ diễn biến chƣơng trình tƣ vấn mùa thi diễn ra trực tuyến do báo TN phối hợp với các đơn vị tài trợ khác thực hiện từ tháng 2/1013. Báo ghi nhận lại các buổi tƣ vấn trực tiếp của chuyên gia tại các trƣờng học ở khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc. Đây là chuyên mục đƣợc bạn đọc quan tâm đến vấn đề hƣớng nghiệp theo dõi nhiều nhất vì nó giải đáp thấu đáo những băn khoăn lo lắng của cả phụ huynh lẫn học sinh trong việc chọn trƣờng chọn nghề.

Nhìn chung, các thông tin trong chuyên mục TVMT của báo Thanh Niên đƣợc nhiều phụ huynh và học sinh mong đợi vì nó giải đáp thấu đáo nhiều băn khoăn về xu hƣớng nghề nghiệp, nhu cầu nhân lực của các ngành nghề, điều kiện cơ sở vật chất, giảng viên của các trƣờng ĐH, CĐ... Các thông tin này, thầy cô giáo trong trƣờng cũng nhƣ sách vở về hƣớng nghiệp chƣa thể cập nhật đầy đủ. Nhờ có những thông tin tƣ vấn trên, học sinh sẽ đƣợc củng cố thêm niềm tin vào sự lựa chọn của mình, hoặc thay đổi lựa chọn cho chính xác hơn.

Chuyên mục "Chân dung thủ khoa" cũng là một chuyên mục đƣợc độc giả theo dõi thƣờng xuyên. Báo đã giới thiệu đƣợc nhiều chân dung các tân thủ khoa đại học của các năm. Họ có những điều kiện học tập khác nhau song với mục đích và chí hƣớng của tuổi trẻ, các bạn đã tự mình vƣợt lên khó khăn của cuộc sống để đạt thành tích cao trong học tập. Mục tiêu của chuyên mục không chỉ là nêu gƣơng sáng, mà qua đó, giúp định hƣớng ý thức xã hội cho bạn đọc trẻ.

Bên cạnh các chuyên mục, báo Thanh Niên còn tổ chức các diễn đàn với các chủ đề đang thu hút sự chú ý của dƣ luận nói chung và thanh niên nói riêng. Diễn đàn Tự tạo việc làm - tại sao không? đăng trên báo TN tháng 11/2012 thu hút đƣợc rất nhiều ý kiến phản hồi. Mục tiêu của diễn đàn là nhằm mở ra hƣớng giúp thanh niên khởi nghiệp trong bối cảnh sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn diễn ra gay gắt. Chính vì thế, việc hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp, khuyến khích thanh niên chủ động tự tạo việc làm, tự giúp nhau khởi nghiệp hiện nay là rất cần thiết. Diễn đàn đã nhận đƣợc nhiều bài viết hay, nêu gƣơng đƣợc nhiều điển hình, tham khảo đƣợc nhiều ý kiến của chuyên gia, qua đó giúp ngƣời đọc đánh giá, nhìn nhận và nhận thức lại thế giới quan trong việc chọn nghề, lập nghiệp của mình.

Câu chuyện:"Tốt nghiệp đại học về quê… nuôi lợn" đăng trên báo TN. 16/11/2012 là một ví dụ. Giới thiệu về thành công của nhân vật đặc biệt này, bài viết nêu: "Với thu nhập bình quân trên 200 triệu đồng/năm, Nguyễn Văn Lợi khiến nhiều người trong xã Phú Dương (H.Phú Vang, Thừa Thiên-Huế)

nể trọng vì còn trẻ mà dám nghĩ dám làm. Cái tên trang trại Mỹ An giờ đây đã quen thuộc với bà con chăn nuôi và các lò mổ thịt lợn ở phía nam tỉnh Thừa Thiên-Huế…”

Các diễn đàn về hƣớng nghiệp mang tính chất phản ánh thực trạng trên báo TN thực sự hấp dẫn đƣợc bạn đọc, trở thành động lực để từ đó thế hệ trẻ có thể kiểm nghiệm, suy ngẫm và rút ra con đƣờng đi đúng đắn cho mình.

*Báo Tiền Phong: Các vấn đề về GDHN trên báo in Tiền Phong thƣờng đƣợc đăng tải ở trang Giáo dục (trang 5) và Thế giới trẻ (trang 6). Tuy vậy, báo TP chỉ có rất ít các chuyên mục dành riêng cho hƣớng nghiệp, hầu hết các thông tin tập trung vào mảng tuyển sinh với một chủ đề chung nhƣ: "Tuyển sinh ĐH -CĐ 2013". Các bài viết về thông tin hƣớng nghiệp khác thƣờng đƣợc đăng tải không theo chuyên mục cụ thể nào.

Các bài viết "có vấn đề" đƣợc thực hiện liên tiếp theo các kỳ và đăng chung trên trang Giáo dục.

VD: Với tiêu điểm "Học nghề - đường vào đời cho những thí sinh trượt ĐH" báo TP đăng liên tiếp 2 kỳ: "Bài 1: Trường dạy nghề luôn rộng cửa" và "bài 2: Học nghề đâu phải ngõ cụt". Ở kỳ đầu tiên, báo tập trung giới thiệu về hệ đào tạo nghề cùng với những lợi thế của nó nhất là đối với các em học sinh thi trƣợt ĐH,CĐ. Kỳ thứ 2, để cung cấp và củng cố thêm niềm tin cho các em trong việc lựa chọn nghề nghiệp, báo phản ánh về gƣơng điển hình thành công nhờ học nghề.Với cách xây dựng chủ đề nhƣ trên, các vấn đề về hƣớng nghiệp trên báo TP đƣợc khai thác khá khúc chiết, mạch lạc. Các bài viết do tập trung vào mục đích cụ thể nên thông tin thƣờng sâu sắc và phong phú về mặt tƣ liệu.

Ngoài thông tin chung về những điểm mới của kỳ tuyển sinh hàng năm, báo Tiền Phong cũng có nhiều tin giới thiệu về cơ sở đào tạo, trƣờng ĐH, CĐ, chỉ tiêu tuyển sinh, ngành nghề... đăng dƣới dạng quảng cáo tại các trang phụ san.

Một phần của tài liệu Vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện nay (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)